Đối với cảnh báo chướng ngại vật hàng không thì các vật thể cố định nào cần được đánh dấu và chiếu sáng?

Đối với cảnh báo chướng ngại vật hàng không thì các vật thể cố định nào cần được đánh dấu và chiếu sáng? Chướng ngại vật hàng không cố định được sơn màu đánh dấu thế nào? Câu hỏi của anh Hưng (Đà Nẵng)

Đối với cảnh báo chướng ngại vật hàng không thì các vật thể cố định nào cần được đánh dấu và chiếu sáng?

Đối với việc cảnh báo chướng ngại vật hàng không thì các vật thể cố định thuộc các trường hợp được nêu tại Mục 1 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 32/2016/NĐ-CP, cụ thể như sau:

- Một vật thể cố định phải được đánh dấu nếu có độ cao vượt trên bề mặt lấy độ cao cất cánh trong phạm vi 3.000 m tính từ mép trong của bề mặt lấy độ cao cất cánh và phải được chiếu sáng bằng đèn cảnh báo chướng ngại vật nếu đường đường cất, hạ cánh (CHC) sử dụng vào ban đêm, trừ các trường hợp:

+ Có thể không cần đánh dấu và chiếu sáng bằng đèn cảnh báo chướng ngại vật khi vật thể này được che khuất bằng một vật thể cố định khác;

+ Có thể không cần đánh dấu khi vật thể đó được chiếu sáng bằng đèn cảnh báo chướng ngại vật có cường độ trung bình loại A vào ban ngày và chiều cao không quá 150 m so với mặt đất;

+ Có thể không cần đánh dấu khi vật thể đó được chiếu sáng bằng đèn cảnh báo chướng ngại vật có cường độ cao vào ban ngày;

+ Có thể không cần chiếu sáng khi vật thể là một nhà đèn hoặc thấy rằng không lắp đèn vẫn đủ điều kiện đảm bảo an toàn hàng không.

- Vật thể cố định, không phải là chướng ngại vật nhưng ở cạnh bề mặt lấy độ cao cất cánh phải được đánh dấu và nếu đường CHC sử dụng vào ban đêm phải được chiếu sáng cảnh báo chướng ngại vật; trừ các trường hợp:

+ Khi vật thể đó được chiếu sáng bằng đèn cảnh báo chướng ngại vậtcó cường độ trung bình loại A vào ban ngày và chiều cao không quá 150 m so với mặt đất;

+ Khi vật thể đó được chiếu sáng bằng đèn cảnh báo chướng ngại vật có cường độ cao vào ban ngày.

- Một vật thể cố định vượt trên bề mặt tiếp cận hoặc bề mặt chuyển tiếp trong phạm vi 3.000 m tính từ mép trong của bề mặt tiếp cận phải được đánh dấu và nếu đường CHC sử dụng vào ban đêm phải được chiếu sáng cảnh báo chướng ngại vật, trừ các trường hợp:

+ Khi vật thể này được che khuất bằng một vật thể cố định khác;

+ Có thể không cần đánh dấu và chiếu sáng khi vật thể đó được chiếu sáng bằng đèn cảnh báo chướng ngại vật có cường độ trung bình loại A vào ban ngày và chiều cao không quá 150 m so với mặt đất;

+ Có thể không cần đánh dấu khi vật thể đó được chiếu sáng bằng đèn cảnh báo chướng ngại vật có cường độ cao vào ban ngày;

+ Có thể không cần chiếu sáng khi vật thể là một nhà đèn hoặc thấy rằng không lắp đèn vẫn đủ điều kiện đảm bảo an toàn hàng không.

- Vật thể cố định vượt trên bề mặt ngang trong phải được đánh dấu và nếu đường CHC sử dụng vào ban đêm phải được chiếu sáng, trừ các trường hợp.

+ Khi vật thể này được che khuất bằng một vật thể cố định khác hoặc nghiên cứu thấy không ảnh hưởng đến an toàn bay;

+ Có thể không cần đánh dấu khi vật thể đó được chiếu sáng bằng đèn cảnh báo chướng ngại vật có cường độ trung bình loại A vào ban ngày và chiều cao không quá 150 m so với mặt đất;

+ Có thể không cần đánh dấu khi vật thể đó được chiếu sáng bằng đèn cảnh báo chướng ngại vật có cường độ cao vào ban ngày;

+ Có thể không cần đánh dấu và chiếu sáng đối với các vật thể khối lớn không thể di chuyển hoặc địa hình là chướng ngại vật hình cong cần thiết kế phương thức bay bảo đảm an toàn theo chiều thẳng đứng phía dưới vệt bay của tàu bay;

+ Có thể không cần chiếu sáng khi vật thể là một nhà đèn hoặc thấy rằng không lắp đèn vẫn đủ điều kiện đảm bảo an toàn hàng không.

- Vật thể cố định vượt trên bề mặt chướng ngại vật phải được đánh dấu và nếu đường CHC sử dụng vào ban đêm phải được chiếu sáng.

- Đánh dấu chướng ngại vật là xe cộ và các vật thể di động khác không phải là tàu bay; khi sân bay được sử dụng vào ban đêm hoặc điều kiện tầm nhìn kém thì chúng được chiếu sáng, trừ các thiết bị và xe cộ chuyên dụng trên sân đỗ tàu bay.

Chướng ngại vật hàng không

Chướng ngại vật hàng không (Hình từ Internet)

Chướng ngại vật hàng không cố định được sơn màu đánh dấu thế nào?

Tại tiểu mục 2 Mục 2 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 32/2016/NĐ-CP quy định về sơn màu cho chướng ngại vật hàng không như sau:

- Mọi chướng ngại vật đều phải được sơn ô màu để thấy rõ hình dáng của nó trên bất kỳ mặt phẳng đứng nào đều bằng hoặc lớn hơn 4,5 m theo cả hai kích thước. Màu phải gồm nhiều hình chữ nhật phù hợp mỗi cạnh không nhỏ hơn 1.5 m và không lớn hơn 3 m. Các góc có màu sẫm hơn. Màu sắc phải tương phản với nhau và tương phản với màu sắc xung quanh nó. Màu thông dụng nhất là màu da cam và màu trắng hoặc màu đỏ và màu trắng xen kẽ nhau, trừ khi màu đó lẫn với màu xung quanh.

- Vật thể được sơn phải có vạch màu tương phản xen kẽ nhau nếu:

+ Nó chủ yếu gồm những bề mặt có cạnh là chiều ngang hoặc chiều đứng lớn hơn 1,5 m và cạnh còn lại có chiều ngang hoặc chiều đứng nhỏ hơn 4,5 m;

+ Nó là dạng khung có chiều ngang hoặc chiều đứng lớn hơn 1.5 m.

Các dải sơn phải vuông góc với chiều dài nhất và có chiều rộng bằng 1/7 của chiều dài nhất hoặc 30 m (lấy theo giá trị nào nhỏ hơn). Màu sắc của các dải phải tương phản với màu xung quanh nó. Dùng màu da cam và màu trắng trừ khi màu này không tương phản và khó quan sát. Các dải ở đầu mút của vật thể có màu sẫm hơn (xem hình 1, 2-PLIV).

- Chiều rộng dải dấu hiệu

sơn màu

- Vật thể phải sơn một màu nếu hình chiếu của nó trên bất kỳ một mặt phẳng thẳng đứng nào đều có hai chiều nhỏ hơn 1,5 m. Phải dùng màu da cam hoặc màu đỏ trừ khi những màu này lẫn với màu nền xung quanh.

Chú thích: Đối với một vài loại nền có thể dùng màu khác với da cam hay đỏ để có đủ độ tương phản.

Sử dụng cờ và sử dụng mốc để đánh dấu chướng ngại vật hàng không cố định thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 3 và tiểu mục 4 Mục 2 Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 32/2016/NĐ-CP quy định về việc sử dụng mốc và sử dụng cờ để đánh dấu chướng ngại vật hàng không cố định như sau:

* Sử dụng mốc:

- Lắp đặt các mốc ở trên hoặc bên cạnh các chướng ngại vật tại những vị trí dễ nhận biết hình dáng chung của vật thể và trong thời tiết tốt có thể nhận biết ở cự ly tối thiểu 1000 m từ trên không và 300 m từ mặt đất ở mọi hướng mà tàu bay có thể tiến đến vật thể đó.

Hình dáng của mốc phải rõ trong phạm vi cần thiết để chúng không bị nhầm lẫn là các mốc dùng cho mục đích thông tin khác và không làm tăng mối nguy hiểm cho tàu bay do mốc đánh dấu vật thể gây ra.

- Mỗi mốc được sơn một màu. Lắp đặt các mốc trắng và đỏ hoặc trắng và da cam xen kẽ nhau. Chọn màu sắc tương phản với nền xung quanh để dễ nhìn thấy.

* Sử dụng cờ:

- Cờ đánh dấu vật thể được cắm xung quanh hoặc trên đỉnh, hoặc xung quanh mép cao nhất của vật thể. Khi dùng cờ đánh dấu những vật thể lớn hoặc những nhóm vật thể ở gần sát nhau, phải cắm cờ cách nhau ít nhất 15 m để hạn chế nguy hiểm do cờ đánh dấu vật thể gây ra.

- Cờ vuông dùng đánh dấu vật thể cố định không được nhỏ hơn 0,6 m, cờ vuông đánh dấu vật thể di động không được nhỏ hơn 0,9 m.

- Cờ đánh dấu vật thể cố định có màu da cam hoặc kết hợp của hai tam giác một màu da cam và một màu trắng, hoặc một màu đỏ và một màu trắng, trừ trường hợp những màu này lẫn vào nền thì dùng các màu khác rõ hơn.

Chướng ngại vật hàng không
Hàng không
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mức cao sân bay là gì? Chướng ngại vật có độ cao từ 45 mét trở lên so với mức cao sân bay có được cảnh báo hàng không?
Pháp luật
Bề mặt giới hạn chướng ngại vật hàng không là gì? Các sân bay phải xác định bề mặt giới hạn chướng ngại vật như thế nào?
Pháp luật
Hội đồng sát hạch hàng không được quy định như thế nào? Sát hạch viên của Hội đồng sát hạch hàng không cần đáp ứng các tiêu chuẩn nào?
Pháp luật
Đại hội đồng của tổ chức hàng không dân dụng quốc tế họp thường niên, bất thường bao nhiêu năm một lần?
Pháp luật
Chủ tịch hội đồng của tổ chức hàng không dân dụng quốc tế có nhiệm kỳ bao nhiêu năm? Và vị trí này có được tái cử không?
Pháp luật
Những vật thể nào được xem là chướng ngại vật hàng không? Bề mặt giới hạn chướng ngại vật được xác định thế nào?
Pháp luật
Đối với cảnh báo chướng ngại vật hàng không thì các vật thể cố định nào cần được đánh dấu và chiếu sáng?
Pháp luật
Thực hiện các công việc nào để quản lý độ cao chướng ngại vật hàng không? Quy định đối với việc quản lý độ cao công trình thế nào?
Pháp luật
Tại sân bay bãi cất hạ cánh là khu vực được xác định dùng cho loại phương tiện nào? Yêu cầu đối với quy hoạch bãi cất hạ cánh là gì?
Pháp luật
Pháp luật quy định về bồi thường thiệt hại đối với hành khách trong các chuyến bay như thế nào? Đối với hàng hóa, hành lý của hành khách bị mất mát hư hỏng thì được bồi thường như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chướng ngại vật hàng không
1,261 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chướng ngại vật hàng không Hàng không
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào