Dịch vụ cứu hộ giao thông đường bộ có phải là dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ? Yêu cầu khi kinh doanh dịch vụ này?

Dịch vụ cứu hộ giao thông đường bộ có phải là dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ? Kinh doanh dịch vụ cứu hộ giao thông đường bộ phải đáp ứng các yêu cầu nào? Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động đường bộ có bao gồm quản lý dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ không?

Dịch vụ cứu hộ giao thông đường bộ có phải là dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ?

Dịch vụ cứu hộ giao thông đường bộ có phải là một dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ hay không thì căn cứ quy định tại Điều 71 Luật Đường bộ 2024 như sau:

Dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ
Dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ bao gồm: kinh doanh dịch vụ bến xe, trạm dừng nghỉ, bãi đỗ xe, đại lý vận tải hàng hóa, đại lý bán vé, dịch vụ thu gom hàng, dịch vụ chuyển tải, dịch vụ kho bãi hàng hóa, dịch vụ xếp, dỡ hàng hóa trên phương tiện tham gia giao thông đường bộ, dịch vụ cho thuê phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, dịch vụ cứu hộ giao thông đường bộ, dịch vụ phần mềm hỗ trợ kết nối vận tải bằng xe ô tô.

Như vậy, theo quy định thì dịch vụ cứu hộ giao thông đường bộ là một trong các dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.

Kinh doanh dịch vụ cứu hộ giao thông đường bộ phải đáp ứng các yêu cầu nào?

Căn cứ quy định tại Điều 79 Luật Đường bộ 2024 về dịch vụ cứu hộ giao thông đường bộ như sau:

Dịch vụ cứu hộ giao thông đường bộ
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ cứu hộ giao thông đường bộ phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về hợp tác xã;
b) Phải bảo đảm an toàn giao thông, an toàn lao động trong quá trình thực hiện cứu hộ;
c) Không được sử dụng xe cứu hộ để kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô.
2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ cứu hộ giao thông đường bộ có trách nhiệm thực hiện quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Như vậy, theo quy định, tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ cứu hộ giao thông đường bộ phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

- Được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về hợp tác xã;

- Phải bảo đảm an toàn giao thông, an toàn lao động trong quá trình thực hiện cứu hộ;

- Không được sử dụng xe cứu hộ để kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe ô tô.

Lưu ý: Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ cứu hộ giao thông đường bộ có trách nhiệm thực hiện quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Dịch vụ cứu hộ giao thông đường bộ có phải là dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ? Yêu cầu khi kinh doanh dịch vụ này?

Dịch vụ cứu hộ giao thông đường bộ có phải là dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ? Yêu cầu khi kinh doanh dịch vụ này? (Hình từ Internet)

Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động đường bộ có bao gồm quản lý dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ không?

Để biết nội dung quản lý nhà nước về hoạt động đường bộ có bao gồm quản lý dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ hay không thì căn cứ quy định tại Điều 81 Luật Đường bộ 2024 như sau:

Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động đường bộ
1. Xây dựng, ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật; quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật về hoạt động đường bộ.
2. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch về hoạt động đường bộ.
3. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong hoạt động đường bộ.
4. Đầu tư, xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ.
5. Quản lý vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ.
6. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trong hoạt động đường bộ.
7. Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động đường bộ.
8. Hợp tác quốc tế trong hoạt động đường bộ.

Như vậy, quản lý dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ là một trong các nội dung quản lý nhà nước về hoạt động đường bộ theo quy định.

Lưu ý:

(1) Trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động đường bộ được quy định tại Điều 82 Luật Đường bộ 2024 như sau:

- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động đường bộ.

- Bộ Giao thông vận tải là cơ quan chịu trách nhiệm giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động đường bộ.

- Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động đường bộ.

- Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tổ chức thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động đường bộ.

(2) Nguyên tắc hoạt động đường bộ được quy định tại Điều 3 Luật Đường bộ 2024, cụ thể như sau:

- Bảo đảm giao thông thông suốt, an toàn, kết nối đồng bộ, hiệu quả, thân thiện với môi trường, phục vụ nhu cầu vận tải hàng hóa và đi lại thuận tiện của người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai, hội nhập quốc tế.

- Phát triển đường bộ theo quy hoạch; sử dụng hiệu quả các nguồn lực; kết nối phương thức vận tải đường bộ với các phương thức vận tải khác; tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, bảo đảm văn minh, hiện đại và đồng bộ.

- Thực hiện thống nhất trên cơ sở phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn cụ thể, đồng thời có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành và chính quyền địa phương các cấp.

- Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động đường bộ phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời, xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.

Giao thông đường bộ TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
06 hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động đường bộ mới nhất? Hoạt động bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ?
Pháp luật
Dịch vụ cứu hộ giao thông đường bộ có phải là dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ? Yêu cầu khi kinh doanh dịch vụ này?
Pháp luật
Đường bộ bao gồm những gì? Theo nguyên tắc hoạt động đường bộ, mọi hành vi vi phạm pháp luật phải được xử lý ra sao?
Pháp luật
Hoạt động đường bộ gồm những hoạt động nào? Hoạt động đường bộ cần bảo đảm yêu cầu như thế nào?
Pháp luật
Quy định đối với người đi bộ 2025 tại Nghị định 168? Quy tắc chung khi tham gia giao thông đường bộ là gì?
Pháp luật
Toàn văn Nghị định 168/2024 quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ ra sao?
Pháp luật
Khi đèn đỏ có được rẽ phải không? Nếu không thì xe máy rẽ phải khi đèn đỏ phạt bao nhiêu theo quy định mới nhất 2024?
Pháp luật
Mức phạt tài xế lái xe ô tô quá 48 tiếng/tuần từ năm 2025 theo Nghị định 168? Chủ xe ô tô bị phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
Pháp luật
Điều khiển xe đạp thể thao đi vào làn đường dành cho xe ô tô có thể bị phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giao thông đường bộ
11 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giao thông đường bộ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Giao thông đường bộ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào