Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
Ngày 12/11/2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có Công văn 9337/BKHĐT-QLĐT năm 2024 lấy kiến dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu 2023 (sau đây gọi là dự thảo Nghị định).
Xem toàn văn dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 tại đây |
Theo đó, dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số nội dung Nghị định 24/2024/NĐ-CP sau:
- Bổ sung khoản 5 Điều 2 giải thích hoạt động lựa chọn nhà thầu
- Thay thế một số cụm từ tại khoản 3 Điều 3 về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu đối với nhà thầu tham dự gói thầu EPC, EP, EC
- Thay thế một số cụm từ tại khoản 2 Điều 16 về căn cứ xác định giá gói thầu và thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu
- Bổ sung điểm đ và e khoản 1 Điều 18 về thông tin về kết quả thực hiện hợp đồng của nhà thầu, chất lượng hàng hóa đã được sử dụng
Sửa đổi một số nội dung trong quy trình đấu thầu rộng rãi, hạn chế không qua mạng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp theo phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ gồm:
- Sửa đổi, bổ sung khoản 1, 3 của Điều 24 về lập hồ sơ mời thầu
- Sửa đổi bổ sung khoản 1 Điều 25 về mời thầu trong tổ chức lựa chọn nhà thầu
- Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 4 Điều 30 về đánh giá năng lực và kinh nghiệm nhà thầu
- Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 37 về thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu Sửa đổi một số nội dung trong quy trình đấu thầu rộng rãi, hạn chế không qua mạng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp theo phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ
- Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 Điều 61 về căn cứ lập hồ sơ mời thầu trong quy trình đấu thầu rộng rãi, hạn chế không qua mạng đối với gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn
Sửa đổi một số nội dung trong quy trình chỉ định thầu trong trường hợp đặc biệt và lựa chọn nhà thày thực hiện gói thầu có sự tham gia thực hiện của cộng đồng, gồm:
- Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 76 về lập hồ sơ yêu cầu chuẩn bị lựa chọn nhà thầu trong quy trinh chỉ định thầu thông thường áp dụng trong trường hợp chỉ có một nhà thầu được xác định để nhận hồ sơ yêu cầu
- Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 77 về lập hồ sơ yêu cầu trong quy trình chỉ định thầu thông thường áp dụng trong trường hợp chủ đầu tư gửi hồ sơ yêu cầu cho nhiều hơn một nhà thầu
Sửa đổi một số nội dung trong quy trình chào hàng cạnh tranh, mua sắm trực tiếp, tự thực hiện trong trường hợp đặc biệt và lựa chọn nhà thày thực hiện gói thầu có sự tham gia thực hiện của cộng đồng, gồm:
- Sửa đổi, bổ sung Điều 79 về quy trình chào hàng cạnh tranh
- Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 2 Điều 80 về lập hồ sơ yêu cầu chuẩn bị lựa chọn nhà thầu trong quy trình mua sắm trực tiếp
- Sửa đổi, bổ sung khoản 2, 3 Điều 82 về hồ sơ, quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và i khoản 1 Điều 29 của Luật Đấu thầu 2023
- Bãi bỏ khoản 1, 2 và sửa đổi, bổ sung khoản 4 và tên của Điều 83 về hồ sơ, quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt đối với trường hợp quy định tại các điểm d, đ, e,g,h, h1, h2, h3 và h4 khoản 1 Điều 29 của Luật Đấu thầu 2023 (được sửa đổi, bổ sung năm 2024)
- Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 97 về quy trình lựa chọn nhà thầu qua mạng
Sửa đổi một số nội dung về lựa chọn nhà thầu qua mạng, gồm:
- Sửa đổi điểm a khoản 3 Điều 98 về các trường hợp chào giá trực tuyến theo quy trình rút gọn
- Sửa đổi khoản 6 Điều 101 về trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy trình chào giá trực tuyến rút gọn
- Bổ sung khoản 28a sau khoản 28 và sửa đổi khoản 29 Điều 131 về xử lý tình huống trong đấu thầu qua mạng và không qua mạng
- Bổ sung khoản 2a và 2b sau khoản 2 Điều 135 về trách nhiệm thi hành
Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
Lựa chọn nhà thầu là gì?
