Nguồn kinh phí lập dự toán, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và hòa giải ở cơ sở ra sao?
- Nguồn kinh phí lập dự toán, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và hòa giải ở cơ sở ra sao?
- Các nội dung chi xây dựng chương trình, đề án, kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở và truyền thông chính sách gồm những gì?
- Chi biên soạn một số tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở gồm những gì?
Nguồn kinh phí lập dự toán, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và hòa giải ở cơ sở ra sao?
Ngày 18/8/2023, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 56/2023/TT-BTC quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở.
Theo đó, nguồn kinh phí cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở được bố trí thực hiện theo phân cấp ngân sách, gồm:
- Chi thường xuyên ngân sách Trung ương để thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở của các bộ, cơ quan ở Trung ương và Hội đồng PBGDPL Trung ương, Hội đồng PBGDPL của các bộ, cơ quan ngang bộ;
- Chi thường xuyên ngân sách địa phương để thực hiện công tác PBGDPL, chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở của địa phương và Hội đồng PBGDPL cấp tỉnh, Hội đồng PBGDPL cấp huyện, Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật cấp huyện theo phân cấp ngân sách Nhà nước;
- Kinh phí từ nguồn tài trợ của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước và nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Nguồn kinh phí lập dự toán, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và hòa giải ở cơ sở ra sao?
Các nội dung chi xây dựng chương trình, đề án, kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở và truyền thông chính sách gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 10 Điều 3 Thông tư 56/2023/TT-BTC quy định như sau:
Đối với nội dung chi xây dựng chương trình, đề án, kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở và truyền thông chính sách có tác động lớn đến xã hội trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật;
- Các văn bản quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn chương trình, đề án, kế hoạch của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật, Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật, Ban chỉ đạo các chương trình, đề án, kế hoạch, gồm:
Xây dựng đề cương:
- Xây dựng đề cương chi tiết: 1.200.000 đồng/đề cương;
- Tổng hợp hoàn chỉnh đề cương tổng quát: 2.000.000 đồng/đề cương hoàn chỉnh;
Soạn thảo chương trình, đề án, kế hoạch:
- Soạn thảo Chương trình, đề án, kế hoạch: 3.000.000 đồng/chương trình, đề án, kế hoạch;
- Soạn thảo báo cáo tiếp thu, tổng hợp ý kiến: 500.000 đồng/báo cáo;
Tổ chức họp, tọa đàm góp ý:
- Chủ trì: 200.000 đồng/người/buổi;
- Thành viên dự: 100.000 đồng/người/buổi;
Ý kiến tư vấn của chuyên gia: 500.000 đồng/văn bản;
Xét duyệt chương trình, đề án, kế hoạch:
- Chủ tịch Hội đồng: 200.000 đồng/người/buổi;
- Thành viên Hội đồng, thư ký: 150.000 đồng/người/buổi;
- Đại biểu được mời tham dự: 100.000 đồng/người/buổi;
- Nhận xét, phản biện của Hội đồng: 300.000 đồng/bài viết;
- Bài nhận xét của ủy viên Hội đồng: 200.000 đồng/bài viết;
Ý kiến thẩm định chương trình, đề án, kế hoạch: 500.000 đồng/bài viết (đối với trường hợp không thành lập Hội đồng xét duyệt);
Xây dựng các văn bản quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn chương trình, đề án, kế hoạch: 500.000 đồng/văn bản.
Chi biên soạn một số tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 6 Điều 3 Thông tư 56/2023/TT-BTC quy định như sau:
Nội dung chi và mức chi
1. Chi công tác phí cho những người đi công tác, kiểm tra, giám sát, bao gồm cả báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, người được mời tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật, cộng tác viên, chuyên gia tham gia đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật, hòa giải viên; chi tổ chức các cuộc họp (bao gồm cả cuộc họp bầu hòa giải viên, bầu tổ trưởng tổ hòa giải), hội nghị chuyên đề, hội nghị tổng kết, sơ kết, triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở, các Chương trình, đề án, kế hoạch: Nội dung và mức chi thực hiện theo Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị.
...
6. Chi biên soạn một số tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở đặc thù:
a) Tờ gấp pháp luật (bao gồm biên soạn, biên tập, thẩm định): 1.500.000 đồng/tờ gấp đã hoàn thành;
b) Tình huống giải đáp pháp luật (bao gồm biên soạn, biên tập, thẩm định): 450.000 đồng/tình huống đã hoàn thành;
c) Câu chuyện pháp luật (bao gồm biên soạn, biên tập, thẩm định): 2.250.000 đồng/câu chuyện đã hoàn thành;
d) Tiểu phẩm pháp luật (bao gồm biên soạn, biên tập, thẩm định, lấy ý kiến chuyên gia): 7.500.000 đồng/tiểu phẩm đã hoàn thành.
Như vậy, chi biên soạn một số tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật và hòa giải ở cơ sở đặc thù:
- Tờ gấp pháp luật (bao gồm biên soạn, biên tập, thẩm định): 1.500.000 đồng/tờ gấp đã hoàn thành;
- Tình huống giải đáp pháp luật (bao gồm biên soạn, biên tập, thẩm định): 450.000 đồng/tình huống đã hoàn thành;
- Câu chuyện pháp luật (bao gồm biên soạn, biên tập, thẩm định): 2.250.000 đồng/câu chuyện đã hoàn thành;
- Tiểu phẩm pháp luật (bao gồm biên soạn, biên tập, thẩm định, lấy ý kiến chuyên gia): 7.500.000 đồng/tiểu phẩm đã hoàn thành.
Thông tư 56/2023/TT-BTC sẽ có hiệu lực từ ngày 6/10/2023
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?