Những loại cầu đường bộ nào không cần đặt biển báo hiệu hạn chế trọng lượng xe? Lắp đặt biển báo hiệu hạn chế trọng lượng xe ở phía nào trên cầu đường bộ?
Loại cầu đường bộ nào không cần đặt biển báo hiệu hạn chế trọng lượng xe?
Loại cầu đường bộ nào không cần đặt biển báo hiệu hạn chế trọng lượng xe? (Hình từ Internet)
Theo Điều 7 Thông tư 84/2014/TT-BGTVT quy định như sau:
Điều kiện đặt biển báo hiệu hạn chế trọng lượng xe
1. Cầu không đặt biển báo hiệu hạn chế trọng lượng xe
a) Cầu được thiết kế theo tải trọng tiêu chuẩn tiên tiến (H30-XB80, HL93 hoặc tương đương trở lên), thi công đúng thiết kế, chất lượng tốt, không bị hư hỏng.
b) Cầu đang khai thác được tính toán hoặc kiểm định đáp ứng được khả năng chịu tải tương đương với tải trọng tiêu chuẩn tiên tiến nêu tại điểm a Khoản này.
2. Cầu phải đặt biển báo hiệu hạn chế trọng lượng xe
a) Cầu không đảm bảo điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này phải đặt biển báo hiệu hạn chế trọng lượng xe qua cầu.
b) Trị số ghi trên biển báo hiệu là kết quả tính toán hoặc kiểm định cầu, làm tròn số đến đơn vị tấn, được quyết định bởi cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 8 của Thông tư này.
3. Đồng bộ về tải trọng cầu, đường trên mạng lưới đường bộ
a) Khi đầu tư xây dựng cầu mới, phải thiết kế theo tải trọng tiêu chuẩn quy định tại Tiêu chuẩn 22TCN 272-05 (hoặc tải trọng tương đương).
b) Khi sửa chữa cải tạo, nâng cấp cầu, phải thiết kế theo hướng nâng cao tải trọng khai thác của cầu hoặc kết hợp điều tiết, tổ chức giao thông để bỏ biển báo hiệu hạn chế trọng lượng xe qua cầu khi điều kiện cho phép (quy định tốc độ tối đa qua cầu; điều tiết xe qua cầu từng chiếc hoặc bảo đảm cự ly tối thiểu giữa các xe; xe đi đúng tim cầu; không dừng đỗ, phanh gấp trên cầu).
c) Đối với cầu có tải trọng khai thác thấp (chỉ cho phép xe có tổng trọng lượng nhỏ hơn 13 tấn qua cầu): trên hệ thống quốc lộ phải xây dựng cầu mới để thay thế kịp thời; trên các hệ thống đường bộ khác phải có kế hoạch xây dựng cầu mới phù hợp quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Theo đó, khoản 1 Điều 7 Thông tư 84/2014/TT-BGTVT quy định những loại cầu đường bộ sau đây không cần đặt biển báo hiệu hạn chế trọng lượng xe:
+ Cầu được thiết kế theo tải trọng tiêu chuẩn tiên tiến (H30-XB80, HL93 hoặc tương đương trở lên), thi công đúng thiết kế, chất lượng tốt, không bị hư hỏng.
+ Cầu đang khai thác được tính toán hoặc kiểm định đáp ứng được khả năng chịu tải tương đương với tải trọng tiêu chuẩn tiên tiến nêu tại điểm a Khoản này.
Ngoài ra, đối với các loại cầu đường bộ sau đây phải đặt biển báo hiệu hạn chế trọng lượng xe, gồm:
+ Cầu không đảm bảo điều kiện không đặt biển báo hiệu hạn chế trọng lượng xe
+ Trị số ghi trên biển báo hiệu là kết quả tính toán hoặc kiểm định cầu, làm tròn số đến đơn vị tấn, được quyết định bởi cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư 84/2014/TT-BGTVT.
Lắp đặt biển báo hiệu hạn chế trọng lượng xe ở phía nào trên cầu đường bộ?
Theo khoản 1 Điều 8 Thông tư 84/2014/TT-BGTVT quy định như sau:
Quản lý lắp đặt biển báo hiệu hạn chế trọng lượng xe
1. Lắp đặt biển báo hiệu hạn chế trọng lượng xe
a) Biển báo hiệu hạn chế trọng lượng xe được lắp đặt cho từng cầu, biển đặt bên phải theo chiều đi, cách hai đầu cầu từ 10 đến 30 mét ở vị trí dễ quan sát.
b) Trường hợp cầu hư hỏng đột xuất, cầu có tải trọng khai thác thấp, ngoài việc đặt biển báo hiệu hạn chế trọng lượng xe quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư này, còn phải đặt bổ sung các bảng thông tin hướng dẫn ở hai đầu đoạn tuyến để thông báo cho người tham gia giao thông về vị trí và tải trọng của cầu có tải trọng khai thác thấp nhất nằm trong đoạn tuyến.