Hiện nay, Luật Đấu thầu 2023 và các văn bản hướng dẫn chưa quy định khái niệm Lựa chọn nhà thầu là gì.
Để bổ sung, làm rõ khái niệm này, khoản 1 Điều 2 dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu 2023 giải thích hoạt động lựa chọn nhà thầu tại Điều 1 Luật Đấu thầu 2023 bao gồm các hình thức mua, thuê, thuê mua.
Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 2 Luật Đấu thầu 2023 quy định hoạt động lựa chọn nhà thầu để thực hiện:
- Các gói thầu thuộc dự án đầu tư của doanh nghiệp nhà nước theo quy định của Luật Doanh nghiệp và doanh nghiệp do doanh nghiệp nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
- Gói thầu trang bị cơ sở vật chất - kỹ thuật, máy móc, thiết bị hỗ trợ phát triển khoa học và công nghệ từ quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp nhà nước;
Phạm vi điều chỉnh Nghị định 24/2024/NĐ-CP ra sao?
Căn cứ tại Điều 1 Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định phạm vi điều chỉnh như sau:
(1) Nghị định 24/2024/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Đấu thầu 2023 về lựa chọn nhà thầu, bao gồm:
- Khoản 6 Điều 6 về bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu;
- Khoản 6 Điều 10 về ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu;
- Khoản 3 Điều 15 về chi phí trong lựa chọn nhà thầu;
- Khoản 4 Điều 19 về năng lực, kinh nghiệm của thành viên tổ chuyên gia, tổ thẩm định;
- Khoản 2 Điều 20 về các hình thức lựa chọn nhà thầu khác;
- Khoản 7 Điều 23 về chỉ định thầu;
- Khoản 4 Điều 29 về lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt;
- Khoản 4 Điều 36 về kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu cho dự án;
- Khoản 2 Điều 39 về nội dung kế hoạch lựa chọn nhà thầu;
- Khoản 8 Điều 43 về quy trình, thủ tục lựa chọn nhà thầu;
- Khoản 1 và khoản 5 Điều 50 về lựa chọn nhà thầu qua mạng;
- Khoản 7 Điều 53 về mua sắm tập trung;
- Khoản 3 và khoản 4 Điều 55 về lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc, hóa chất, vật tư xét nghiệm, thiết bị y tế;
- Khoản 4 Điều 67 về ký kết hợp đồng với nhà thầu được lựa chọn;
- Khoản 6 Điều 70 về sửa đổi hợp đồng;
- Khoản 2 Điều 84 về trách nhiệm quản lý nhà nước về đấu thầu;
- Khoản 4 Điều 86 về thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động đấu thầu;
- Khoản 5 Điều 87 về xử lý vi phạm;
- Khoản 4 Điều 88 về xử lý tình huống trong đấu thầu.
(2) Các biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu, bao gồm:
- Đăng ký trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia;
- Thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu;
- Thẩm quyền quyết định việc mua sắm đối với dự toán mua sắm;
- Công khai thông tin trong hoạt động đấu thầu;
- Quản lý nhà thầu.
(3) Việc lựa chọn nhà thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công theo hình thức đặt hàng, giao nhiệm vụ thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ.
Nếu không có gì thay đổi, dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu 2023 sẽ có hiệu lực thi hành từ 01 tháng 01 năm 2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ai có quyền yêu cầu người có thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế cung cấp thông tin theo quy định?
- Người có trách nhiệm chăm sóc lại ép buộc trẻ em xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm bị phạt mấy năm tù?
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?
- Kinh doanh các loại pháo bao gồm những gì? Cơ sở kinh doanh các loại pháo cần phải có phương án bảo đảm an ninh trật tự không?
- Bấm biển số xe máy trên VNeID được không? Lệ phí bấm biển số xe máy trên VNeID là bao nhiêu?