Đường ưu tiên là đường như thế nào? Thứ tự đường ưu tiên ra sao? Biển giao nhau với đường ưu tiên là biển nào?
Đường ưu tiên là đường như thế nào? Thứ tự đường ưu tiên ra sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 như sau:
Giải thích từ ngữ
1. Trật tự, an toàn giao thông đường bộ là trạng thái giao thông trên đường bộ có trật tự, bảo đảm an toàn, thông suốt; được hình thành và điều chỉnh bởi các quy tắc, nguyên tắc, quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
2. Phương tiện giao thông đường bộ là các loại xe, bao gồm: phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới), phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (sau đây gọi là xe thô sơ), xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự.
3. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ là phương tiện giao thông đường bộ tham gia giao thông trên đường bộ.
4. Đường ưu tiên là đường mà trên đó phương tiện tham gia giao thông đường bộ được các phương tiện tham gia giao thông đường bộ đến từ hướng khác nhường đường khi qua nơi đường giao nhau, được cắm biển báo hiệu đường ưu tiên.
5. Phần đường xe chạy là phần của đường bộ được sử dụng cho phương tiện giao thông đường bộ đi lại.
6. Làn đường là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có đủ chiều rộng cho xe chạy an toàn.
7. Cải tạo xe (sau đây gọi là cải tạo) là việc thay đổi đặc điểm của xe đã được cấp đăng ký xe, biển số xe hoặc xe đã qua sử dụng được nhập khẩu dẫn đến thay đổi về kiểu loại xe theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
8. Người tham gia giao thông đường bộ bao gồm: người điều khiển, người được chở trên phương tiện tham gia giao thông đường bộ; người điều khiển, dẫn dắt vật nuôi trên đường bộ; người đi bộ trên đường bộ.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì đường ưu tiên là đường ưu tiên là đường mà trên đó phương tiện tham gia giao thông đường bộ được các phương tiện tham gia giao thông đường bộ đến từ hướng khác nhường đường khi qua nơi đường giao nhau, được cắm biển báo hiệu đường ưu tiên.
Theo đó, tại Điều 5 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 51/2024/TT-BGTVT quy định về thứ tự đường ưu tiên được như sau:
- Đường cao tốc;
- Quốc lộ;
- Đường đô thị;
- Đường tỉnh;
- Đường huyện;
- Đường xã;
- Đường thôn;
- Đường chuyên dùng.
Lưu ý:
Nếu hai đường cùng thứ tự, giao nhau cùng mức, việc xác định đường nào là đường ưu tiên được xem xét lần lượt theo quy định sau:
- Được cấp có thẩm quyền quy định là đường ưu tiên;
- Đường có cấp kỹ thuật cao hơn thì được ưu tiên;
- Khi lưu lượng xe khác nhau, đường cùng cấp có lưu lượng xe trung bình ngày đêm lớn hơn thì được ưu tiên;
- Khi lưu lượng xe trung bình ngày đêm bằng nhau, đường có nhiều xe ô tô vận tải công cộng lớn hơn thì được ưu tiên;
- Đường nào có mặt đường cấp cao hơn thì được ưu tiên.
Đường ưu tiên là đường như thế nào? Thứ tự đường ưu tiên ra sao? Biển giao nhau với đường ưu tiên là biển nào? (Hình từ Internet)
Biển giao nhau với đường ưu tiên là biển nào?
Biển giao nhau với đường ưu tiên (đường chính) - Biển số W.208 được quy định tại Phụ lục C Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 51/2024/TT-BGTVT, cụ thể:
- Trên đường không ưu tiên, để báo trước sắp đến nơi giao nhau với đường ưu tiên, đặt biển số W.208 "Giao nhau với đường ưu tiên". Trong nội thành, nội thị có thể không đặt biển này.
- Các xe đi trên đường có đặt biển số W.208 phải nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên khi qua nơi giao nhau (trừ các loại xe được quyền ưu tiên theo quy định).
- Bên dưới biển số W.208, có thể đặt biển số S.506b "Hướng đường ưu tiên" nếu ở nơi đường giao nhau đường ưu tiên thay đổi hướng (rẽ ngoặt).
- Trường hợp đặt biển số W.208 ở trong khu đông dân cư, biển được đặt trực tiếp trước vị trí giao nhau với đường ưu tiên.
Ở ngoài khu đông dân cư, tùy theo đặt xa hay gần mà có thêm biển số S.502 "Khoảng cách đến đối tượng báo hiệu".
Biển số W.208 "Giao nhau với đường ưu tiên (đường chính)" có dạng như sau:
Biển số W.208
Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí nào?
Căn cứ vào khoản 4 Điều 18 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau đây:
- Bên trái đường một chiều;
- Trên đoạn đường cong hoặc gần đầu dốc mà tầm nhìn bị che khuất;
- Trên cầu, trừ những trường hợp tổ chức giao thông cho phép;
- Gầm cầu vượt, trừ những nơi cho phép dừng xe, đỗ xe;
- Song song cùng chiều với một xe khác đang dừng, đỗ trên đường;
- Cách xe ô tô đang đỗ ngược chiều dưới 20 mét trên đường phố hẹp,
dưới 40 mét trên đường có một làn xe cơ giới trên một chiều đường;
- Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;
- Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 05 mét tính từ mép đường giao nhau;
- Điểm đón, trả khách;
- Trước cổng và trong phạm vi 05 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức có bố trí đường cho xe ra, vào;
- Tại nơi phần đường có chiều rộng chỉ đủ cho một làn xe cơ giới;
- Trong phạm vi an toàn của đường sắt;
- Che khuất biển báo hiệu đường bộ, đèn tín hiệu giao thông;
- Trên đường dành riêng cho xe buýt, trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; trên lòng đường, vỉa hè trái quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn chính sách, chế độ khi nghỉ việc của CBCCVC trong sắp xếp bộ máy theo Thông tư 01/2025 ra sao?
- Đường ưu tiên là đường như thế nào? Thứ tự đường ưu tiên ra sao? Biển giao nhau với đường ưu tiên là biển nào?
- Trình diễn drone 2025 Hồ Tây mấy giờ? Lịch Hòa nhạc ánh sáng chào năm mới 2025? Tết Âm lịch người dân được bắn pháo hoa nào?
- Nồng độ cồn kịch khung 2025 là gì? Phạt kịch khung nồng độ cồn xe máy, ô tô 2025? Mức phạt nồng độ cồn kịch khung?
- Mục đích phân loại đơn vị hành chính là gì? Việt Nam có bao nhiêu loại đơn vị hành chính theo quy định?