BỘ
TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2426/QĐ-TCHQ
|
Hà
Nội, ngày 01 tháng 08 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÁC PHÒNG
THUỘC CỤC QUẢN LÝ RỦI RO
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN
Căn cứ Nghị định số 36/2015/NĐ-CP
ngày 17 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ quy định tiêu chí thành lập Cục Hải quan
tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; tổ
chức, nhiệm vụ và hoạt động của Hải quan các cấp;
Căn cứ Quyết định số 65/2015/QĐ-TTg
ngày 17 tháng 12 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính;
Căn cứ Quyết định số 1386/QĐ-BTC
ngày 20 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý rủi ro;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Quản
lý rủi ro, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết
định này Quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của các Phòng thuộc Cục
Quản lý rủi ro.
Điều 2. Quyết định này có hiệu
lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Cục trưởng Cục Quản lý
rủi ro, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Cục Tài vụ - Quản trị, Chánh Văn phòng Tổng
cục Hải quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Tài chính (để b/cáo);
- Lãnh đạo TCHQ;
- Các đơn vị thuộc và trực thuộc
TCHQ;
- Lưu: VT, Vụ TCCB (10b).
|
TỔNG
CỤC TRƯỞNG
Nguyễn Văn Cẩn
|
QUY ĐỊNH
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÁC PHÒNG THUỘC CỤC
QUẢN LÝ RỦI RO
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2426/QĐ-TCHQ ngày 01/8/2016
của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan)
A. CHỨC NĂNG,
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN
I. Phòng Tổng hợp
(Phòng 1)
Phòng Tổng hợp có chức năng tham mưu,
giúp Cục trưởng Cục Quản lý rủi ro trong công tác xây dựng, triển khai, hướng dẫn,
kiểm tra thực hiện các quy định, chương trình, kế hoạch về quản lý rủi ro và quản
lý tuân thủ trong quản lý hải quan; kế hoạch kiểm soát rủi ro; hợp tác quốc tế
về quản lý rủi ro và quản lý tuân thủ trong quản lý hải quan; tổ chức thực hiện
đo lường tuân thủ pháp luật và công tác tổng hợp, báo cáo,
quản trị, hành chính của Cục.
Phòng Tổng hợp thực hiện các nhiệm vụ
và quyền hạn cụ thể sau:
1. Xây dựng, kiến nghị sửa đổi, bổ
sung văn bản quy phạm pháp luật, quy trình, quy định, quy chế, hướng dẫn về quản
lý rủi ro và quản lý tuân thủ trong quản lý hải quan.
2. Xây dựng, triển khai các chương
trình, kế hoạch thực hiện, áp dụng quản lý rủi ro, quản lý tuân thủ trong quản
lý hải quan; nghiên cứu, phát triển và tổ chức triển khai thực hiện các biện
pháp, kỹ thuật nghiệp vụ quản lý rủi ro trong quản lý hải quan.
3. Xây dựng, triển khai chương trình,
kế hoạch kiểm tra, đánh giá việc thực hiện công tác quản lý rủi ro, quản lý
tuân thủ theo định kỳ hàng năm tại đơn vị Hải quan các cấp.
4. Xây dựng, triển khai chương trình,
kế hoạch tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật, các quy trình, quy định,
quy chế về công tác quản lý rủi ro, quản lý tuân thủ trong quản lý hải quan.
5. Xây dựng, triển khai các chương
trình hợp tác quốc tế về quản lý rủi ro và quản lý tuân thủ trong quản lý hải
quan theo quy định của pháp luật.
6. Xây dựng, triển khai, theo dõi,
đánh giá, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch kiểm soát rủi
ro trong quản lý hải quan tại các đơn vị Hải quan các cấp.
7. Xây dựng, triển khai các chương
trình đo lường tuân thủ pháp luật trong các lĩnh vực quản lý hải quan.
8. Xây dựng chỉ số, thực hiện đánh
giá chất lượng, hiệu quả công tác quản lý rủi ro và quản lý tuân thủ trong quản
lý hải quan theo định kỳ kế hoạch hàng năm của Tổng cục Hải quan.
9. Tổng hợp, phân tích, đánh giá và lập
báo cáo theo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình, kết quả thực hiện công tác quản
lý rủi ro và quản lý tuân thủ của ngành Hải quan.
10. Theo dõi, tổng hợp, lập báo cáo
theo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình, kết quả thực hiện các chương trình, kế
hoạch công tác của Cục; tham mưu, đề xuất Cục trưởng về công tác chỉ đạo, quản
lý, điều hành hoạt động thường xuyên của Cục.
11. Tổ chức thực hiện công tác hành
chính, văn thư, lưu trữ và tài chính của Cục theo quy định của pháp luật, Bộ
Tài chính và Tổng cục Hải quan.
12. Xây dựng nội dung, chương trình
và tham gia giảng dạy, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý rủi ro trong hoạt động
nghiệp vụ hải quan.
13. Quản lý công chức, tài sản, tài
liệu của Cục và Phòng theo quy định.
14. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục
trưởng phân công.
II. Phòng Thu thập,
xử lý thông tin (Phòng 2)
Phòng Thu thập, xử lý thông tin có chức
năng tham mưu, giúp Cục trưởng Cục Quản lý rủi ro xây dựng, triển khai, hướng dẫn,
kiểm tra, đánh giá các chương trình, kế hoạch về công tác thu thập, xử lý thông
tin hải quan, thông tin nghiệp vụ hải quan; tổ chức thực hiện công tác thu thập,
xử lý thông tin hải quan, thông tin nghiệp vụ hải quan.
Phòng Thu thập, xử lý thông tin thực
hiện các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:
1. Xây dựng, kiến nghị sửa đổi, bổ
sung văn bản quy phạm pháp luật, quy trình, quy chế, hướng dẫn về công tác thu
thập, xử lý thông tin hải quan, thông tin nghiệp vụ hải quan.
2. Xây dựng, tổ chức thực hiện chương
trình, kế hoạch công tác về thu thập, xử lý thông tin hải quan, thông tin nghiệp
vụ hải quan.
3. Tổ chức thực hiện các biện pháp, kỹ
thuật nghiệp vụ theo quy định của pháp luật để thu thập, xử lý thông tin hải
quan, thông tin nghiệp vụ hải quan.
4. Phân tích xu hướng vi phạm; dự báo
và cảnh báo rủi ro trong các lĩnh vực quản lý hải quan.
5. Tổng hợp, cung cấp, điều phối và
kiểm tra, đánh giá việc xử lý các thông tin nghiệp vụ hải quan tại các Cục Hải
quan tỉnh, thành phố và Chi cục Hải quan.
6. Làm đầu mối trao đổi, cung cấp
thông tin hải quan, thông tin nghiệp vụ hải quan với các cơ quan, đơn vị, tổ chức,
cá nhân ngoài ngành Hải quan.
7. Tổ chức thực hiện thu thập, trao đổi,
cung cấp thông tin hải quan, thông tin nghiệp vụ hải quan
với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân ở ngoài nước theo quy định của pháp luật.
8. Nghiên cứu, xây dựng, phát triển
và quản lý, vận hành hệ thống thông tin hải quan, hệ thống thông tin nghiệp vụ
hải quan; kiểm soát việc truyền nhận, cập nhật, phản hồi thông tin, dữ liệu phục
vụ quản lý rủi ro trên các hệ thống thông tin của ngành Hải quan.
9. Thường xuyên theo dõi, phân tích,
tổng hợp thông tin, dữ liệu về tình hình, kết quả thực hiện quản lý rủi ro trên
các hệ thống thông tin của ngành Hải quan; đề xuất Cục trưởng báo cáo Lãnh đạo
Tổng cục chỉ đạo, điều hành công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan, kiểm
tra sau thông quan và các hoạt động nghiệp vụ khác trong quản lý đối với hoạt động
xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh.
10. Thường xuyên theo dõi, hướng dẫn,
kiểm tra việc thực hiện công tác thu thập, xử lý thông tin hải quan, thông tin
nghiệp vụ hải quan tại các Cục Hải quan tỉnh, thành phố và Chi cục Hải quan.
11. Phối hợp xây dựng nội dung, chương
trình và tham gia giảng dạy, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về thu thập, xử lý
thông tin hải quan, thông tin nghiệp vụ hải quan.
12. Quản lý công chức, tài sản, tài
liệu của Phòng theo quy định.
13. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục
trưởng phân công.
III. Phòng Quản lý
tiêu chí (Phòng 3)
Phòng Quản lý tiêu chí có chức năng
tham mưu, giúp Cục trưởng Cục Quản lý rủi ro trong công tác xây dựng, quản lý,
áp dụng tiêu chí quản lý rủi ro và chỉ số tiêu chí quản lý
rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.
Phòng Quản lý tiêu chí thực hiện các
nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:
1. Xây dựng, kiến nghị sửa đổi, bổ
sung văn bản quy phạm pháp luật, quy trình, quy chế, hướng dẫn liên quan đến
tiêu chí quản lý rủi ro và chỉ số tiêu chí quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp
vụ hải quan.
2. Xây dựng, kiến nghị sửa đổi, bổ
sung tiêu chí quản lý rủi ro, chỉ số tiêu chí quản lý rủi ro trong hoạt động
nghiệp vụ hải quan.
3. Theo dõi, kiến nghị điều chỉnh, sửa
đổi, bổ sung các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn việc quyết định, phân luồng, chuyển
luồng kiểm tra, giám sát hải quan, kiểm tra sau thông quan trong quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh.
4. Nghiên cứu, xây dựng, đề xuất triển
khai áp dụng quản lý rủi ro trong các lĩnh vực nghiệp vụ hải quan theo quy định
của pháp luật, Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan.
5. Xây dựng, kiến nghị sửa đổi, bổ
sung và triển khai áp dụng danh mục hàng hóa rủi ro trong quản lý hoạt động xuất
nhập khẩu.
6. Xây dựng, đề xuất Cục trưởng ban
hành, hướng dẫn áp dụng danh mục dấu hiệu rủi ro trong các lĩnh vực nghiệp vụ hải
quan.
7. Phân tích, đánh giá rủi ro đối với
các quy định về quản lý chuyên ngành, các chế độ, chính sách quản lý hải quan,
quản lý thuế; đề xuất áp dụng phù hợp, hiệu quả các biện pháp kiểm tra, giám
sát hải quan, kiểm tra sau thông quan và các biện pháp nghiệp vụ khác.
8. Xây dựng, cập nhật, quản lý, áp dụng
tiêu chí quản lý rủi ro, chỉ số tiêu chí quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp
vụ hải quan.
9. Giám sát, quản lý vận hành hệ thống
phân luồng quyết định kiểm tra, giám sát hải quan, kiểm tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.
10. Theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra,
đánh giá và điều phối việc áp dụng tiêu chí quản lý rủi ro, chỉ số tiêu chí quản
lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan tại các Cục Hải quan tỉnh, thành
phố và Chi cục Hải quan.
11. Giám sát, kiểm tra, đánh giá việc
phân luồng và thực hiện phân luồng quyết định kiểm tra, giám sát hải quan, kiểm
tra sau thông quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu tại các Cục Hải quan tỉnh,
thành phố và Chi cục Hải quan.
12. Xử lý và trả lời các vướng mắc của
doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân liên quan đến phân luồng, chuyển luồng kiểm tra trong quá
trình thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.
13. Phối hợp xây dựng nội dung, chương
trình và tham gia giảng dạy, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về tiêu chí quản lý rủi
ro, chỉ số tiêu chí quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan.
14. Quản lý công chức, tài sản, tài
liệu của Phòng theo quy định.
15. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục
trưởng phân công.
IV. Phòng Quản lý
tuân thủ (Phòng 4)
Phòng Quản lý tuân thủ có chức năng
tham mưu, giúp Cục trưởng Cục Quản lý rủi ro xây dựng, triển khai, hướng dẫn,
kiểm tra, đánh giá các chương trình quản lý tuân thủ; chế độ, chính sách quản
lý tuân thủ đối với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động xuất nhập khẩu; tổ
chức thực hiện quản lý hồ sơ, đánh giá tuân thủ, phân loại rủi ro đối với doanh
nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động xuất nhập khẩu.
Phòng Quản lý tuân thủ thực hiện các
nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:
1. Xây dựng, kiến nghị sửa đổi, bổ
sung các văn bản quy phạm pháp luật, quy trình, quy chế,
hướng dẫn về quản lý, đánh giá tuân
thủ và chế độ, chính sách quản lý tuân thủ đối với doanh nghiệp, tổ chức, cá
nhân hoạt động xuất nhập khẩu.
2. Xây dựng, triển khai, hướng dẫn,
kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các chương trình, kế hoạch về quản lý, đánh
giá tuân thủ, phân loại mức độ rủi ro; áp dụng chế độ, chính sách quản lý tuân
thủ đối với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động xuất nhập khẩu.
3. Kiến nghị điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung
tiêu chí, chỉ số tiêu chí đánh giá tuân thủ, phân loại mức độ rủi ro đối với
doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động xuất nhập khẩu.
4. Xây dựng, cập nhật, quản lý hồ sơ
doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động xuất nhập khẩu; theo dõi, kiểm tra, đánh
giá việc cập nhật thông tin hồ sơ doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, Bộ
Tài chính và Tổng cục Hải quan.
5. Theo dõi, phân tích, đánh giá tình
hình hoạt động, tình hình tuân thủ pháp luật và rủi ro của doanh nghiệp, tổ chức,
cá nhân trong quản lý hoạt động xuất nhập khẩu.
6. Tổ chức đánh giá tuân thủ, đánh
giá phân loại mức độ rủi ro đối với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động xuất
nhập khẩu.
7. Quản lý danh sách và theo dõi việc
áp dụng chế độ, chính sách quản lý theo quy định của pháp luật đối với doanh
nghiệp tuân thủ, doanh nghiệp không tuân thủ, doanh nghiệp rủi ro cao trong hoạt
động xuất nhập khẩu.
8. Phát triển quan hệ đối tác; hướng
dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tuân thủ pháp luật trong hoạt động
xuất nhập khẩu.
9. Hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá tình
hình và kết quả thực hiện quản lý, đánh giá tuân thủ, phân loại mức độ rủi ro đối
với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động xuất nhập khẩu theo phân cấp tại
các Cục Hải quan tỉnh, thành phố và Chi cục Hải quan.
10. Xử lý và trả lời các vướng mắc
liên quan đến đánh giá tuân thủ, phân loại mức độ rủi ro đối với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động xuất nhập khẩu.
11. Phối hợp xây dựng nội dung, chương
trình và tham gia giảng dạy, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý, đánh giá
tuân thủ, phân loại mức độ rủi ro đối với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động
xuất nhập khẩu.
12. Quản lý công chức, tài sản, tài
liệu của Phòng theo quy định.
13. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục
trưởng phân công.
V. Phòng Kiểm soát
rủi ro hàng hóa xuất nhập khẩu (Phòng 5)
Phòng Kiểm soát rủi ro có chức năng
tham mưu, giúp Cục trưởng Cục Quản lý rủi ro xây dựng, triển khai, hướng dẫn,
kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các chương trình, kế hoạch
về kiểm soát rủi ro đối với hàng hóa xuất nhập khẩu; thực
hiện phân tích, đánh giá rủi ro; quản lý, điều phối các chuyên đề kiểm soát rủi
ro; xây dựng, quản lý hồ sơ rủi ro; xác định trọng điểm kiểm tra hàng hóa xuất
nhập khẩu.
Phòng Kiểm soát rủi ro thực hiện các
nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau:
1. Tổng hợp, phân tích, kiến nghị xử
lý các rủi ro liên quan đến chế độ, chính sách, quy trình thủ tục và việc tổ chức
thực hiện các biện pháp quản lý hải quan, quản lý thuế đối với hàng hóa xuất nhập
khẩu.
2. Xây dựng, triển khai, quản lý, điều
phối các chuyên đề kiểm soát rủi ro trong quản lý hải quan đối với hàng hóa xuất
nhập khẩu.
3. Xây dựng, quản lý hồ sơ và áp dụng
các biện pháp kiểm soát rủi ro đối với doanh nghiệp trọng điểm trong quản lý hoạt
động xuất nhập khẩu.
4. Thực hiện các biện pháp, kỹ thuật
nghiệp vụ quản lý rủi ro để phát hiện, đề xuất áp dụng các biện pháp kiểm soát
rủi ro trong quản lý hoạt động xuất nhập khẩu; hỗ trợ hoạt động phòng, chống
buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
5. Thực hiện thu thập thông tin, phân
tích xu hướng đối với các vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên
giới, trốn thuế, gian lận thương mại sau khi phát hiện, xử lý (PSA) trong hoạt
động xuất nhập khẩu.
6. Xây dựng, cập nhật, quản lý, áp dụng
hồ sơ rủi ro trong quản lý hoạt động xuất nhập khẩu; theo dõi, kiểm tra, đánh
giá việc xây dựng, cập nhật quản lý, áp dụng hồ sơ rủi ro theo quy định Bộ Tài
chính và Tổng cục Hải quan.
7. Theo dõi, phân tích, phát hiện, lựa
chọn quyết định kiểm tra các lô hàng trọng điểm (rủi ro cao) trước khi đến hoặc
rời cửa khẩu.
8. Theo dõi, phân tích rủi ro, đề xuất
áp dụng các biện pháp kiểm soát rủi ro đối với hàng hóa trong quá trình lưu giữ,
gia công sản xuất, vận chuyển đang chịu sự giám sát hải quan.
9. Theo dõi, phân tích, phát hiện,
đánh giá rủi ro quá trình thực hiện thủ tục hải quan, thông quan, kết quả kiểm
tra sau thông quan, thanh tra, kiểm soát hải quan và kết quả thực hiện các biện
pháp nghiệp vụ khác để phát hiện, cung cấp thông tin nghiệp vụ hải quan, kiến
nghị áp dụng các biện pháp kiểm soát rủi ro trong quản lý hoạt động xuất nhập
khẩu.
10. Hướng dẫn, giám sát, kiểm tra,
đánh giá việc thực hiện các chuyên đề kiểm soát rủi ro; việc
tiếp nhận và xử lý thông tin nghiệp vụ hải quan; các kiến nghị áp dụng các biện
pháp kiểm soát rủi ro tại các Cục Hải quan tỉnh, thành phố và Chi cục Hải quan.
11. Phối hợp xây dựng nội dung, chương
trình và tham gia giảng dạy, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ
về kiểm soát rủi ro đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.
12. Quản lý công chức, tài sản, tài
liệu của Phòng theo quy định.
13. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục
trưởng phân công.
VI. Phòng Kiểm
soát rủi ro người, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh (Phòng 6)
Phòng Kiểm soát rủi ro người, phương
tiện vận tải xuất nhập cảnh có chức năng tham mưu, giúp Cục trưởng Cục Quản lý
rủi ro xây dựng, triển khai, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các chương
trình, kế hoạch về kiểm soát rủi ro đối với người, phương tiện vận tải xuất nhập
cảnh; tổ chức thực hiện phân tích, đánh giá rủi ro; quản lý, điều phối các
chuyên đề kiểm soát rủi ro; xây dựng, quản lý hồ sơ rủi ro; xác định trọng điểm
kiểm tra, giám sát đối với hành lý của người xuất nhập cảnh và phương tiện vận
tải xuất nhập cảnh.
Phòng Kiểm soát rủi ro người, phương tiện
vận tải xuất nhập cảnh thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể sau:
1. Tổng hợp, phân tích, kiến nghị xử
lý các rủi ro liên quan đến chế độ, chính sách, quy trình thủ tục và việc tổ chức
thực hiện các biện pháp quản lý hải quan, quản lý thuế đối với hành lý của người
xuất nhập cảnh, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh.
2. Xây dựng, triển khai, quản lý và điều
phối các chuyên đề kiểm soát rủi ro trong quản lý đối với hành lý của người xuất
nhập cảnh, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh.
3. Thu thập, cập nhật, quản lý hệ thống
thông tin hồ sơ về người, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh; theo dõi, kiểm
tra, đánh giá việc cập nhật thông tin hồ sơ về người, phương tiện vận tải xuất
nhập cảnh, thông tin, dữ liệu về kết quả kiểm tra, giám sát hải quan và các biện
pháp nghiệp vụ khác đối với hành lý của người xuất nhập cảnh, phương tiện vận tải
xuất nhập cảnh.
4. Xây dựng, đề xuất Cục trưởng ban
hành, hướng dẫn áp dụng danh mục dấu hiệu rủi ro trong quản lý hoạt động xuất
nhập cảnh.
