Bề mặt giới hạn chướng ngại vật hàng không là gì? Các sân bay phải xác định bề mặt giới hạn chướng ngại vật như thế nào?

Cho tôi hỏi, Bề mặt giới hạn chướng ngại vật là gì? Các sân bay phải xác định bề mặt giới hạn chướng ngại vật như thế nào? Chướng ngại vật có độ cao vượt lên khỏi các bề mặt giới hạn chướng ngại vật của sân bay có được cảnh báo hàng không không? Câu hỏi của chị Q.H ở Nha Trang.

Bề mặt giới hạn chướng ngại vật hàng không là gì?

Bề mặt giới hạn chướng ngại vật hàng không được giải thích tại khoản 17 Điều 3 Nghị định 32/2016/NĐ-CP như sau:

Bề mặt giới hạn chướng ngại vật là bề mặt giới hạn độ cao tối đa của các vật thể bảo đảm an toàn cho tàu bay thực hiện các giai đoạn cất cánh, bay lên, bay theo các đường bay, vòng lượn, hạ thấp độ cao, hạ cánh; bảo đảm hoạt động bình thường cho các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời và các đài, trạm vô tuyến điện hàng không.
...

Như vậy, bề mặt giới hạn chướng ngại vật là bề mặt giới hạn độ cao tối đa của các vật thể bảo đảm an toàn cho tàu bay thực hiện các giai đoạn cất cánh, bay lên, bay theo các đường bay, vòng lượn, hạ thấp độ cao, hạ cánh;

Đồng thời, bảo đảm hoạt động bình thường cho các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời và các đài, trạm vô tuyến điện hàng không.

bề mặt hàng không

Chướng ngại vật có độ cao vượt lên khỏi các bề mặt giới hạn chướng ngại vật của sân bay có được cảnh báo hàng không không? (Hình từ Internet)

Các sân bay phải xác định bề mặt giới hạn chướng ngại vật như thế nào?

Các sân bay phải xác định bề mặt giới hạn chướng ngại vật theo quy định tại Điều 5 Nghị định 32/2016/NĐ-CP như sau:

Các bề mặt giới hạn chướng ngại vật
1. Các sân bay phải xác định bề mặt giới hạn chướng ngại vật theo dải bay và cấp sân bay. Kích thước các bề mặt giới hạn chướng ngại vật đối với sân bay quy định tại Phụ lục I và Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Các bề mặt giới hạn chướng ngại vật đối với các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Khoảng cách tối thiểu nhằm bảo đảm an toàn kỹ thuật của các đài, trạm vô tuyến điện hàng không tại Việt Nam với chướng ngại vật được quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này.

Theo quy định trên, các sân bay phải xác định bề mặt giới hạn chướng ngại vật theo dải bay và cấp sân bay.

Kích thước các bề mặt giới hạn chướng ngại vật đối với sân bay quy định tại Phụ lục I và Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 32/2016/NĐ-CP.

Các bề mặt giới hạn chướng ngại vật đối với các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 32/2016/NĐ-CP.

Khoảng cách tối thiểu nhằm bảo đảm an toàn kỹ thuật của các đài, trạm vô tuyến điện hàng không tại Việt Nam với chướng ngại vật được quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 32/2016/NĐ-CP.

Chướng ngại vật có độ cao vượt lên khỏi các bề mặt giới hạn chướng ngại vật của sân bay có được cảnh báo hàng không không?

Chướng ngại vật có độ cao vượt lên khỏi các bề mặt giới hạn chướng ngại vật của sân bay có được cảnh báo hàng không không thì theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 32/2016/NĐ-CP về chướng ngại vật phải được cảnh báo hàng không như sau:

Chướng ngại vật phải được cảnh báo hàng không
1. Những chướng ngại vật sau đây phải được cảnh báo hàng không
a) Có độ cao vượt lên khỏi các bề mặt giới hạn chướng ngại vật của sân bay;
b) Nằm trong phạm vi vùng trời lân cận của sân bay, có độ cao từ 45 mét trở lên so với mức cao sân bay;
c) Nằm ngoài phạm vi vùng trời phụ cận có độ cao từ 45 mét trở lên so với mặt đất tự nhiên;
d) Các chướng ngại vật quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Những trường hợp được miễn trừ cảnh báo hàng không do Cục Tác chiến - Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam xem xét, quyết định và nêu trong văn bản chấp thuận độ cao công trình.

Theo quy định trên, chướng ngại vật có độ cao vượt lên khỏi các bề mặt giới hạn chướng ngại vật của sân bay phải được cảnh báo hàng không.

Ngoài ra, còn có những chướng ngại vật sau đây phải được cảnh báo hàng không:

- Chướng ngại vật nằm trong phạm vi vùng trời lân cận của sân bay, có độ cao từ 45 mét trở lên so với mức cao sân bay;

- Chướng ngại vật nằm ngoài phạm vi vùng trời phụ cận có độ cao từ 45 mét trở lên so với mặt đất tự nhiên;

- Các chướng ngại vật quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 32/2016/NĐ-CP.

Tải về Cảnh báo chướng ngại vật hàng không tại đây.

Những trường hợp được miễn trừ cảnh báo hàng không do Cục Tác chiến - Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam xem xét, quyết định và nêu trong văn bản chấp thuận độ cao công trình.

Như vậy, chướng ngại vật có độ cao vượt lên khỏi các bề mặt giới hạn chướng ngại vật của sân bay phải được cảnh báo hàng không.

Chướng ngại vật hàng không
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mức cao sân bay là gì? Chướng ngại vật có độ cao từ 45 mét trở lên so với mức cao sân bay có được cảnh báo hàng không?
Pháp luật
Bề mặt giới hạn chướng ngại vật hàng không là gì? Các sân bay phải xác định bề mặt giới hạn chướng ngại vật như thế nào?
Pháp luật
Những vật thể nào được xem là chướng ngại vật hàng không? Bề mặt giới hạn chướng ngại vật được xác định thế nào?
Pháp luật
Đối với cảnh báo chướng ngại vật hàng không thì các vật thể cố định nào cần được đánh dấu và chiếu sáng?
Pháp luật
Thực hiện các công việc nào để quản lý độ cao chướng ngại vật hàng không? Quy định đối với việc quản lý độ cao công trình thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chướng ngại vật hàng không
884 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chướng ngại vật hàng không
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào