Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 39/2006/QĐ-BYT “Quy chế điều tra ngộ độc thực phẩm”

Số hiệu: 39/2006/QĐ-BYT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Y tế Người ký: Trịnh Quân Huấn
Ngày ban hành: 13/12/2006 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

Số: 39/2006/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 13 tháng 12 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH “QUY CHẾ ĐIỀU TRA NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM”

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Nghị định số 49/2003/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;
Căn cứ Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm số 12/2003/PL-UBTVQH 11 ngày 26 tháng 7 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 163/2004/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm ;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm – Bộ Y tế

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế điều tra ngộ độc thực phẩm”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 3. Các Ông (Bà): Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Cục trưởng Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Thủ trưởng các đơn vị liên quan trực thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng Y tế các ngành chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trịnh Quân Huấn

 

BỘ Y TẾ

-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

-------------------------------------

 

QUY CHẾ

ĐIỀU TRA NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 39 /2006/QĐ-BYTngày 13 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Chương 1:

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Quy chế này quy định về việc điều tra ngộ độc thực phẩm.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy chế này áp dụng đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, các cơ sở xảy ra ngộ độc thực phẩm, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm gây ngộ độc, các cá nhân bị ngộ độc và cơ quan Y tế từ Trung ương đến địa phương.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. “ Ngộ độc thực phẩm” là hội chứng cấp tính xảy ra do ăn, uống phải thức ăn có chất độc, biểu hiện bằng những triệu chứng dạ dày - ruột, thần kinh hoặc những triệu chứng khác tuỳ theo tác nhân gây ngộ độc.

2. “Vụ ngộ độc thực phẩm” là tình trạng ngộ độc cấp xảy ra với 2 người trở lên có dấu hiệu ngộ độc khi ăn cùng một loại thực phẩm tại cùng một địa điểm, thời gian. Trường hợp chỉ có một người mắc và bị tử vong cũng được coi là một vụ ngộ độc thực phẩm.

3. “Mẫu thực phẩm” là thức ăn, đồ uống còn lại sau bữa ăn của vụ ngộ độc thực phẩm hoặc mẫu thực phẩm lưu, nguyên liệu dùng để chế biến thực phẩm.

4. “Mẫu bệnh phẩm” là chất nôn, dịch hút dạ dày, phân, máu và các dịch sinh học khác của người bị ngộ độc thực phẩm.

5. “Cơ sở nguyên nhân” là cơ sở cung cấp bữa ăn mà bữa ăn đó là bữa ăn nguyên nhân.

6. “Bữa ăn nguyên nhân” là bữa ăn gây ra ngộ độc thực phẩmhoặc là bữa ăn có thức ăn nguyên nhân.

7. “Thức ăn nguyên nhân” là thức ăn gây ngộ độc thực phẩm hoặc là thức ăn có chứa căn nguyên.

8. “Căn nguyên” là tác nhân gây ngộ độc thực phẩm, tác nhân gây ngộ độc thực phẩm có thể là các độc tố của vi sinh vật, các chất độc hoá học, chất độc tự nhiên có sẵn trong thực phẩm hoặc do thực phẩm bị hư hỏng, biến chất sinh ra.

9. “Điều tra ngộ độc thực phẩm” là quá trình thực hiện các nội dung điều tra ban hành theo Quyết định này để xác định cơ sở nguyên nhân, bữa ăn nguyên nhân, thức ăn nguyên nhân và căn nguyên ngộ độc thực phẩm.

Điều 4. Các nguyên tắc chung khi điều tra ngộ độc thực phẩm

1. Nắm vững tình hình dịch tễ của địa phương để có hướng phân biệt ngộ độc thực phẩm hay là dịch, tránh nhầm lẫn.

2. Điều tra trước khi bị ngộ độc 48 giờ hoặc ít nhất là 24 giờ thông qua:

a) Bệnh nhân (nếu còn tỉnh)

b) Những người xung quanh để nắm được các thông tin liên quan đến người bị ngộ độc thực phẩm đã ăn, uống những gì, các biểu hiện trong thời gian 24 - 48 giờ kể từ khi thực phẩm được ăn, uống.

3. Khai thác và nắm vững các triệu chứng lâm sàng để xác định nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm.

4. Phải lưu giữ thức ăn khả nghi, chất nôn, chất rửa dạ dày - ruột, nước tiểu, phân...của người bị ngộ độc thực phẩm, lấy mẫu theo quy định gửi về Trung tâm Y tế dự phòng hoặc Viện chuyên ngành để xét nghiệm.

5. Điều tra tình hình vệ sinh môi trường, tình hình cung cấp thực phẩm, nơi chế biến, nơi bảo quản thực phẩm, nhân viên phục vụ ăn uống...theo mẫu biểu quy định để giúp cho việc xác định nguồn gốc và nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm.

