Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao là chức danh gì? Tiêu chuẩn làm Phó Viện trưởng VKSND tối cao?
Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao là chức danh gì?
Theo Điều 5 Quy định tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý và chức danh tư pháp trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm Quyết định 26/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định về phó viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao như sau:
Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao là người giúp việc người đứng đầu ngành Kiểm sát nhân dân; là chức vụ lãnh đạo, quản lý, đồng thời là chức danh tư pháp; có trách nhiệm phụ trách, chỉ đạo một số đơn vị, lĩnh vực công tác theo sự phân công hoặc ủy quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, chịu trách nhiệm trước Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
Tiêu chuẩn chức danh cụ thể của Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao?
Theo tiểu mục 2.16 Mục 2 Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 quy định như sau:
2.16. Chức danh khối cơ quan tư pháp
a) Toà án nhân dân tối cao
...
b) Viện Kiểm sát nhân dân tối cao
b.1) Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao
Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương, đồng thời, cần có những phẩm chất, năng lực: Có trình độ cao và am hiểu sâu sắc về hệ thống pháp luật Việt Nam, pháp luật và thông lệ quốc tế; đủ tiêu chuẩn chức danh kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Có năng lực cụ thể hoá và tổ chức thực hiện hiệu quả đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực được phân công. Có nhiều kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của các cơ quan tư pháp và công tố. Công tâm, khách quan trong chỉ đạo điều tra, truy tố. Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp tỉnh hoặc lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương.
b.2) Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao
Có trình độ chuyên môn cao và am hiểu sâu sắc về hệ thống pháp luật Việt Nam; hiểu biết pháp luật và thông lệ quốc tế; đủ tiêu chuẩn chức danh kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao. Có năng lực cụ thể hoá và tổ chức thực hiện hiệu quả đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực được phân công. Có kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan tư pháp. Bản lĩnh chính trị vững vàng, công tâm, khách quan trong chỉ đạo thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp. Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp vụ trưởng hoặc tương đương trở lên.
Như vậy, tiêu chuẩn chức danh cụ thể của Phó Viện trưởng VKSND tối cao như sau:
- Có trình độ chuyên môn cao và am hiểu sâu sắc về hệ thống pháp luật Việt Nam; hiểu biết pháp luật và thông lệ quốc tế; đủ tiêu chuẩn chức danh kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
- Có năng lực cụ thể hoá và tổ chức thực hiện hiệu quả đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực được phân công.
- Có kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan tư pháp.
- Bản lĩnh chính trị vững vàng, công tâm, khách quan trong chỉ đạo thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp.
- Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp vụ trưởng hoặc tương đương trở lên.
Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao là chức danh gì? Tiêu chuẩn làm Phó Viện trưởng VKSND tối cao? (Hình từ internet)
Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do ai bổ nhiệm?
Theo Điều 64 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định như sau:
Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
1. Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Chủ tịch nước bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân công hoặc ủy quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm trước Viện trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
3. Nhiệm kỳ của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.
Như vậy, Chủ tịch nước bổ nhiệm Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Ngoài ra, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân công hoặc ủy quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm trước Viện trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Nhiệm kỳ của Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao là 05 năm, kể từ ngày được bổ nhiệm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đơn đề nghị điều chỉnh, gia hạn, cấp lại giấy phép xây dựng cho công trình, nhà ở riêng lẻ mới nhất như thế nào?
- Giá xăng dầu hôm nay 10 01 2025: Giá xăng ron 95 tăng trên 21.000 đồng/lít? Giá xăng dầu tăng bao nhiêu?
- Lịch nghỉ Tết âm lịch 2025: Giáo viên, học sinh nghỉ 11 ngày ở TPHCM chi tiết như thế nào?
- Kết quả sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã: Cả nước giảm 9 huyện, 563 xã tính đến 31/12/2024?
- Môn thi, bài thi tuyển sinh trung học phổ thông 2025 được quy định thế nào? Các phương thức tuyển sinh trung học phổ thông 2025?