Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, khi hợp đồng chính đã bị vô hiệu thì thỏa thuận trọng tài còn hiệu lực không?
Thỏa thuận trọng tài là gì?
Thỏa thuận trọng tài là việc các bên tham gia giải quyết tranh chấp thỏa thuận lựa chọn trọng tài để tham gia vào vụ tranh chấp của mình. Muốn thỏa thuận trọng tài có hiệu lực thì sự nhất trí giữa các bên khi chọn trọng tài thương mại làm cơ quan giải quyết tranh chấp phải được thể hiện rõ trong hợp đồng hoặc thể hiện bằng một văn bản riêng biệt.
Theo Điều 7 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP hướng dẫn về thỏa thuận trọng tài như sau:
(1) Trường hợp có nhiều thỏa thuận trọng tài được xác lập đối với cùng một nội dung tranh chấp thì thỏa thuận trọng tài được xác lập hợp pháp sau cùng theo thời gian có giá trị áp dụng.
(2) Trường hợp thỏa thuận trọng tài có nội dung không rõ ràng, có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau thì áp dụng quy định của Bộ luật dân sự để giải thích.
(3) Khi có sự chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch, hợp đồng mà trong giao dịch, hợp đồng đó các bên có xác lập thỏa thuận trọng tài hợp pháp thì thỏa thuận trọng tài trong giao dịch, hợp đồng vẫn có hiệu lực đối với bên được chuyển giao và bên nhận chuyển giao, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
(4) Việc gộp nhiều quan hệ pháp luật tranh chấp để giải quyết trong cùng một vụ kiện được thực hiện khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Các bên thỏa thuận đồng ý gộp nhiều quan hệ pháp luật tranh chấp vào giải quyết trong cùng một vụ kiện;
- Quy tắc tố tụng trọng tài cho phép gộp nhiều quan hệ pháp luật tranh chấp vào giải quyết trong cùng một vụ kiện.
Khi hợp đồng chính đã bị vô hiệu thì thỏa thuận trọng tài còn hiệu lực không?
Khi hợp đồng chính đã bị vô hiệu thì thỏa thuận trọng tài còn hiệu lực không?
Căn cứ theo Điều 19 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về tính độc lập của thỏa thuận trọng tài là:
Điều 19. Tính độc lập của thoả thuận trọng tài
Thoả thuận trọng tài hoàn toàn độc lập với hợp đồng. Việc thay đổi, gia hạn, hủy bỏ hợp đồng, hợp đồng vô hiệu hoặc không thể thực hiện được không làm mất hiệu lực của thoả thuận trọng tài.
Như vậy, khi hợp đồng bị vô hiệu hóa thì thỏa thuận trọng tài vẫn còn hiệu lực.
Xem xét hiệu lực của thỏa thuận trọng tài như thế nào?
Điều 43 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về việc xem xét thỏa thuận trọng tài vô hiệu, thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được cụ thể như sau:
(1) Trước khi xem xét nội dung vụ tranh chấp, Hội đồng trọng tài phải xem xét hiệu lực của thỏa thuận trọng tài; thỏa thuận trọng tài có thể thực hiện được hay không và xem xét thẩm quyền của mình. Trong trường hợp vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình thì Hội đồng trọng tài tiến hành giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật này. Trường hợp không thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc xác định rõ thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được thì Hội đồng trọng tài quyết định đình chỉ việc giải quyết và thông báo ngay cho các bên biết.
(2) Trong quá trình giải quyết tranh chấp, nếu phát hiện Hội đồng trọng tài vượt quá thẩm quyền, các bên có thể khiếu nại với Hội đồng trọng tài. Hội đồng trọng tài có trách nhiệm xem xét, quyết định.
(3) Trường hợp các bên đã có thỏa thuận giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài cụ thể nhưng Trung tâm trọng tài này đã chấm dứt hoạt động mà không có tổ chức trọng tài kế thừa, thì các bên có thể thỏa thuận lựa chọn Trung tâm trọng tài khác; nếu không thỏa thuận được, thì có quyền khởi kiện ra Tòa án để giải quyết.
(4) Trường hợp các bên đã có thỏa thuận cụ thể về việc lựa chọn Trọng tài viên trọng tài vụ việc, nhưng tại thời điểm xảy ra tranh chấp, vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà Trọng tài viên không thể tham gia giải quyết tranh chấp, thì các bên có thể thỏa thuận lựa chọn Trọng tài viên khác để thay thế; nếu không thỏa thuận được, thì có quyền khởi kiện ra Tòa án để giải quyết.
(5) Trường hợp các bên đã có thỏa thuận trọng tài nhưng không chỉ rõ hình thức trọng tài hoặc không thể xác định được tổ chức trọng tài cụ thể, thì khi có tranh chấp, các bên phải thỏa thuận lại về hình thức trọng tài hoặc tổ chức trọng tài cụ thể để giải quyết tranh chấp. Nếu không thỏa thuận được thì việc lựa chọn hình thức, tổ chức trọng tài để giải quyết tranh chấp được thực hiện theo yêu cầu của nguyên đơn.
Dựa vào những quy định trên, đối với câu hỏi của bạn, chúng tôi có thể giải đáp thắc mắc của bạn rằng khi hợp đồng chính đã bị vô hiệu thì thỏa thuận trọng tài vẫn còn hiệu lực vì thỏa thuận trọng tài hoàn toàn độc lập với hợp đồng. Vậy nên khi hợp đồng bị vô hiệu cũng không làm mất đi hiệu lực của thỏa thuận trọng tài. Việc xem xét hiệu lực của thỏa thuận trọng tài sẽ được thực hiện bởi Hội đồng trọng tài. Nếu không đồng ý với việc xem xét của Hội đồng trọng tài, bạn có quyền gửi đến khiếu nại lên Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?
- Công dân được tham gia lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở khi từ đủ 18 tuổi đến đủ 70 tuổi đúng không?
- Phải nộp tờ khai hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu trước ngày hàng hóa đến cửa khẩu trong vòng bao nhiêu ngày?
- Chức năng của công tác xã hội là gì? Công tác xã hội có góp phần thúc đẩy công bằng xã hội hay không?
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?