Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã phải đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng là bao nhiêu?
- Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã có thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hay không?
- Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã phải đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng là bao nhiêu?
- Đối tượng đảm nhận chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã gồm những đối tượng nào?
Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã có thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hay không?
Căn cứ Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
...
e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
...
Như vậy, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã phải đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã phải đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:
Mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Người lao động quy định điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này, hằng tháng đóng bằng 8% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất.
...
3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
...
Bên cạnh đó, tại Điều 86 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động như sau:
Mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động
1. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này như sau:
a) 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;
b) 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
c) 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.
2. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng trên mức lương cơ sở đối với mỗi người lao động quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này như sau:
a) 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
b) 22% vào quỹ hưu trí và tử tuất.
3. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng 14% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất cho người lao động quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này.
...
Theo quy định trên thì người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và người sử dụng người hoạt động không chuyên trách tại xã, phường, thị trấn là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (đối tượng này chỉ đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất).
Trong đó, người hoạt động không chuyên trách tại xã, phường, thị trấn sẽ đóng 8%, và phía người sử dụng lao động sẽ đóng 14% mức lương cơ sở vào bảo hiểm xã hội hàng tháng.
Đối tượng đảm nhận chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã gồm những đối tượng nào?
Căn cứ Điều 10 Nghị định 92/2009/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 34/2019/NĐ-CP) quy định về phụ cấp kiêm nhiệm chức danh như sau:
Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh
1. Cán bộ, công chức cấp xã kiêm nhiệm chức danh mà giảm được 01 người trong số lượng quy định tối đa tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này, kể từ ngày được cấp có thẩm quyền quyết định việc kiêm nhiệm thì được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm gồm: 50% mức lương (bậc 1), cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) của chức danh kiêm nhiệm. Trường hợp kiêm nhiệm nhiều chức danh (kể cả trường hợp Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Bí thư cấp ủy đồng thời là Chủ tịch Hội đồng nhân dân) cũng chỉ được hưởng một mức phụ cấp kiêm nhiệm.
2. Cán bộ, công chức cấp xã được kiêm nhiệm chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
3. Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Như vậy, đối tượng có thể đảm nhận chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã là đối tượng cán bộ công chức nhà nước.
Phụ cấp kiêm nhiệm chức danh người hoạt động không chuyên trách của cán bộ công chức không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?