2. Thực hiện lắp đặt biển báo hiệu hạn chế trọng lượng xe
a) Cục Quản lý đường bộ thực hiện trên hệ thống quốc lộ được giao quản lý.
b) Sở Giao thông vận tải thực hiện trên hệ thống quốc lộ ủy thác, các hệ thống đường địa phương được giao quản lý.
c) Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan, đơn vị khác (được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ) thực hiện trên các hệ thống đường địa phương được giao quản lý.
d) Nhà đầu tư thực hiện trên các dự án PPP, BOT hoặc đường chuyên dùng.
3. Kiểm tra, khảo sát, tính toán tải trọng khai thác và kiểm định cầu
a) Cơ quan trực tiếp quản lý cầu có trách nhiệm rà soát, xác định cầu cần lắp đặt biển báo hiệu hạn chế trọng lượng xe.
b) Cầu cần đặt biển báo hiệu hạn chế trọng lượng xe, phải được tiến hành khảo sát, tính toán tải trọng khai thác hoặc kiểm định để xác định trị số ghi trên biển.
c) Việc kiểm tra, khảo sát, tính toán tải trọng khai thác và kiểm định cầu do Tổ chức tư vấn chuyên ngành có tư cách pháp nhân, có đủ năng lực và kinh nghiệm về thiết kế, kiểm định cầu thực hiện; trường hợp cần thiết, có thể thuê Tư vấn độc lập tiến hành thẩm tra kết quả thực hiện của Tổ chức tư vấn chuyên ngành.
Theo đó, căn cứ trên quy định biển báo hiệu hạn chế trọng lượng xe được lắp đặt cho từng cầu đường bộ, biển đặt phía bên phải theo chiều đi, cách hai đầu cầu từ 10 đến 30 mét ở vị trí dễ quan sát.
Lưu ý: Trường hợp cầu hư hỏng đột xuất, cầu có tải trọng khai thác thấp:
+ Việc đặt biển báo hiệu hạn chế trọng lượng xe quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Thông tư 84/2014/TT-BGTVT.
+ Phải đặt bổ sung các bảng thông tin hướng dẫn ở hai đầu đoạn tuyến để thông báo cho người tham gia giao thông về vị trí và tải trọng của cầu có tải trọng khai thác thấp nhất nằm trong đoạn tuyến.
Thẩm quyền quyết định trị số ghi trên biển báo hiệu hạn chế trọng lượng xe thuộc cơ quan nào?
Theo khoản 4 Điều 8 Thông tư 84/2014/TT-BGTVT quy định như sau:
Quản lý lắp đặt biển báo hiệu hạn chế trọng lượng xe
….
4. Thẩm quyền quyết định trị số ghi trên biển báo hiệu hạn chế trọng lượng xe
a) Tổng cục Đường bộ Việt Nam quyết định đối với cầu trên hệ thống quốc lộ (bao gồm cả dự án PPP, BOT).
b) Sở Giao thông vận tải quyết định đối với cầu trên các hệ thống đường địa phương trong địa bàn quản lý (bao gồm cả dự án PPP, BOT và đường chuyên dùng).
5. Trường hợp cầu hư hỏng đột xuất phần kết cấu chịu lực chủ yếu, cơ quan trực tiếp quản lý cầu phải chủ động kiểm tra, đánh giá để quyết định trị số và đặt biển tạm thời hoặc tổ chức điều tiết giao thông ngay; đồng thời, phải báo cáo cấp có thẩm quyền cho phép tiến hành sửa chữa cấp bách để bảo đảm an toàn giao thông, an toàn công trình cầu.
Theo đó, căn cứ quy định trên thì thẩm quyền quyết định trị số ghi trên biển báo hiệu hạn chế trọng lượng xe thuộc các cơ quan sau đây:
+ Tổng cục Đường bộ Việt Nam quyết định đối với cầu trên hệ thống quốc lộ (bao gồm cả dự án PPP, BOT).
+ Sở Giao thông vận tải quyết định đối với cầu trên các hệ thống đường địa phương trong địa bàn quản lý (bao gồm cả dự án PPP, BOT và đường chuyên dùng).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?
- Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại truyện cổ tích ngắn gọn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Số lượng thành viên hội đồng trường cao đẳng sư phạm là số chẵn đúng không? Chủ tịch hội đồng trường có được kiêm nhiệm chức vụ quản lý?
- Mẫu thông báo tuyển dụng nhân viên kế toán cuối năm là mẫu nào? Người lao động có phải trả chi phí cho việc tuyển dụng?
- Lời chúc giáng sinh dành cho người yêu ý nghĩa? Lễ Giáng sinh Noel người lao động có được tạm ứng tiền lương không?