Người bị ngộ độc thực phẩm thì có thể lấy mẫu bệnh phẩm của họ thông qua đường nào? Khi người dân đến khai bảo về tin ngộ độc thực phẩm thì việc tiếp nhận thực hiện ra sao?
Người bị ngộ độc thực phẩm thì có thể lấy mẫu bệnh phẩm của họ thông qua đường nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Quy chế Điều tra ngộ độc thực phẩm ban hành kèm theo Quyết định 39 /2006/QĐ-BYT như sau:
“Mẫu bệnh phẩm” là chất nôn, dịch hút dạ dày, phân, máu và các dịch sinh học khác của người bị ngộ độc thực phẩm.
Theo đó, tại quy định có nêu khái niệm về mẫu bệnh phẩm là chất nôn, dịch hút dạ dày, phân, máu và các dịch sinh học khác của người bị ngộ độc thực phẩm.
Như vậy, người bị ngộ độc thực phẩm thì có thể lấy mẫu bệnh phẩm của họ thông qua chất nôn, dịch hút dạ dày, phân, máu và các dịch sinh học khác.
Khi người dân đến khai báo về tin ngộ độc thực phẩm thì việc tiếp nhận thực hiện ra sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Quy chế Điều tra ngộ độc thực phẩm ban hành kèm theo Quyết định 39 /2006/QĐ-BYT về khai báo và báo cáo ngộ độc thực phẩm như sau:
Khai báo và báo cáo ngộ độc thực phẩm
...
2. Tiếp nhận thông tin ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm:
a) Khai báo từ người mắc: khi tiếp nhận thông tin ngộ độc thực phẩm từ người mắc, cần chú ý thu thập các thông tin sau:
- Những hoạt động trước khi phát bệnh, về bữa ăn, thức ăn mà họ đã ăn.
- Các triệu chứng chủ yếu là gì (đau bụng, buồn nôn, nôn).
- Kiểm tra chất nôn, thực phẩm thừa, chất ô nhiễm (có giữ mẫu để xét nghiệm không).
- Quy mô phát sinh: số người cùng ăn, số người mắc.
b) Khai báo từ thầy thuốc và nhân viên y tế: Bất kể một nhân viên y tế hoặc thầy thuốc nào, dù làm việc ở Trạm y tế, phòng khám bệnh, bệnh viện hoặc tư nhân khi phát hiện ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm phải khai báo ngay với cơ quan y tế có trách nhiệm. Khi tiếp nhận các khai báo này, cần chú ý khai thác các thông tin quan trọng sau:
- Ngộ độc thực phẩm xảy ra với một người hay tập thể.
- Triệu chứng của người mắc, các triệu chứng khác thường, diễn biến, những yếu tố liên quan với tình hình ăn uống trong thời gian 48 giờ (chú ý trong vòng 12 giờ) trước đó.
- Kiểm tra mẫu phân, mẫu máu, chất nôn, chất ô nhiễm của người mắc.
- Chẩn đoán hoặc nghi ngờ là gì.
- Phương pháp xử trí, điều trị.
c) Khai báo từ người lãnh đạo, quản lý: (doanh nghiệp, trường học, công trường, nông trường, cơ quan đơn vị) cần chú ý các thông tin sau:
- Quy mô phát sinh: tổng số mắc, số phải vào viện.
- Mối liên quan đến ăn uống.
- Cơ sở cung cấp xuất ăn.
- Lưu mẫu thực phẩm nghi ngờ.
- Với trường học: cần chú ý phân biệt tình hình xảy ra với học sinh lớp mấy, sau bữa ăn nào, cơ sở nào cung ứng thực phẩm.
Theo đó, việc tiếp nhận thông tin ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm sẽ phân thành nhiều đối tượng khai báo khác nhau cụ thể như: Khai báo từ người mắc; Khai báo từ thầy thuốc và nhân viên y tế; Khai báo từ người lãnh đạo, quản lý.
Như vậy, khi người dân đến khai bảo về tin ngộ độc thực phẩm thì việc tiếp nhận thực hiện sẽ tùy thuộc vào người dân đó thuộc đối tượng nào mà sẽ có câu hỏi phù hợp để nhằm mục đích ghi nhận và điều tra ban đầu đối với người bị ngộ độc thực phẩm.
Người bị ngộ độc thực phẩm thì có thể lấy mẫu bệnh phẩm của họ thông qua đường nào? Khi người dân đến khai bảo về tin ngộ độc thực phẩm thì việc tiếp nhận thực hiện ra sao? (Hình từ Internet)
Cơ quan chức năng kiểm tra vệ sinh cơ sở xảy ra ngộ độc thực phẩm như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 7 Quy chế Điều tra ngộ độc thực phẩm ban hành kèm theo Quyết định 39 /2006/QĐ-BYT cơ quan chức năng sẽ tiến hành kiểm tra vệ sinh cơ sở xảy ra ngộ độc thực phẩm về những vấn đề như:
Điều tra điều kiện vệ sinh của các cơ sở:
(1) Kiểm tra thiết bị cung cấp nước và tình hình vệ sinh của nước sử dụng: Đo Clo còn dư thừa trong nước, trường hợp nước sử dụng ngoài nước máy cần xác nhận nguồn nước và điều tra thử nghiệm xem nguồn nước đó có phải là nguyên nhân gây ngộ độc hay không, kiểm tra bể chứa nước ngầm, bể chứa trên trần nhà để tìm nguyên nhân gây ô nhiễm (có vết nứt, rò hay không, tình trạng hố ga ra sao).
(2) Điều tra phương pháp xử lý nước thải và tình hình duy tu bảo dưỡng (đường thoát nước công cộng, xử lý thoát nước gia đình, chưa xử lý).
(3) Ghi chép theo dõi về xử lý côn trùng động vật gây hại, kiểm tra thử nghiệm xem chúng còn sống hay không.
(4) Điều tra khả năng ô nhiễm khác (thuốc diệt côn trùng, nông dược, thuốc tẩy rửa).
(5) Nếu nguyên nhân nghĩ tới là do động vật (gia súc, gia cầm), cần điều tra kênh truyền nhiễm liên quan.
(6) Điều tra người ra vào nơi chế biến, nấu nướng thực phẩm.
(7) Ngoài ra, căn cứ vào các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm cần điều tra: Diện tích phù hợp với lượng nấu nướng (diện tích m2 hoặc kích thước của cơ sở chế biến, sản xuất; nhiệt độ, độ ẩm trong phòng có phù hợp không; công suất tủ lạnh, tủ đá (dung tích, công suất) có đủ không và nhiệt độ có đảm bảo không.
Như vậy, cơ quan chức năng sẽ kiểm tra vệ sinh cơ sở xảy ra ngộ độc thực phẩm theo trình tự các vấn đề như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?
- Người sử dụng dịch vụ bưu chính cung cấp thông tin về bưu gửi không đầy đủ theo yêu cầu của dịch vụ sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Danh sách người bán hàng online vi phạm quyền lợi người tiêu dùng được niêm yết tại đâu? Thời hạn công khai danh sách?
- Tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ thế nào theo Luật Đất đai mới?