Những vật thể nào được xem là chướng ngại vật hàng không? Bề mặt giới hạn chướng ngại vật được xác định thế nào?
Những vật thể nào được xem là chướng ngại vật hàng không?
Tại Điều 3 Nghị định 32/2016/NĐ-CP có quy định về chướng ngại vật hàng không thì các vật được xem là chướng ngại vật hàng không là những vật thể tự nhiên hoặc nhân tạo (cố định hoặc di động) nằm trên mặt đất, mặt nước hoặc công trình nhân tạo có thể ảnh hưởng đến bảo đảm an toàn cho hoạt động bay hoặc hoạt động bình thường của các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời và các đài, trạm vô tuyến điện hàng không.
Chướng ngại vật hàng không (Hình từ Internet)
Bề mặt giới hạn chướng ngại vật được xác định thế nào?
Tại Điều 5 Nghị định 32/2016/NĐ-CP quy định về bề mặt giới hạn chướng ngại vật như sau:
Các bề mặt giới hạn chướng ngại vật
1. Các sân bay phải xác định bề mặt giới hạn chướng ngại vật theo dải bay và cấp sân bay. Kích thước các bề mặt giới hạn chướng ngại vật đối với sân bay quy định tại Phụ lục I và Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Các bề mặt giới hạn chướng ngại vật đối với các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Khoảng cách tối thiểu nhằm bảo đảm an toàn kỹ thuật của các đài, trạm vô tuyến điện hàng không tại Việt Nam với chướng ngại vật được quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này.
Theo đó bề mặt giới hạn chướng ngại vật được các sân bay xác định theo dải bay và cấp sân bay.
Kích thước các bề mặt giới hạn chướng ngại vật đối với sân bay quy định tại Phụ lục I và Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 32/2016/NĐ-CP.
Các chướng ngại vật nào phải được cảnh báo hàng không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 32/2016/NĐ-CP quy định về các chướng ngại vật phải được cảnh báo hàng không bao gồm:
- Chướng ngại vật có độ cao vượt lên khỏi các bề mặt giới hạn chướng ngại vật của sân bay;
- Chướng ngại vật nằm trong phạm vi vùng trời lân cận của sân bay, có độ cao từ 45 mét trở lên so với mức cao sân bay;
- Chướng ngại vật nằm ngoài phạm vi vùng trời phụ cận có độ cao từ 45 mét trở lên so với mặt đất tự nhiên;
- Các chướng ngại vật cần được đánh dấu, chiếu sáng quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 32/2016/NĐ-CP, cụ thể gồm có:
(1) Một vật thể cố định phải được đánh dấu nếu có độ cao vượt trên bề mặt lấy độ cao cất cánh trong phạm vi 3.000 m tính từ mép trong của bề mặt lấy độ cao cất cánh và phải được chiếu sáng bằng đèn cảnh báo chướng ngại vật (CNV) nếu đường CHC sử dụng vào ban đêm, trừ các trường hợp:
+ Có thể không cần đánh dấu và chiếu sáng bằng đèn cảnh báo CNV khi vật thể này được che khuất bằng một vật thể cố định khác;
+ Có thể không cần đánh dấu khi vật thể đó được chiếu sáng bằng đèn cảnh báo CNV có cường độ trung bình loại A vào ban ngày và chiều cao không quá 150 m so với mặt đất;
+ Có thể không cần đánh dấu khi vật thể đó được chiếu sáng bằng đèn cảnh báo CNV có cường độ cao vào ban ngày;
+ Có thể không cần chiếu sáng khi vật thể là một nhà đèn hoặc thấy rằng không lắp đèn vẫn đủ điều kiện đảm bảo an toàn hàng không.
(2) Vật thể cố định, không phải là chướng ngại vật nhưng ở cạnh bề mặt lấy độ cao cất cánh phải được đánh dấu và nếu đường CHC sử dụng vào ban đêm phải được chiếu sáng cảnh báo CNV; trừ các trường hợp:
+ Khi vật thể đó được chiếu sáng bằng đèn cảnh báo CNV có cường độ trung bình loại A vào ban ngày và chiều cao không quá 150 m so với mặt đất;
+ Khi vật thể đó được chiếu sáng bằng đèn cảnh báo CNV có cường độ cao vào ban ngày.
(3) Một vật thể cố định vượt trên bề mặt tiếp cận hoặc bề mặt chuyển tiếp trong phạm vi 3.000 m tính từ mép trong của bề mặt tiếp cận phải được đánh dấu và nếu đường CHC sử dụng vào ban đêm phải được chiếu sáng cảnh báo CNV, trừ các trường hợp:
+ Khi vật thể này được che khuất bằng một vật thể cố định khác;
+ Có thể không cần đánh dấu và chiếu sáng khi vật thể đó được chiếu sáng bằng đèn cảnh báo CNV có cường độ trung bình loại A vào ban ngày và chiều cao không quá 150 m so với mặt đất;
+ Có thể không cần đánh dấu khi vật thể đó được chiếu sáng bằng đèn cảnh báo CNV có cường độ cao vào ban ngày;
+ Có thể không cần chiếu sáng khi vật thể là một nhà đèn hoặc thấy rằng không lắp đèn vẫn đủ điều kiện đảm bảo an toàn hàng không.
(4) Vật thể cố định vượt trên bề mặt ngang trong phải được đánh dấu và nếu đường CHC sử dụng vào ban đêm phải được chiếu sáng, trừ các trường hợp.
+ Khi vật thể này được che khuất bằng một vật thể cố định khác hoặc nghiên cứu thấy không ảnh hưởng đến an toàn bay;
+ Có thể không cần đánh dấu khi vật thể đó được chiếu sáng bằng đèn cảnh báo CNV có cường độ trung bình loại A vào ban ngày và chiều cao không quá 150 m so với mặt đất;
+ Có thể không cần đánh dấu khi vật thể đó được chiếu sáng bằng đèn cảnh báo CNV có cường độ cao vào ban ngày;
+ Có thể không cần đánh dấu và chiếu sáng đối với các vật thể khối lớn không thể di chuyển hoặc địa hình là CNV hình cong cần thiết kế phương thức bay bảo đảm an toàn theo chiều thẳng đứng phía dưới vệt bay của tàu bay;
+ Có thể không cần chiếu sáng khi vật thể là một nhà đèn hoặc thấy rằng không lắp đèn vẫn đủ điều kiện đảm bảo an toàn hàng không.
(5) Vật thể cố định vượt trên bề mặt chướng ngại vật phải được đánh dấu và nếu đường CHC sử dụng vào ban đêm phải được chiếu sáng.
(6) Đánh dấu chướng ngại vật là xe cộ và các vật thể di động khác không phải là tàu bay; khi sân bay được sử dụng vào ban đêm hoặc điều kiện tầm nhìn kém thì chúng được chiếu sáng, trừ các thiết bị và xe cộ chuyên dụng trên sân đỗ tàu bay.
(7) Đánh dấu các đèn hàng không mặt đất đặt cao trong phạm vi khu bay để dễ nhận biết vào ban ngày. Không lắp đèn cảnh báo CNV ở Điểm cao khi đã có đèn chiếu sáng hoặc biển báo cho phần địa hình cao trong khu bay.
(8) Đánh dấu các đường dây, đường cáp cao v.v. đi qua sông, thung lũng hay đường sá; cũng cần đánh dấu và chiếu sáng các cột đỡ chúng, nếu các đường dây và cáp đó có thể nguy hiểm cho tàu bay. Không cần đánh dấu khi chúng đã được chiếu sáng bằng đèn cảnh báo CNV cường độ cao về ban ngày.
(9) Khi phải đánh dấu các đường dây điện, đường cáp trên không mà không thể đánh dấu trên dây điện và cáp đó thì phải lắp đặt đèn cảnh báo CNV cường độ cao loại B trên các cột đỡ chúng.
(10) Các CNV có chiều cao 150 m hay lớn hơn so với mặt đất được đánh dấu và chiếu sáng nếu sân bay được sử dụng vào ban đêm. Không cần đánh dấu khi CNV đã được chiếu sáng bằng đèn cảnh báo CNV cường độ cao vào ban ngày.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke (dịch vụ vũ trường) mới nhất hiện nay?
- Mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng cuối năm mới nhất? Tải mẫu biên bản hội nghị tổng kết công tác Đảng ở đâu?
- Người đại diện cố ý thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại sẽ phải chịu trách nhiệm gì?
- Hướng dẫn tự đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp? Tải về Mẫu phiếu tự đánh giá mới nhất?
- Hành vi không kê khai giá với cơ quan nhà nước của tổ chức, cá nhân bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?