6. Nếu nghi ngờ ngộ độc thực phẩm do vi sinh vật cần tiến hành các xét nghiệm cần thiết đối với người bị ngộ độc, xét nghiệm và điều tra nhân viên phục vụ ăn uống.

7. Trường hợp có tử vong phải kết hợp với cơ quan Công an và cơ quan Pháp y tiến hành điều tra giải phẫu bệnh lý, lấy dịch trong đường tiêu hoá, máu, tim, phổi của những người bị tử vong để xét nghiệm.

8. Việc xét nghiệm mẫu bệnh phẩm cần phải tiến hành ngay sau khi nhận được mẫu gửi đến. Tuỳ theo dấu hiệu nghi ngờ để có chỉ định xét nghiệm thích hợp.

9. Sau khi có kết quả điều tra tại thực địa, phải tổng hợp phân tích xác định được thời gian, địa điểm xảy ra ngộ độc, số người ăn, số người mắc, số người chết, số người phải vào viện, bữa ăn nguyên nhân, thức ăn nguyên nhân, cơ sở nguyên nhân và căn nguyên, đồng thời phải đề ra được các biện pháp xử lý và phòng ngừa.

Chương 2:

KHAI BÁO VÀ BÁO CÁO NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM

Điều 5.Khai báo và báo cáo ngộ độc thực phẩm

1. Khai báo ngộ độc thực phẩm:

- Bất kể ai, khi bị hoặc phát hiện ngộ độc thực phẩm hoặc các bệnh truyền qua thực phẩm đều phải khai báo ngay cho cơ quan Y tế gần nhất:

- Trạm Y tế xã, phường.

- Phòng Y tế quận, huyện (hoặc Trung tâm Y tế dự phòng).

- Sở Y tế hoặc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố.

- Các viện khu vực (Viện Dinh Dưỡng, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Vệ sinh Y tế công cộng TP Hồ Chí Minh, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên).

- Cục An toàn vệ sinh thực phẩm.

Nội dung khai báo theo mẫu M1 quy định tại Quyết định số 01/2006/QĐ-BYT ngày 09 tháng 01 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Quy định chế độ báo cáo và mẫu báo cáo về vệ sinh an toàn thực phẩm”.

2. Tiếp nhận thông tin ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm:

a) Khai báo từ người mắc: khi tiếp nhận thông tin ngộ độc thực phẩm từ người mắc, cần chú ý thu thập các thông tin sau:

- Những hoạt động trước khi phát bệnh, về bữa ăn, thức ăn mà họ đã ăn.

- Các triệu chứng chủ yếu là gì (đau bụng, buồn nôn, nôn).

- Kiểm tra chất nôn, thực phẩm thừa, chất ô nhiễm (có giữ mẫu để xét nghiệm không).

- Quy mô phát sinh: số người cùng ăn, số người mắc.

b) Khai báo từ thầy thuốc và nhân viên y tế: Bất kể một nhân viên y tế hoặc thầy thuốc nào, dù làm việc ở Trạm y tế, phòng khám bệnh, bệnh viện hoặc tư nhân khi phát hiện ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm phải khai báo ngay với cơ quan y tế có trách nhiệm. Khi tiếp nhận các khai báo này, cần chú ý khai thác các thông tin quan trọng sau:

- Ngộ độc thực phẩm xảy ra với một người hay tập thể.

- Triệu chứng của người mắc, các triệu chứng khác thường, diễn biến, những yếu tố liên quan với tình hình ăn uống trong thời gian 48 giờ (chú ý trong vòng 12 giờ) trước đó.

- Kiểm tra mẫu phân, mẫu máu, chất nôn, chất ô nhiễm của người mắc.

- Chẩn đoán hoặc nghi ngờ là gì.

- Phương pháp xử trí, điều trị.

c) Khai báo từ người lãnh đạo, quản lý: (doanh nghiệp, trường học, công trường, nông trường, cơ quan đơn vị) cần chú ý các thông tin sau:

- Quy mô phát sinh: tổng số mắc, số phải vào viện.

- Mối liên quan đến ăn uống.

- Cơ sở cung cấp xuất ăn.

- Lưu mẫu thực phẩm nghi ngờ.

- Với trường học: cần chú ý phân biệt tình hình xảy ra với học sinh lớp mấy, sau bữa ăn nào, cơ sở nào cung ứng thực phẩm.

3. Báo cáo ngộ độc thực phẩm:

a) Bất kể một nhân viên y tế nào khi tiếp nhận thông tin về ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm phải báo cáo ngay cho thủ trưởng đơn vị mình về nội dung vụ việc.

b) Thủ trưởng đơn vị tiếp nhận được thông tin về ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm phải xem xét về nội dung khai báo để quyết định:

+ Nếu đơn vị có đủ khả năng điều tra vụ ngộ độc thực phẩm thì cử ngay 1 đội điều tra tại thực địa và báo cáo lên cấp trên. Nếu không đủ khả năng điều tra thì báo cáo ngay lên cấp trên và đề nghị cử đội điều tra vụ ngộ độc thực phẩm.

