Lịch nghỉ Tết âm lịch 2025: Giáo viên, học sinh nghỉ 11 ngày ở TPHCM chi tiết như thế nào?
Lịch nghỉ Tết âm lịch 2025: Giáo viên, học sinh nghỉ 11 ngày ở TPHCM chi tiết như thế nào?
Vừa qua, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đã có Công văn 8052/SGDĐT-VP về hướng dẫn điều chỉnh thời gian nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 nêu rõ lịch nghỉ Tết âm lịch 2025, giáo viên, học sinh TPHCM được nghỉ 11 ngày như sau:
Điều chỉnh thời gian nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 đối với khối giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 23 tháng 01 năm 2025 (24 tháng Chạp Âm lịch) đến hết ngày 02 tháng 02 năm 2025 (mùng 5 tháng Giêng).
Theo đó lịch nghỉ Tết âm lịch 2025 của giáo viên, học sinh TPHCM kéo dài 11 ngày từ ngày 23 tháng 01 năm 2025 (24 tháng Chạp Âm lịch) đến hết ngày 02 tháng 02 năm 2025 (mùng 5 tháng Giêng).
Xem chi tiết Công văn 8052/SGDĐT-VP tại đây: tải
Cụ thể, lịch nghỉ Tết âm lịch 2025 của giáo viên, học sinh TPHCM kéo dài 11 ngày như sau:
Thứ hai | Thứ ba | Thứ tư | Thứ năm | Thứ sáu | Thứ bảy | Chủ nhật |
23/1 DL 24/12 AL | 24/1 25/12 | 25/1 26/12 | 26 27 | |||
27 28 | 28 29 | 29 1/1 | 30 2/1 | 31 3/1 | 1/2 4/1 | 2/2 DL 5/1 AL |
Trên đây là lịch nghỉ Tết âm lịch 2025 của giáo viên, học sinh TPHCM
Lịch nghỉ Tết âm lịch 2025: Giáo viên, học sinh nghỉ 11 ngày ở TPHCM chi tiết như thế nào?
Giáo viên trực Tết 2025 được nhận bao nhiêu tiền?
Tại khoản 2 Điều 12 Luật Viên chức 2010 quy định về các chế độ liên quan đến tiền lương của giáo viên như sau:
Quyền của viên chức về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương
1. Được trả lương tương xứng với vị trí việc làm, chức danh nghề nghiệp, chức vụ quản lý và kết quả thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ được giao; được hưởng phụ cấp và chính sách ưu đãi trong trường hợp làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn hoặc làm việc trong ngành nghề có môi trường độc hại, nguy hiểm, lĩnh vực sự nghiệp đặc thù.
2. Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và chế độ khác theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.
...
Giáo viên dùng ngày nghỉ tết của mình để trực Tết có thể được hưởng tiền làm thêm giờ theo Điều 98 Bộ luật Lao động 2019, mức hưởng lương làm thêm giờ được tính như sau:
Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Tại khoản 1 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, khoản 1 Điều 57 Nghị định 145/2020/NĐ-CP công thức tính tiền lương trực Tết của giáo viên như sau:
- Trực ban ngày (khoản 1 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP)
Tiền lương = tiền lương thực trả vào ngày làm bình thường x 300% x số giờ làm
- Trực ban đêm (khoản 1 Điều 57 Nghị định 145/2020/NĐ-CP)
Tiền lương = (tiền lương thực trả vào ngày làm bình thường x 300% + tiền lương thực trả vào ngày làm bình thường x 30% + 20% x tiền lương theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày Tết) x số giờ làm.
Lưu ý: công thức tính lương trên chưa bao gồm tiền lương ngày tết nghỉ có hưởng lương.
Khung kế hoạch thời gian năm học 2024 2025 thế nào?
Căn cứ theo Điều 1 Quyết định 2045/QĐ-BGDĐT năm 2024 quy định Ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên áp dụng trong toàn quốc như sau:
- Tựu trường sớm nhất trước 01 tuần so với ngày tổ chức khai giảng. Riêng đối với lớp 1, tựu trường sớm nhất trước 02 tuần so với ngày tổ chức khai giảng.
- Tổ chức khai giảng vào ngày 05 tháng 9 năm 2024.
- Kết thúc học kỳ I trước ngày 18 tháng 01 năm 2025, hoàn thành chương trình và kết thúc năm học trước ngày 31 tháng 5 năm 2025.
- Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở trước ngày 30 tháng 6 năm 2025.
- Hoàn thành tuyển sinh các lớp đầu cấp trước ngày 31 tháng 7 năm 2025.
- Thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 dự kiến diễn ra trong ngày 26 và ngày 27 tháng 6 năm 2025.
- Các kỳ thi cấp quốc gia khác được tổ chức theo quy định và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu giấy phép di dời công trình theo Nghị định 175 mới nhất? Tải mẫu giấy phép di dời công trình theo Nghị định 175 ở đâu?
- Vì sao phải đăng ký sang tên xe máy không chính chủ? Đi xe máy không chính chủ có bị phạt không 2025 theo Nghị định 168?
- QCVN 134:2024/BTTTT về mức hấp thụ riêng đối với thiết bị vô tuyến cầm tay và đeo trên cơ thể người thế nào?
- Lễ hội Hoa Đào Xứ Lạng mừng Xuân Ất Tỵ được tổ chức ở đâu, vào ngày nào? Nguyên tắc tổ chức lễ hội Hoa Đào Xứ Lạng?
- Thông tin giao dịch thương mại điện tử sẽ bị thu thuế 10% là giả mạo