Những giấy tờ người nước ngoài phải mang theo khi tham gia giao thông đường bộ tại Việt Nam từ 01/5/2024 gồm những gì?
Những giấy tờ người nước ngoài phải mang theo khi tham gia giao thông đường bộ tại Việt Nam từ 01/5/2024 gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 30/2024/NĐ-CP quy định đối với người điều khiển và phương tiện cơ giới nước ngoài khi tham gia giao thông tại Việt Nam từ 01/5/2024.
Theo đó, khi điều khiển phương tiện cơ giới nước ngoài tham gia giao thông, người điều khiển phải chấp hành đúng quy định của pháp luật về giao thông đường bộ của Việt Nam; mang theo và xuất trình khi cơ quan có thẩm quyền yêu cầu các giấy tờ sau:
- Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế, giấy tờ liên quan đến cư trú tại Việt Nam;
- Giấy phép lái xe do nước ngoài cấp phù hợp với loại xe điều khiển và còn hiệu lực;
- Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới hoặc giấy tờ tương đương do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia đăng ký xe cấp còn hiệu lực (đối với xe ô tô);
- Giấy đăng ký xe do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia đăng ký xe cấp và còn hiệu lực;
- Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới có giá trị tại Việt Nam;
- Tờ khai hải quan phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập, tái xuất.
Ngoài ra, Nghị định 30/2024/NĐ-CP còn đặt ra một số quy định đối với người điều khiển và phương tiện cơ giới nước ngoài khi tham gia giao thông tại Việt Nam từ 01/5/2024 như:
- Phải có phương tiện đi trước để hướng dẫn giao thông cho phương tiện cơ giới nước ngoài trong quá trình tham gia giao thông tại Việt Nam.
Phương tiện hướng dẫn giao thông là xe ô tô (nếu khách du lịch điều khiển xe ô tô) hoặc xe mô tô (nếu khách du lịch điều khiển xe mô tô) do doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế của Việt Nam bố trí và phải được gắn logo hoặc cắm cờ có biểu tượng của doanh nghiệp đó.
- Chỉ được tham gia giao thông trên các tuyến đường trong phạm vi địa giới hành chính cấp tỉnh và thời gian lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam theo đúng quy định tại văn bản chấp thuận của Bộ Công an.
Như vậy, khi điều khiển và phương tiện cơ giới tham gia giao thông tại Việt Nam từ 01/5/2024, ngoài việc phải mang theo những giấy tờ quy định, người nước ngoài còn phải có phương tiện đi trước để hướng dẫn giao thông và chỉ được tham gia giao thông trên các tuyến đường trong phạm vi địa giới hành chính cấp tỉnh và thời gian lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam theo đúng quy định.
Những giấy tờ người nước ngoài phải mang theo khi tham gia giao thông tại Việt Nam gồm những gì?
Người nước ngoài điều khiển phương tiện cơ giới vào Việt Nam phải đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ tại khoản Điều 4 Nghị định 30/2024/NĐ-CP quy định điều kiện đối với người điều khiển và phương tiện cơ giới nước ngoài vào Việt Nam từ 01/5/2024 gồm:
(1) Điều kiện chung
- Phải thông qua doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế của Việt Nam làm thủ tục đề nghị chấp thuận được tổ chức cho khách du lịch nước ngoài mang phương tiện cơ giới nước ngoài vào tham gia giao thông tại Việt Nam;
- Có văn bản chấp thuận được tổ chức cho khách du lịch nước ngoài mang phương tiện cơ giới nước ngoài vào tham gia giao thông tại Việt Nam của Bộ Công an cấp.
(2) Điều kiện đối với phương tiện cơ giới nước ngoài
- Là phương tiện cơ giới đường bộ: Xe ô tô chở người có tay lái ở bên phải hoặc có tay lái ở bên trái gồm: Từ 09 chỗ trở xuống, xe ô tô nhà ở lưu động; Xe mô tô hai bánh.
- Có Giấy đăng ký xe và gắn biển số xe do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia đăng ký xe cấp và còn hiệu lực;
- Có Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới hoặc giấy tờ tương đương do cơ quan có thẩm quyền của quốc gia đăng ký xe cấp còn hiệu lực (đối với xe ô tô);
- Đối với phương tiện cơ giới nước ngoài là xe ô tô có tay lái ở bên phải: Có công hàm của Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế liên Chính phủ tại Việt Nam gửi Bộ Công an đề nghị và nêu rõ lý do cho phương tiện tham gia giao thông tại Việt Nam;
- Phải làm thủ tục hải quan, tạm nhập, tái xuất theo quy định của pháp luật hải quan ngay tại cửa khẩu nhập cảnh, xuất cảnh;
- Chỉ được tạm nhập, tái xuất qua các cửa khẩu quốc tế đường bộ, đường biển, đường thủy nội địa, đường sắt, đường hàng không; phải tạm nhập, tái xuất theo đúng cửa khẩu đã được Bộ Công an chấp thuận;
Thời gian được phép tham gia giao thông tại Việt Nam tối đa không quá 45 ngày.