+ Trong trường hợp vụ ngộ độc thực phẩm hoặc bệnh truyền qua thực phẩm có nguy cơ lan rộng thì phải nhanh chóng phán đoán về quy mô và khả năng lan rộng, phải báo cáo khẩn cấp cho UBND và cho cơ quan Y tế cấp trên biết

+ Cần chú ý các thông tin sau:

- Có nghi ngờ về ngộ độc thuốc.

- Có nghi ngờ về ngộ độc gas, nước máy, nước giếng, hoặc các yếu tố khác

- Có sự cố ý gây ngộ độc không.

Chế độ báo cáo và mẫu báo cáo ngộ độc thực phẩm thực hiện theo quy định tại Quyết định số 01/2006/QĐ- BYT ngày 09/01/2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Quy định chế độ báo cáo và mẫu báo cáo về vệ sinh an toàn thực phẩm”.

Chương 3:

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM

Điều 6. Chuẩn bị điều tra ngộ độc thực phẩm

1. Chuẩn bị các biểu mẫu điều tra.

2. Chuẩn bị dụng cụ lấy mẫu.

3. Thành lập đội điều tra: tuỳ sự phán đoán mà thiết kế đội điều tra thích hợp về số lượng và thành phần (cán bộ dịch tễ, vi sinh vật, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, truyền nhiễm).

4. Chuẩn bị phương tiện đi lại, máy móc, thiết bị khác có liên quan.

5. Trong trường hợp ngoài giờ làm việc, nếu xét thấy tính khẩn cấp của vấn đề vẫn cần phải điều động đội điều tra đi thực địa ngay. Các mẫu biểu, máy móc, dụng cụ cần thiết cho điều tra phải được chuẩn bị sẵn sàng, cần phải được chuẩn bị và bảo quản luôn ở trạng thái sẵn sàng, kể cả ngoài giờ làm việc, ngày nghỉ, ngày lễ.

Điều 7. Phương pháp điều tra ngộ độc thực phẩm

Điều tra theo bộ phiếu điều tra NĐTP, cần phân công trách nhiệm cụ thể cho từng người điều tra theo các nội dung phiếu điều tra:

Điều tra cá thể nghi ngộ độc, điều tra những người đã ăn bữa ăn gây ngộ độc, điều tra cơ sở gây ngộ độc, điều tra qua thầy thuốc, người khai báo, điều tra dịch bệnh địa phương, lấy mẫu xét nghiệm...

Người điều tra cần trung thực khách quan, không chỉ định trước nguyên nhân và phải thực hiện các quy định sau:

1. Điều tra người mắc, người ăn, người liên quan đến vụ ngộ độc:

Qua những người mắc và những người liên quan, phải nắm được tên và lập bảng kê danh sách những người thuộc đối tượng điều tra. Nguyên tắc là phải điều tra qua phỏng vấn sau khi đã tiếp xúc với từng người mắc và người ăn, sử dụng mẫu phiếu điều tra ngộ độc thực phẩm và phiếu điều tra tình hình ăn. Khi dùng phiếu cần lưu ý những điều dưới đây:

a) Điều tra tình hình phát bệnh:

- Dùng phiếu điều tra ngộ độc thực phẩm để điều tra một cách cụ thể về những trường hợp đã ăn phát bệnh, triệu chứng của người phát bệnh.

- Xác định sự nung bệnh và thể chất của bệnh nhân, trạng thái sức khoẻ của họ.

- Xác định người bị ngộ độc thực phẩm có đi ăn liên hoan ở đâu về không.

b)Điều tra tình hình ăn:

- Xác nhận xem cả nhóm người có ăn chung một thức ăn hay không (hội nghị, du lịch, hội hè v.v, có nhiều người cùng ăn không). Nếu có được thực đơn trong bữa ăn chung thì điều tra ngay về tình hình ăn.

- Về nguyên tắc là trừ khi ăn bữa ăn chung (thức ăn chung) đã được xác định rõ, cần điều tra tình hình ăn, nội dung bữa ăn trong vòng 24 giờ trước khi bệnh nhân phát bệnh (thậm chí điều tra ngược tới 48 và 72 giờ).

- Phát hiện tính đặc thù của bữa ăn (cá nóc, con hào sống, tiết canh, nội tạng động vật, nấm, rau rừng, rau câu v.v).

- Điều tra về nước uống như nước giếng, nước suối.

2. Các điều tra khác:

a) Điều tra người phát bệnh hoặc người có triệu chứng khác thường nhưng không ăn loại thực phẩm nguyên nhân.

b) Khi điều tra đối với các em học sinh nhỏ, chú ý không gây ám thị, không gây ấn tượng về món ăn nào. Đối với trẻ sơ sinh, cần hỏi tình hình từ người mẹ.

c) Đối với những người có triệu chứng giả ngộ độc cần chú ý có trường hợp phát sinh do tình hình xung quanh, do đồn đại.

d) Cần nắm tình hình đặc thù tại gia đình, nơi sản xuất kinh doanh (nơi làm việc) và trường học.

đ) Trường hợp nghĩ tới nguyên nhân do động vật nuôi làm cảnh (như chó, mèo) cần điều tra các kênh truyền nhiễm.

e) Trường hợp đoàn người du lịch sau khi (hoặc trong khi) đi du lịch bị phát bệnh cần điều tra lịch trình du lịch, các hoạt động (nơi ăn, nơi nghỉ) và kế hoạch của đoàn.

g) Đối với những người nước ngoài, người mới nhập cảnh, cần điều tra hoạt động của người đó ở nước ngoài (nơi họ đã ăn, uống và thức ăn đã ăn) trước khi phát bệnh.

3. Điều tra các cơ sở

Việc điều tra các cơ sở kinh doanh là nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm hoặc nghi ngờ gây ngộ độc thực phẩm (gồm cả gia đình, các cơ sở được khai báo), cần dùng phiếu điều tra các cơ sở và phiếu điều tra về chế biến, bảo quản thực phẩm. Khi tiến hành điều tra phải thực hiện các quy định sau:

a) Khi vào một cơ sở thuộc đối tượng điều tra cần căn cứ vào nội dung khai báo của người mắc (người khiếu nại), xác nhận có đúng cơ sở đó là đối tượng hay không (xác nhận địa chỉ, số nhà, số điện thoại của cơ sở xem có đúng trong phiếu khai báo không) rồi mới vào điều tra.

b) Điều tra liên quan đến cung cấp thực phẩm:

- Kiểm tra thực phẩm mà đối tượng điều tra đã ăn.

- Kiểm tra số lượng cung cấp, nấu nướng và chế biến theo từng loại thực đơn (cơm hộp, các món ăn hội nghị, cơm nấu tại trường học, bệnh viện v.v).

- Điều tra người đã mua cơm hộp hoặc sử dụng dịch vụ của các cơ sở kinh doanh thực phẩm.

- Kiểm tra danh sách (địa chỉ, số điện thoại) và bảng kê của những người mua, người bán, người được cung cấp. Nhất thiết phải giữ lại danh sách để phục vụ công tác điều tra.

c) Điều tra các công đoạn sản xuất chế biến thực phẩm:

- Điều tra phương pháp sản xuất, chế biến, nấu nướng các loại thực phẩm và phương thức bán hàng, các kênh truyền nhiễm, các kênh thâm nhập, cơ hội làm giàu vi khuẩn, sơ xuất khi nấu ăn v.v.

- Kiểm tra tình hình bảo quản thực phẩm đối với những loại nghề kinh doanh cần thiết phải kiểm tra (như quán cơm, cơm hộp, cơ sở cung cấp bữa ăn trường học, bệnh viện và các nhà nghỉ, khách sạn có phục vụ ăn uống tập thể).

d) Điều tra điều kiện vệ sinh của các cơ sở:

- Kiểm tra thiết bị cung cấp nước và tình hình vệ sinh của nước sử dụng: Đo Clo còn dư thừa trong nước, trường hợp nước sử dụng ngoài nước máy cần xác nhận nguồn nước và điều tra thử nghiệm xem nguồn nước đó có phải là nguyên nhân gây ngộ độc hay không, kiểm tra bể chứa nước ngầm, bể chứa trên trần nhà để tìm nguyên nhân gây ô nhiễm (có vết nứt, rò hay không, tình trạng hố ga ra sao).

- Điều tra phương pháp xử lý nước thải và tình hình duy tu bảo dưỡng (đường thoát nước công cộng, xử lý thoát nước gia đình, chưa xử lý).

- Ghi chép theo dõi về xử lý côn trùng động vật gây hại, kiểm tra thử nghiệm xem chúng còn sống hay không.

- Điều tra khả năng ô nhiễm khác (thuốc diệt côn trùng, nông dược, thuốc tẩy rửa).

- Nếu nguyên nhân nghĩ tới là do động vật (gia súc, gia cầm), cần điều tra kênh truyền nhiễm liên quan.

- Điều tra người ra vào nơi chế biến, nấu nướng thực phẩm.

- Ngoài ra, căn cứ vào các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm cần điều tra: Diện tích phù hợp với lượng nấu nướng (diện tích m2 hoặc kích thước của cơ sở chế biến, sản xuất; nhiệt độ, độ ẩm trong phòng có phù hợp không; công suất tủ lạnh, tủ đá (dung tích, công suất) có đủ không và nhiệt độ có đảm bảo không.

đ) Điều tra nhân viên nhà bếp:

- Tình hình sức khoẻ của người chế biến phục vụ.

