Phòng Kiểm soát rủi ro hàng hóa xuất nhập khẩu Cục Quản lý rủi ro thuộc Tổng cục Hải quan thực hiện chức năng gì?
- Phòng Kiểm soát rủi ro hàng hóa xuất nhập khẩu Cục Quản lý rủi ro thuộc Tổng cục Hải quan thực hiện chức năng gì?
- Phòng Kiểm soát rủi ro hàng hóa xuất nhập khẩu Cục Quản lý rủi ro thuộc Tổng cục Hải quan có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Biên chế của Phòng Kiểm soát rủi ro hàng hóa xuất nhập khẩu Cục Quản lý rủi ro thuộc Tổng cục Hải quan do ai quyết định?
Phòng Kiểm soát rủi ro hàng hóa xuất nhập khẩu Cục Quản lý rủi ro thuộc Tổng cục Hải quan thực hiện chức năng gì?
Theo tiểu mục V Mục A Quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các Phòng thuộc Cục Quản lý rủi ro do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 2426/QĐ-TCHQ năm 2016 như sau:
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN
...
V. Phòng Kiểm soát rủi ro hàng hóa xuất nhập khẩu (Phòng 5)
Phòng Kiểm soát rủi ro có chức năng tham mưu, giúp Cục trưởng Cục Quản lý rủi ro xây dựng, triển khai, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các chương trình, kế hoạch về kiểm soát rủi ro đối với hàng hóa xuất nhập khẩu; thực hiện phân tích, đánh giá rủi ro; quản lý, điều phối các chuyên đề kiểm soát rủi ro; xây dựng, quản lý hồ sơ rủi ro; xác định trọng điểm kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu.
...
Theo đó, Phòng Kiểm soát rủi ro hàng hóa xuất nhập khẩu Cục Quản lý rủi ro thuộc Tổng cục Hải quan có chức năng tham mưu, giúp Cục trưởng Cục Quản lý rủi ro các công tác sau:
- Xây dựng, triển khai, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các chương trình, kế hoạch về kiểm soát rủi ro đối với hàng hóa xuất nhập khẩu;
- Thực hiện phân tích, đánh giá rủi ro;
- Quản lý, điều phối các chuyên đề kiểm soát rủi ro;
- Xây dựng, quản lý hồ sơ rủi ro; xác định trọng điểm kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu.
Phòng Kiểm soát rủi ro hàng hóa xuất nhập khẩu Cục Quản lý rủi ro thuộc Tổng cục Hải quan có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Theo tiểu mục V Mục A Quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các Phòng thuộc Cục Quản lý rủi ro do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 2426/QĐ-TCHQ, Phòng Kiểm soát rủi ro thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:
- Tổng hợp, phân tích, kiến nghị xử lý các rủi ro liên quan đến chế độ, chính sách, quy trình thủ tục và việc tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý hải quan, quản lý thuế đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.
- Xây dựng, triển khai, quản lý, điều phối các chuyên đề kiểm soát rủi ro trong quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.
- Xây dựng, quản lý hồ sơ và áp dụng các biện pháp kiểm soát rủi ro đối với doanh nghiệp trọng điểm trong quản lý hoạt động xuất nhập khẩu.
- Thực hiện các biện pháp, kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro để phát hiện, đề xuất áp dụng các biện pháp kiểm soát rủi ro trong quản lý hoạt động xuất nhập khẩu; hỗ trợ hoạt động phòng, chống buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
- Thực hiện thu thập thông tin, phân tích xu hướng đối với các vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, trốn thuế, gian lận thương mại sau khi phát hiện, xử lý (PSA) trong hoạt động xuất nhập khẩu.
- Xây dựng, cập nhật, quản lý, áp dụng hồ sơ rủi ro trong quản lý hoạt động xuất nhập khẩu; theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc xây dựng, cập nhật quản lý, áp dụng hồ sơ rủi ro theo quy định Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan.
- Theo dõi, phân tích, phát hiện, lựa chọn quyết định kiểm tra các lô hàng trọng điểm (rủi ro cao) trước khi đến hoặc rời cửa khẩu.
- Theo dõi, phân tích rủi ro, đề xuất áp dụng các biện pháp kiểm soát rủi ro đối với hàng hóa trong quá trình lưu giữ, gia công sản xuất, vận chuyển đang chịu sự giám sát hải quan.
- Theo dõi, phân tích, phát hiện, đánh giá rủi ro quá trình thực hiện thủ tục hải quan, thông quan, kết quả kiểm tra sau thông quan, thanh tra, kiểm soát hải quan và kết quả thực hiện các biện pháp nghiệp vụ khác để phát hiện, cung cấp thông tin nghiệp vụ hải quan, kiến nghị áp dụng các biện pháp kiểm soát rủi ro trong quản lý hoạt động xuất nhập khẩu.
- Hướng dẫn, giám sát, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các chuyên đề kiểm soát rủi ro; việc tiếp nhận và xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan; các kiến nghị áp dụng các biện pháp kiểm soát rủi ro tại các Cục Hải quan tỉnh, thành phố và Chi cục Hải quan.
- Phối hợp xây dựng nội dung, chương trình và tham gia giảng dạy, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về kiểm soát rủi ro đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.
- Quản lý công chức, tài sản, tài liệu của Phòng theo quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng phân công.
Cục Quản lý rủi ro thuộc Tổng cục Hải quan (Hình từ Internet)
Biên chế của Phòng Kiểm soát rủi ro hàng hóa xuất nhập khẩu Cục Quản lý rủi ro thuộc Tổng cục Hải quan do ai quyết định?
Theo Mục B Quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các Phòng thuộc Cục Quản lý rủi ro do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành kèm theo Quyết định 2426/QĐ-TCHQ năm 2016 như sau:
CƠ CẤU TỔ CHỨC
1. Các Phòng thuộc Cục Quản lý rủi ro có Trưởng phòng và một số Phó Trưởng phòng.
Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Phòng.
Phó Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công phụ trách.
2. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng thuộc Cục Quản lý rủi ro thực hiện theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
3. Biên chế của các Phòng thuộc Cục Quản lý rủi ro do Cục trưởng Cục Quản lý rủi ro quyết định trong tổng số biên chế được giao.
Theo đó, biên chế của Phòng Kiểm soát rủi ro hàng hóa xuất nhập khẩu Cục Quản lý rủi ro thuộc Tổng cục Hải quan do Cục trưởng Cục Quản lý rủi ro quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản định giá tài sản góp vốn thành lập doanh nghiệp? Tải về file word mẫu biên bản định giá?
- Kinh phí cho hoạt động quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể lấy từ đâu?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn của giáo viên mần non cuối năm mới nhất?
- Xung đột pháp luật là gì? Nguyên tắc áp dụng pháp luật khi có xung đột pháp luật trong hoạt động hàng hải?
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?