Có hòa giải ở cơ sở đối với các vi phạm pháp luật hình sự? Có bắt buộc tiến hành công khai hòa giải ở cơ sở?
Có hòa giải ở cơ sở đối với các vi phạm pháp luật hình sự?
Căn cứ theo điểm đ khoản 1 Điều 5 Nghị định 15/2014/NĐ-CP thì có hòa giải ở cơ sở đối với các vi phạm pháp luật hình sự sau đây:
+ Không bị khởi tố vụ án theo quy định tại Điều 107 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
+ Pháp luật quy định chỉ khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại, nhưng người bị hại không yêu cầu khởi tố theo quy định tại khoản 1 Điều 105 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
+ Vụ án đã được khởi tố, nhưng sau đó có quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng về đình chỉ điều tra theo quy định tại khoản 2 Điều 164 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 hoặc đình chỉ vụ án theo quy định tại khoản 1 Điều 169 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Có hòa giải ở cơ sở đối với các vi phạm pháp luật hình sự? Có bắt buộc tiến hành công khai hòa giải ở cơ sở? (hình từ internet)
Có bắt buộc tiến hành công khai hòa giải ở cơ sở?
Tiến hành hòa giải ở cơ sở được quy định tại Điều 21 Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013 như sau:
Tiến hành hòa giải
1. Hòa giải được tiến hành trực tiếp, bằng lời nói với sự có mặt của các bên. Trong trường hợp các bên có người khuyết tật thì có sự hỗ trợ phù hợp để có thể tham gia hòa giải.
2. Hòa giải được tiến hành công khai hoặc không công khai theo ý kiến thống nhất của các bên.
3. Tùy thuộc vào vụ, việc cụ thể, trên cơ sở quy định của pháp luật, đạo đức xã hội, phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân, hòa giải viên áp dụng các biện pháp thích hợp nhằm giúp các bên hiểu rõ về quyền lợi, trách nhiệm của mỗi bên trong vụ, việc để các bên thỏa thuận việc giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp và tự nguyện thực hiện thỏa thuận đó.
Trong trường hợp không đạt được thỏa thuận, hòa giải viên hướng dẫn các bên đề nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
4. Hòa giải viên có trách nhiệm ghi nội dung vụ, việc hòa giải vào Sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở.
Trường hợp các bên đồng ý thì lập văn bản hòa giải thành theo quy định tại khoản 2 Điều 24 của Luật này.
Theo quy định thì hòa giải ở cơ sở được tiến hành công khai hoặc không công khai theo ý kiến thống nhất của các bên.
Như vậy, không bắt buộc công khai khi tiến hành hòa giải ở cơ sở.
Theo đó, hòa giải ở cơ sở được tiến hành trực tiếp, bằng lời nói với sự có mặt của các bên. Trong trường hợp các bên có người khuyết tật thì có sự hỗ trợ phù hợp để có thể tham gia hòa giải.
Lưu ý: Địa điểm, thời gian hòa giải ở cơ sở được quy định tại Điều 20 Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013 như sau:
- Địa điểm hòa giải là nơi xảy ra vụ, việc hoặc nơi do các bên hoặc hòa giải viên lựa chọn, bảo đảm thuận lợi cho các bên.
- Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày được phân công, hòa giải viên bắt đầu tiến hành hòa giải, trừ trường hợp cần thiết phải hòa giải ngay khi chứng kiến vụ, việc hoặc các bên có thỏa thuận khác về thời gian hòa giải.
Trách nhiệm quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở được quy định như thế nào?
Trách nhiệm quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở được quy định tại Điều 28 Luật Hòa giải ở cơ sở năm 2013 như sau:
(1) Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở.
(2) Bộ Tư pháp chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở, có trách nhiệm sau đây:
- Xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về hòa giải ở cơ sở;
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức, kiểm tra thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về hòa giải ở cơ sở;
- Biên soạn, phát hành tài liệu, tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ, kỹ năng thực hiện công tác quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở cho cấp tỉnh;
- Quy định mẫu Sổ theo dõi hoạt động hòa giải ở cơ sở; mẫu, biểu thống kê về tổ chức, hoạt động hòa giải ở cơ sở.
(3) Các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện quản lý nhà nước về hòa giải ở cơ sở.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ hộ kinh doanh có được lựa chọn mã số thuế và phương pháp nộp thuế không? Cá nhân đăng ký thành lập nhiều hộ kinh doanh được không?
- Tranh chấp về nhà ở là gì? Tải về mẫu đơn khởi kiện khi có tranh chấp về nhà ở ở đâu? Hướng dẫn viết đơn khởi kiện?
- Báo cáo chính trị đại hội đảng bộ huyện nhiệm kỳ 25 30? Tải về Mẫu Báo cáo chính trị đại hội đảng bộ huyện nhiệm kỳ 25 30?
- Phân tích truyện ngắn Bố tôi của Nguyễn Ngọc Thuần? Dàn ý phân tích truyện ngắn Bố tôi ra sao? Nhiệm vụ của học sinh trung học là gì?
- Giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ chuẩn Bộ Công thương?