- Hồi cứu từ 1-2 tuần trước xem có người mắc bệnh dịch không (ví dụ bệnh thương hàn, lỵ), có ai mắc bệnh do virus không.

- Có ai ra nước ngoài mới trở về không.

- Có mụn trứng cá, chín mé, vết đứt tay, tay bẩn không.

- Có tập quán ăn (tiết canh, gỏi cá) hoặc ăn món gì đặc biệt khác.

e) Các điều tra khác:

- Xác nhận xem có khiếu nại khác không.

-Cơ sở có tựthực hiện kiểm tra hay không và có bảng thống kê tình hình tự kiểm tra.

4. Điều tra hệ thống và giải pháp lưu thông thực phẩm

Điều tra lưu thông trên thị trường để phát hiện vụ ngộ độc hoặc thực phẩm bị nghi ngờ, dựa vào việc truy cứu thực phẩm nguyên nhân: là việc điều tra nơi cung ứng nguyên liệu của thực phẩm, điều tra nơi bán hàng. Cần lưu ý các nội dung sau:

a) Điều tra về khả năng ô nhiễm vi khuẩn và các chất hoá học trong thực phẩm.

b) Kiểm tra tiêu chuẩn bảo quản và các biện pháp cần thiết đối với thực phẩm có được tuân thủ trong quá trình lưu thông hay không.

c) Đối với một loại thực phẩm hoặc với cùng một lô hàng có khiếu nại hoặc sự cố từ phía người tiêu thụ không, điều tra tình hình người phát bệnh trong số những người ăn.

d) Trong trường hợp các thực phẩm trên đây được lưu thông một lượng lớn hoặc trên phạm vi rộng cần báo cáo cho cơ quan y tế cấp trên và Cục An toàn vệ sinh thực phẩm.

5. Điều tra qua phỏng vấn thầy thuốc

Về nguyên tắc, người giám sát vệ sinh thực phẩm phải điều tra qua phỏng vấn với thầy thuốc đã khám cho người mắc. Khi điều tra qua thầy thuốc cần lưu ý những nội dung như sau:

a) Ngày, tháng, năm khám cho bệnh nhân.

b) Tên bệnh.

c) Có nhập viện hay không, ngày dự kiến ra viện.

d) Đối với người mắc hỏi xem đã dùng thuốc điều trị hay chưa, uống thuốc vào ngày, tháng, năm nào.

đ) Có triệu chứng bất thường hay không.

e) Có kiểm tra mẫu phân, mẫu máu, chất nôn, chất ô nhiễm hay không (nếu cần thiết thì uỷ thác để lấy mẫu phân, mẫu máu).

g) Có kiểm tra tại bệnh viện hay không, có uỷ thác cho cơ quan khác kiểm tra không (có kết quả xét nhiệm không và thu lại kết quả đó).

h)Trường hợp bệnh nhân được thầy thuốc chẩn đoán là bị ngộ độc cần xuất trình phiếu khai báo người mắc ngộ độc thực phẩm.

6. Trường hợp người mắc ngộ độc thực phẩm bị tử vong cần điều tra thầy thuốc và những người có liên quan về các nội dung sau:

a) Thời gian và diễn biến bệnh kể từ khi bệnh nhân phát bệnh đến lúc bị chết.

b) Nội dung điều trị từ khi nhập viện.

c) Ghi chép sau khi phỏng vấn những người khác (gia đình, họ hàng).

d) Cùng với đội vệ sinh thực phẩm (Trung tâm Y tế dự phòng) xem xét nghiên cứu các điều mục khác nếu thấy cần thiết.

7.Lấy mẫu kiểm tra

Kiểm tra mẫu liên quan đến ngộ độc thực phẩm (bao gồm cả người khiếu nại có triệu chứng) được tiến hành toàn bộ tại Trung tâm Y tế dự phòng hoặc các Viện khu vực.

Việc lấy mẫu kiểm tra là việc quan trọng để làm rõ nguyên nhân của vụ ngộ độc. Khi lấy mẫu cần mang các dụng cụ lấy mẫu liên quan. Phải tiến hành lấy mẫu nhanh chóng, kịp thời và thích hợp. Lấy mẫu kiểm tra một lượng cần thiết tuỳ theo từng loại kiểm tra, cần bảo quản lạnh và cần chuyển nhanh chóng sao cho mẫu bị thay đổi ở mức ít nhất.

a) Lấy mẫu từ người mắc, người ăn và người liên quan:

- Mẫu phân.

- Chất nôn.

- Chất ô nhiễm.

- Thực phẩm còn thừa.

- Mẫu máu của người mắc.

- Người mắc bị chết do nghi ngờ bị ngộ độc thực phẩm, cần xử lý bằng giải phẫu bệnh lý. Việc kiểm tra qua giải phẫu bệnh lý cần căn cứ vào chế độ giám sát pháp y, tất cả các mẫu máu, mẫu nội tạng, phân, tuỷ sống v.v của người chết đều phải được đưa về kiểm tra tại các viện nghiên cứu.

b) Lấy mẫu kiểm tra từ các cơ sở và các kênh lưu thông thực phẩm:

Lấy những mẫu kiểm tra cần thiết trong số các loại nêu dưới đây từ các cơ sở thực phẩm (cơ sở sản xuất, kinh doanh, nghi ngờ là cơ sở nguyên nhân) và các kênh lưu thông thực phẩm (cửa hàng bán lẻ, nơi chế biến, cửa hàng bán buôn, nơi giao nhận).

- Thực phẩm kiểm tra.

- Thực phẩm thừa.

- Thực phẩm tham khảo gồm cả nguyên liệu thực phẩm.

- Dụng cụ nấu nướng, đồ đựng, bao gói, que lau tủ lạnh, tủ đá.

- Khăn giấy lau chùi tay.

- Ngón tay, vết đứt tay của người làm việc trong bếp ăn.

- Nước sử dụng (nước giếng, nước trong bể chứa).

- Mẫu phân của người làm việc tại nơi nấu nướng.

- Chất phụ gia, tẩy rửa, khử trùng, tiệt trùng có khả năng bị lẫn vào thực phẩm.

- Các chất mẫu kiểm tra khác (phân chuột, phân vật nuôi làm cảnh, nước thải trong rãnh thoát nước).

c) Khi lấy mẫu kiểm tra phải điều tra những nội dung sau:

- Tình hình tồn tại từ khi sản xuất đến khi bán hàng.

- Mối quan hệ giữa nhiệt độ bảo quản với thời gian để mẫu (để mấy tiếng trong điều kiện nhiệt độ phòng, nhiệt độ lạnh, nhiệt độ không khí bên ngoài).

d) Chú ý về bảo quản và vận chuyển mẫu:

- Mẫu kiểm tra sau khi lấy được phải cho vào hộp có đá làm lạnh, đậy nắp chặt rồi mới vận chuyển để đề phòng mẫu bị ô nhiễm, tăng sinh vi khuẩn và bị biến đổi theo thời gian.

- Mẫu kiểm tra phải được gửi đến viện nghiên cứu hoặc Trung tâm Y tế dự phòng ngay trong ngày lấy mẫu.

Chương 4:

CÁC BƯỚC ĐIỀU TRA NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM

Điều 8. Các bước điều tra ngộ độc thực phẩm

Điều tra ngộ độc thực phẩm cần được tiến hành theo các bước sau:

1. Điều tra cá thể bị NĐTP (theo mẫu điều tra 1 - Phụ lục).

2. Điều tra những người đã ăn bữa ăn X và bữa ăn Y không bị NĐTP (theo mẫu điều tra 2 - Phụ lục).

3. Điều tra thức ăn đã ăn, người ăn và thời gian ăn (theo mẫu điều tra 3 - Phụ lục).

4. Điều tra những thức ăn, số người ăn và không ăn bị NĐTP và không bị NĐTP ở bữa ăn X và bữa ăn Y (theo mẫu điều tra 4 - Phụ lục).

5. Điều tra bữa ăn nguyên nhân (theo mẫu điều tra 5 - Phụ lục).

6. Điều tra thức ăn nguyên nhân (theo mẫu điều tra 6 - Phụ lục).

7. Điều tra nguồn gốc, tình hình chế biến thực phẩm (theo mẫu điều tra 7 - Phụ lục).

8. Điều tra tiền sử bệnh tật những người chế biến, nấu nướng phục vụ ăn, uống (theo mẫu điều tra 8 - Phụ lục).

9. Điều tra các mẫu thức ăn thu hồi để xét nghiệm (theo mẫu điều tra 9 - Phụ lục).

10. Điều tra cơ sở (theo mẫu điều tra 10 - Phụ lục).

11. Điều tra điều kiện môi trường và dịch bệnh ở địa phương (theo mẫu điều tra 11 - Phụ lục).

Chương 5:

KẾT LUẬN VỀ NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM

Điều 9. Kết luận kết quả điều tra

Sau khi tiến hành 11 bước điều tra NĐTP, đội điều tra ngộ độc thực phẩm phải tổng hợp, phân tích, kết luận kết quả điều tra theo những nội dung sau: đơn vị xảy ra NĐTP; địa điểm xảy ra ngộ độc thực phẩm, thời gian xảy ra ngộ độc; số người ăn, số người mắc, số người đi viện, số người chết; bữa ăn nguyên nhân; thức ăn nguyên nhân; cơ sở nguyên nhân và nguyên nhân.

Điều 10. Kiến nghị các biện pháp xử lý ngộ độc thực phẩm

Từ kết quả điều tra, phải đưa ra các biện pháp xử lý để phòng ngừa tái ngộ độc thực phẩm.

