Tải một số mẫu báo cáo trong hoạt động xây dựng được sử dụng nhiều nhất hiện nay? Quy định về việc lưu trữ hồ sơ công trình xây dựng?
Tải một số mẫu báo cáo trong hoạt động xây dựng được sử dụng nhiều nhất hiện nay?
Theo quy định tại khoản 21 Điều 3 Luật Xây dựng 2014 thì hoạt động xây dựng gồm lập quy hoạch xây dựng, lập dự án đầu tư xây dựng công trình, khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng, giám sát xây dựng, quản lý dự án, lựa chọn nhà thầu, nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng và hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình.
Dưới đây là một số mẫu báo cáo trong hoạt động xây dựng được sử dụng nhiều nhất hiện nay mà người đọc có thể tham khảo:
TẢI VỀ Mẫu Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án PPP (Mẫu số 01 Phụ lục III kèm theo Nghị định 35/2021NĐ-CP)
TẢI VỀ Mẫu Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án PPP (Mẫu số 01 Phụ lục II kèm theo Nghị định 35/2021NĐ-CP)
TẢI VỀ Mẫu báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án nhóm A trong đầu tư công (Mẫu số 03 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 40/2020/NĐ-CP)
TẢI VỀ Mẫu Báo cáo hoàn thành thi công xây dựng hạng mục công trình, công trình xây dựng (Phụ lục VIa ban hành kèm theo Nghị định 06/2021/NĐ-CP)
TẢI VỀ Mẫu báo cáo định kỳ về công tác giám sát thi công xây dựng (Mẫu quy định tại Phụ lục IVA Nghị định 06/2021/NĐ-CP)
TẢI VỀ Mẫu báo cáo hoàn thành công tác giám sát thi công xây dựng gói thầu/giai đoạn/hạng mục công trình/công trình xây dựng (Mẫu quy định tại Phụ lục IVB Nghị định 06/2021/NĐ-CP)
TẢI VỀ Mẫu báo cáo kết quả khảo sát xây dựng công trình (Biểu mẫu chỉ mang tính chất tham khảo)
TẢI VỀ Mẫu báo cáo khởi công xây dựng công trình (Biểu mẫu chỉ mang tính chất tham khảo)
TẢI VỀ Mẫu báo cáo sự cố công trình xây dựng (Biểu mẫu chỉ mang tính chất tham khảo)
TẢI VỀ Mẫu báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng (Biểu mẫu chỉ mang tính chất tham khảo)
Tải một số mẫu báo cáo trong hoạt động xây dựng được sử dụng nhiều nhất hiện nay? Quy định về việc lưu trữ hồ sơ công trình xây dựng? (Hình từ Internet)
14 hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động xây dựng gồm những hành vi nào?
14 hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động xây dựng được quy định tại Điều 12 Luật Xây dựng 2014 (được sửa đổi bởi điểm c khoản 64 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020), bao gồm những hành vi sau đây:
(1) Quyết định đầu tư xây dựng không đúng với quy định của Luật Xây dựng 2014.
(2) Khởi công xây dựng công trình khi chưa đủ điều kiện khởi công theo quy định của Luật Xây dựng 2014.
(3) Xây dựng công trình trong khu vực cấm xây dựng; xây dựng công trình lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, khu di tích lịch sử - văn hóa và khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật; xây dựng công trình ở khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống, trừ công trình xây dựng để khắc phục những hiện tượng này.
(4) Xây dựng công trình không đúng quy hoạch xây dựng, trừ trường hợp có giấy phép xây dựng có thời hạn; vi phạm chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng; xây dựng công trình không đúng với giấy phép xây dựng được cấp.
(5) Lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán của công trình xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công trái với quy định của Luật Xây dựng 2014.
(6) Nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng khi không đủ điều kiện năng lực để thực hiện hoạt động xây dựng.
(7) Chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu không đủ điều kiện năng lực để thực hiện hoạt động xây dựng.
(8) Xây dựng công trình không tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được lựa chọn áp dụng cho công trình.
(9) Sản xuất, sử dụng vật liệu xây dựng gây nguy hại cho sức khỏe cộng đồng, môi trường.
(10) Vi phạm quy định về an toàn lao động, tài sản, phòng, chống cháy, nổ, an ninh, trật tự và bảo vệ môi trường trong xây dựng.
(11) Sử dụng công trình không đúng với mục đích, công năng sử dụng; xây dựng cơi nới, lấn chiếm diện tích, lấn chiếm không gian đang được quản lý, sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác và của khu vực công cộng, khu vực sử dụng chung.
(12) Đưa, nhận hối lộ trong hoạt động đầu tư xây dựng; lợi dụng pháp nhân khác để tham gia hoạt động xây dựng; dàn xếp, thông đồng làm sai lệch kết quả lập dự án, khảo sát, thiết kế, giám sát thi công xây dựng công trình.
(13) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm pháp luật về xây dựng; bao che, chậm xử lý hành vi vi phạm pháp luật về xây dựng.
(14) Cản trở hoạt động đầu tư xây dựng đúng pháp luật.
Việc lưu trữ hồ sơ công trình xây dựng được quy định ra sao?
Việc lưu trữ hồ sơ công trình xây dựng được quy định tại Điều 88 Luật Xây dựng 2014, cụ thể như sau:
(1) Chủ đầu tư có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình xây dựng. Nhà thầu tham gia hoạt động xây dựng có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ công việc do mình thực hiện.
(2) Hồ sơ phục vụ quản lý, sử dụng công trình xây dựng do người quản lý, sử dụng công trình lưu trữ trong thời gian tối thiểu bằng thời hạn sử dụng công trình theo quy định của pháp luật.
(3) Việc lập, lưu trữ hồ sơ công trình xây dựng được thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
(4) Chính phủ quy định chi tiết về lưu trữ hồ sơ công trình xây dựng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở nào phải đánh giá an toàn, hiệu quả của thuốc? Mẫu báo cáo đánh giá an toàn, hiệu quả của thuốc?
- Xe máy gắn 1 gương chiếu hậu bị phạt đến 10 triệu đồng có đúng không? Mức xử phạt về gương chiếu hậu theo Nghị định 168/2024?
- Nghị định 168/2024 ban hành theo đề nghị của ai? Nghị định 168/2024 do ai ban hành? Nghị định 168/2024 có hiệu lực khi nào?
- Tải một số mẫu báo cáo trong hoạt động xây dựng được sử dụng nhiều nhất hiện nay? Quy định về việc lưu trữ hồ sơ công trình xây dựng?
- Lỗi không tuân thủ biển báo 2025? Không tuân thủ biển báo bị phạt bao nhiêu theo Nghị định 168?