Quy định về thỏa thuận trọng tài trong hợp đồng thương mại được pháp luật quy định ra sao? Hình thức thoả thuận trọng tài như thế nào?
Hình thức giải quyết tranh chấp quy định ra sao?
Căn cứ Điều 317 Luật Thương mại 2005 quy định về hình thức giải quyết tranh chấp như sau:
- Thương lượng giữa các bên.
- Hoà giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hoà giải.
- Giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án.
- Thủ tục giải quyết tranh chấp trong thương mại tại Trọng tài, Toà án được tiến hành theo các thủ tục tố tụng của Trọng tài, Toà án do pháp luật quy định.
Trọng tài thương mại
Quy định về thời hạn khiếu nại như thế nào?
Căn cứ Điều 318 Luật Thương mại 2005 quy định về thời hạn khiếu nại như sau:
Trừ trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 237 của Luật này, thời hạn khiếu nại do các bên thỏa thuận, nếu các bên không có thoả thuận thì thời hạn khiếu nại được quy định như sau:
- Ba tháng, kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về số lượng hàng hoá;
- Sáu tháng, kể từ ngày giao hàng đối với khiếu nại về chất lượng hàng hoá; trong trường hợp hàng hoá có bảo hành thì thời hạn khiếu nại là ba tháng, kể từ ngày hết thời hạn bảo hành;
- Chín tháng, kể từ ngày bên vi phạm phải hoàn thành nghĩa vụ theo hợp đồng hoặc trong trường hợp có bảo hành thì kể từ ngày hết thời hạn bảo hành đối với khiếu nại về các vi phạm khác.
Hình thức thoả thuận trọng tài theo quy định pháp luật
Căn cứ Điều 16 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về hình thức thoả thuận trọng tài như sau:
- Thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng.
- Thoả thuận trọng tài phải được xác lập dưới dạng văn bản. Các hình thức thỏa thuận sau đây cũng được coi là xác lập dưới dạng văn bản:
+ Thoả thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram, fax, telex, thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp luật;
+ Thỏa thuận được xác lập thông qua trao đổi thông tin bằng văn bản giữa các bên;
+ Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm quyền ghi chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên;
+ Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện thỏa thuận trọng tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những tài liệu tương tự khác;
+ Qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự tồn tại của thoả thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận.
Thoả thuận trọng tài vô hiệu được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 18 Luật Trọng tài thương mại 2010 (được hướng dẫn bởi Điều 3 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP) quy định về thoả thuận trọng tài vô hiệu như sau:
Thoả thuận trọng tài vô hiệu là thỏa thuận trọng tài thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 18 Luật TTTM. Khi xem xét thoả thuận trọng tài vô hiệu quy định tại Điều 18 Luật TTTM cần lưu ý một số trường hợp như sau:
- Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài” quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật TTTM là trường hợp thỏa thuận trọng tài được xác lập để giải quyết tranh chấp không thuộc lĩnh vực quy định tại Điều 2 Luật TTTM.
- Người xác lập thỏa thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật” quy định tại khoản 2 Điều 18 Luật TTTM là người xác lập thỏa thuận trọng tài khi không phải là người đại diện theo pháp luật hoặc không phải là người được ủy quyền hợp pháp hoặc là người được ủy quyền hợp pháp nhưng vượt quá phạm vi được ủy quyền.
Về nguyên tắc thỏa thuận trọng tài do người không có thẩm quyền xác lập thì thỏa thuận trọng tài đó vô hiệu. Trường hợp thỏa thuận trọng tài do người không có thẩm quyền xác lập nhưng trong quá trình xác lập, thực hiện thỏa thuận trọng tài hoặc trong tố tụng trọng tài mà người có thẩm quyền xác lập thỏa thuận trọng tài đã chấp nhận hoặc đã biết mà không phản đối thì thỏa thuận trọng tài không vô hiệu.
- Người xác lập thỏa thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự” quy định tại khoản 3 Điều 18 Luật TTTM là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự. Trong trường hợp này thì Tòa án cần thu thập chứng cứ để chứng minh người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự thì phải có giấy tờ tài liệu chứng minh ngày tháng năm sinh hoặc kết luận của cơ quan có thẩm quyền hoặc quyết định của Tòa án xác định, tuyên bố người đó mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
- Hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy định tại Điều 16 Luật TTTM” quy định tại khoản 4 Điều 18 Luật TTTM là trường hợp thỏa thuận trọng tài không được xác lập bằng một trong các hình thức quy định tại Điều 16 Luật TTTM và hướng dẫn tại Điều 7 Nghị quyết này.
- Một trong các bên bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tài” quy định tại khoản 5 Điều 18 Luật TTTM là trường hợp một trong các bên bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép theo quy định tại Điều 4, Điều 132 của Bộ luật dân sự.
- Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật” quy định tại khoản 6 Điều 18 Luật TTTM là thỏa thuận thuộc trường hợp quy định tại Điều 128 của Bộ luật dân sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở có phải đăng ký biến động đất đai không? Có phải nộp tiền sử dụng đất?
- Bắt buộc doanh nghiệp phải ban hành nội quy lao động khi sử dụng bao nhiêu lao động? 09 nội dung chính trong nội quy lao động cần phải có?
- Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có được đại diện cho người tiêu dùng thực hiện khởi kiện vụ án dân sự?
- Sở giao dịch chứng khoán có được tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán cho chứng khoán của các doanh nghiệp chưa đủ điều kiện niêm yết không?
- Doanh nghiệp có được ưu đãi khi khai thác nước để cấp nước sinh hoạt cho bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số không?