1. Cải biến sản xuất, chế biến bảo đảm yêu cầu vệ sinh theo quy định.

2. Nâng cao ý thức vệ sinh cho nhân viên sản xuất thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống.

3. Tích cực chấp hành quy chế, quy định VSATTP.

4. Xử lý thực phẩm gây ngộ độc (thu hồi, huỷ bỏ, chuyển mục đích sử dụng, tái chế).

Điều 11. Kiến nghị xử lý theo pháp luật

Theo pháp luật: tuỳ theo mức độ, tính chất, nguyên nhân hậu quả của vụ NĐTP, cần đưa ra các kiến nghị xử lý theo pháp luật đối với cơ sở nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm.

Điều 12. Công bố ngộ độc thực phẩm

Tuỳ theo tính chất vụ ngộ độc thực phẩm mà xác định thời gian, hình thức, cấp thẩm quyền công bố với các cơ quan liên quan và cơ quan thông tấn báo chí về vụ NĐTP.

Chương 6

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 13. Tổ chức thực hiện

1. Cục An toàn vệ sinh thực phẩm có trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy chế này cho các tuyến và các cơ quan có liên quan trong phạm vi cả nước.

2. Sở Y tế tổ chức thực hiện Quy chế này trong phạm vi địa bàn tỉnh, thành phố.

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG





Trịnh Quân Huấn

 

 

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN

 

MINISTRY OF HEALTH
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No.: 39/2006/QD-BYT

Hanoi, December 13th, 2006

 

DECISION

ON PROMULGATION OF “STATUTE FOR FOOD POISONING INVESTIGATION”

THE MINISTER OF HEALTH

Pursuant to Decree No. 49/2003/ND-CP dated May 15th, 2003 by the Government providing for functions, tasks, powers and organizational structures of the Ministry of Health;

Pursuant to the Ordinance on food safety and hygiene No. 12/2003/PL-UBTVQH11 dated July 26th, 2003;

Pursuant to Decree No. 163/2004/ND-CP dated September 07th, 2004 by the Government detailing a number of articles of the Ordinance on food safety and hygiene;

Upon reviewing the request of Director of Department of Food safety and hygiene - the Ministry of Health

DECIDES:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 2. This Decision comes into effect 15 days after the day on which it is posted on Official Gazette.

Article 3. The Chief officers, Chief Inspectors, Director of Legal Department, Director of Department of Food safety and hygiene, Heads of relevant units affiliated to the Ministry of Health, Directors of Departments of Health of provinces and central-affiliated cities and Heads of medical agencies shall comply with this Decision./.

 

 

P.P. THE MINISTER
THE DEPUTY MINISTER




Trinh Quan Huan

 

STATUTE

ON FOOD POISONING INVESTIGATION
(Enclosed with Decision No. 39/2006/QD-BYT dated December 13th, 2006 by the Minister of Health)

Chapter 1:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Article 1. Scope of regulation

This Statute provides for the investigation into food poisoning.

Article 2. Regulated entities

This Statute applies to organizations, households, individuals and establishments occurring food poisoning, food manufacturing and trading establishments causing food poisoning, poisoned individuals and central to local government medical agencies.

Article 3. Interpretation of terms

In this Statute, these terms can be construed as follows:

1. “Food poisoning” is an acute syndrome caused by the consumption of food or drink containing hazardous substances, which lead to symptoms in stomach, bowel, nervous system or others depending on the poisoning elements.

2. A “food poisoning case” is an acute poisoning situation where 2 or more people denote poisoning after consuming the same food at the same time and in the same place. The death of one person out of similar causes shall be also considered a food poisoning case.

3. “Food specimens” include food and drink remained after the meal where the food poisoning case occurs or the stored food or ingredients used for preparing that meal.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



5. The “causal establishment” means the establishment providing the meal causing food poisoning.

6. “Causal meal" means the meal causing food poisoning or meal containing causal food.

7. “Causal food" means the food causing food poisoning or food containing the source of food poisoning.

8. “Source of food poisoning” means the elements causing food poisoning, which may be toxin from microorganisms, chemical poison, poison naturally existing in food or produced due to food decay.

9. “Food poisoning investigation” means the conduct of investigating activities specified in this Decision with the aim of finding the causal establishment, causal meal, causal food and sources of food poisoning.

Article 4. General principles of food poisoning investigation

1. Having a thorough grasp of the epidemic situation in local areas to determine if the case is of food poisoning or epidemic.

2. Conducting investigations into events that occurred 48 hours or at least 24 hours prior to the time of food poisoning via:

a) The patients (if he/she is not in a coma)

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Acquiring and understanding the information about clinical symptoms to determine the cause of food poisoning.

4. Collecting and storing suspicious food, vomit, colon or gastric lavage liquid, urine, feces and the like of the food poisoning victim, collecting and sending the specimens to preventive medicine centers or professional institutes for testing.