Trong trường hợp bất khả kháng được lưu lại Việt Nam thêm không quá 10 ngày và phải thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 5 Nghị định 30/2024/NĐ-CP.
(3) Điều kiện riêng đối với người điều khiển phương tiện cơ giới nước ngoài
- Là người nước ngoài;
- Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế và thị thực, giấy tờ có giá trị cư trú tại Việt Nam, trừ trường hợp được miễn thị thực theo quy định của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014.
Trường hợp người nước ngoài nhập cảnh theo diện đơn phương miễn thị thực thì hộ chiếu phải còn thời hạn sử dụng ít nhất 06 tháng; người nước ngoài sử dụng thị thực điện tử phải nhập cảnh qua các cửa khẩu quốc tế do Chính phủ quyết định;
- Có Giấy phép lái xe do nước ngoài cấp phù hợp với loại xe điều khiển và còn hiệu lực;
- Phải làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh theo quy định của Luật Nhập cảnh, xuất cảnh và cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014.
Giấy phép lái xe ở Hàn Quốc có được công nhận ở Việt Nam?
Theo Quyết định 163/QĐ-TTg 2024 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định về công nhận lẫn nhau giấy phép lái xe quốc tế giữa Việt Nam - Đại Hàn Dân quốc quy định tổ chức thực hiện Hiệp định như sau:
- Công nhận giấy phép lái xe của phía Hàn Quốc, xử lý vi phạm và thiết lập kênh thông tin phối hợp thực hiện Hiệp định.
- Tiến hành công nhận Giấy phép lái xe của phía Hàn Quốc và xử lý vi phạm theo quy định của Hiệp định và pháp luật quốc gia của mỗi bên.
- Thiết lập kênh thông tin phối hợp với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phía Hàn Quốc.
- Chỉ định và thông báo về cơ quan đầu mối và thông tin liên lạc giữa Việt Nam và Hàn Quốc về mọi vấn đề của Hiệp định; đảm bảo điều kiện kỹ thuật phục vụ kết nối, trao đổi, chia sẻ thông tin giữa hai bên.
- Đề xuất cơ quan thực hiện nhiệm vụ:
+ Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương triển khai Hiệp định theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền;
Tổng hợp thông tin và cung cấp cho Bộ Ngoại giao đầu mối liên lạc và các thông tin liên quan đến việc triển khai Hiệp định để thông báo chính thức cho phía Hàn Quốc.
+ Bộ Công an tổ chức triển khai Hiệp định theo chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền;
Cung cấp cho Bộ Giao thông vận tải đầu mối liên lạc liên quan đến công tác kiểm tra, xác minh và xử lý vi phạm để triển khai Hiệp định. Các Bộ, ngành, địa phương liên quan có trách nhiệm phối hợp cung cấp cho Bộ Công an các đầu mối liên lạc liên quan tới công tác kiểm tra, xác minh và xử lý vi phạm theo chức năng nhiệm vụ và thẩm quyền.
+ Bộ Ngoại giao, trên cơ sở thông tin cung cấp của Bộ Giao thông vận tải, thông báo cho phía Hàn Quốc: các cơ quan đầu mối thực hiện Hiệp định của phía Việt Nam; mẫu Giấy phép lái xe quốc tế, Giấy phép lái xe quốc gia; các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.
- Thời gian thực hiện: Hằng năm, cho đến khi Hiệp định chấm dứt hiệu lực.
Như vậy, từ ngày 06/02/2024 Giấy phép lái xe của phía Hàn Quốc sẽ được công nhận tại Việt Nam.
Nghị định 30/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 5 năm 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân đăng ký phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất có được gửi hồ sơ qua bưu điện không?
- Điều kiện thành lập trung tâm học tập cộng đồng công lập hoặc cho phép thành lập trung tâm học tập cộng đồng tư thục?
- Thủ tục từ chức lãnh đạo, quản lý, xin thôi việc đối với công chức, viên chức thuộc Bộ Nội vụ như thế nào?
- Để đáp ứng điều kiện hoạt động giáo dục, trường trung học phải có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên thế nào?
- Việc công bố quyết định thanh tra chuyên ngành thống kê được thực hiện trong trường hợp nào?