5. Xây dựng, quản lý, theo dõi, đề xuất
áp dụng biện pháp kiểm soát rủi ro đối với người, phương tiện vận tải trọng điểm
(rủi ro cao) trong quản lý hoạt động xuất nhập cảnh.
6. Thực hiện các biện pháp, kỹ thuật
nghiệp vụ quản lý rủi ro để phát hiện, đề xuất áp dụng các biện pháp kiểm soát
rủi ro trong quản lý hoạt động xuất nhập cảnh; hỗ trợ hoạt động phòng, chống
buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
7. Thực hiện thu thập thông tin, phân
tích xu hướng đối với các vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên
giới, trốn thuế, gian lận thương mại sau khi phát hiện, xử
lý (PSA) trong hoạt động xuất nhập cảnh.
8. Xây dựng, quản lý, áp dụng hồ sơ rủi
ro trong quản lý hoạt động xuất nhập cảnh; theo dõi, kiểm tra, đánh giá việc
xây dựng, cập nhật, quản lý, áp dụng hồ sơ rủi ro trong quản lý hoạt động xuất
nhập cảnh theo quy định Bộ Tài chính và Tổng cục Hải quan.
9. Theo dõi, phân tích, phát hiện, lựa
chọn, quyết định giám sát, kiểm tra hành lý của người xuất nhập cảnh, phương tiện
vận tải xuất nhập cảnh trọng điểm (rủi ro cao) trước khi đến hoặc rời cửa khẩu.
10. Theo dõi,
phân tích rủi ro, đề xuất áp dụng các biện pháp kiểm soát rủi ro đối với hành
lý của người xuất nhập cảnh, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh trong quá trình
lưu giữ, vận chuyển đang chịu sự giám sát hải quan.
11. Theo dõi, phân tích phát hiện,
đánh giá rủi ro quá trình thực hiện thủ tục hải quan, kết quả kiểm tra, giám
sát, kiểm soát hải quan và kết quả thực hiện các biện pháp nghiệp vụ khác để
phát hiện, cung cấp thông tin nghiệp vụ hải quan, kiến nghị
áp dụng các biện pháp kiểm soát rủi ro đối với hành lý của người xuất nhập cảnh,
phương tiện vận tải xuất nhập cảnh.
12. Hướng dẫn, giám sát, kiểm tra,
đánh giá việc thực hiện các chuyên đề kiểm soát rủi ro; việc tiếp nhận và xử lý
thông tin nghiệp vụ hải quan; các kiến nghị áp dụng các biện pháp kiểm soát rủi
ro đối với hành lý của người xuất nhập cảnh, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh
tại các Cục Hải quan tỉnh, thành phố và Chi cục Hải quan.
13. Phối hợp xây
dựng nội dung, chương trình và tham gia giảng dạy, đào tạo,
bồi dưỡng nghiệp vụ về kiểm soát rủi ro đối với người, phương tiện vận tải xuất
nhập cảnh.
14. Quản lý công chức, tài sản, tài
liệu theo quy định.
15. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục
trưởng phân công.
B. CƠ CẤU TỔ CHỨC
1. Các Phòng thuộc Cục Quản lý rủi ro
có Trưởng phòng và một số Phó Trưởng phòng.
Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Cục
trưởng và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Phòng.
Phó Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước
Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công phụ trách.
2. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức
Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng thuộc Cục Quản lý rủi ro thực hiện theo quy định
của pháp luật và phân cấp quản lý cán bộ của Bộ trưởng Bộ
Tài chính.
3. Biên chế của các Phòng thuộc Cục
Quản lý rủi ro do Cục trưởng Cục Quản lý rủi ro quyết định trong tổng số biên
chế được giao.
C. MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC
Mối quan hệ công tác của các Phòng
thuộc Cục Quản lý rủi ro:
1. Chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp
và toàn diện của Cục trưởng Cục Quản lý rủi ro.
2. Đối với các Phòng thuộc Cục Quản
lý rủi ro là quan hệ phối hợp công tác để thực hiện nhiệm
vụ được giao.
3. Đối với các đơn vị trong và ngoài
ngành Hải quan là quan hệ phối hợp công tác theo sự chỉ đạo và ủy quyền của Cục
trưởng Cục Quản lý rủi ro.