5. Inspecting environmental hygiene conditions, food supply, food preparing/storing places, food-serving people and the like, using the regulated forms for the determination of the source and cause of food poisoning.

6. Conducting essential tests on patients, in case the poisoning is suspected to result from microorganisms; examining and investigating food serving people.

7. In case of fatality, cooperating with police authorities and forensic agencies in conducting and examining pathological autopsy; collecting blood and fluids from digestive tract, heart and lung of the deceased persons for testing.

8. Conducting tests on pathology specimens immediately upon the receipt of such specimens. Tests shall vary according to the symptoms.

9. Synthesizing and analyzing data, upon the receipt of the on-site investigation results, to determine the time and place of poisoning, number of people consuming the suspicious food, number of decreased people, number of people transferred to hospitals, causal meals, causal food, causal establishments and source of food poisoning as well as providing measures to handle and prevent the situation.

Chapter 2:

FOOD POISONING DECLARATION AND REPORT

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



1. Food poisoning declaration:

- Any person discovering food poisoning cases or having foodborne illness must notify the nearest medical agency, including:

- Medical stations of communes.

- Medical establishments of districts (or Preventive medicine centers).

- Departments of Health or Preventive medicine centers of provinces or cities.

- Regional institutions (National Institute of Nutrition, Pasteur Institute in Nha Trang, Ho Chi Minh City Institute of Hygiene and Public health, Institute of Hygiene and Epidemiology of the Central Highland).

- Department of Food safety and hygiene.

The notification shall be in accordance with the form M1 specified in Decision No. 01/2006/QD-BYT dated January 09th, 2006 by the Minister of Health providing for the promulgation of “Regulation on food safety and hygiene reporting regime and report form”.

2. Receiving information about food poisoning and foodborne illness;

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- His/her activities before the symptoms emerge and the food he/she has eaten.

- Main symptoms (stomachache, nauseous, vomitting).

- Specimens of vomit, remaining food, contaminants (and check if the specimens are collected).

- Scale: number of people eating food, number of people poisoned.

b) Notification by medical practitioners and health workers: Any health workers or medical practitioners working at medical stations, hospitals or private medical establishments who discover a case of food poisoning or foodborne illness must immediately notify relevant medical agencies. In such notification, the following information shall be focused on:

- Whether food poisoning affect an individual or groups of people.

- Symptoms of patients, irregular symptoms, developments, elements related to patients’ eating and drinking within 48 hours (particularly 12 hours) before the event occurs.

- Examination of specimens of feces, blood, vomit or contaminants from the body of the victim.

- Diagnosis.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



c) Notification by manager (of enterprises, schools, building sites, plantations, establishments): the following information shall be focused on:

- Scale: total number of people poisoned, total number of people transferred to hospitals.

- Issues related to eating and drinking.

- Meal providers.

- Stored specimens of suspicious food.

- For schools: grades of poisoned students, type of causal meal, food providers.

3. Food poisoning reports:

a) Any health workers who receives information about food poisoning or foodborne illness must report it to his/her superior.

b) Any person who is the leader of a medical unit receiving information about food poisoning or foodborne illness must consider the notification to make the following decisions:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



+ If the food poisoning case or foodborne illness can spread out, the scale and possibility of the outbreak must be promtly predicted and reported to the local People’s Committee and the superior medical agency.

+ The following information must be noticed:

- Suspicion of drug intoxication.

- Suspicion of poisoning caused by gas, tap-water, well-water or other elements

- Suspicion of intentional causing of poisoning.

Food poisoning reporting regime and report form shall be in accordance with regulations in Decision No. 01/2006/QD-BYT dated January 09th, 2006 by the Minister of Health providing for the promulgation of “Regulations on food safety and hygiene reporting regime and report form”.

Chapter 3:

FOOD POISONING INVESTIGATION METHODS

Article 6. Preparation for food poisoning investigation

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



2. Preparing specimen collecting tools

3. Establishing investigating team: depending on the presumption, an investigating team shall be established which is conformable in quantity and component (epidemiology, microorganism, environmental hygiene, food safety and infection specialists).

4. Preparing traveling vehicles and relevant machinery and equipment.

5. If an urgent issue arises outside working hours, the investigating team shall be immediately requested to conduct on-site investigation. Forms, machinery and tools necessary for the investigation shall always stay prepared, even outside working hours or on days off.

Article 7. Food poisoning investigation methods

 Use the food poisoning investigation slips to conduct the investigation, investigating staff shall be assigned to specific missions according to the investigation slips:

Investigate individuals suspected of being poisoned, persons having consumed the causal meal, causal establishment, medical practitioners and declarants, epidemic situation in local area; and collect specimens, etc.

Investigators must be honest, unbiased and must abide by the regulations below:

1. Investigating people who are poisoned, who ate the suspicious food and who are involved in the poisoning case:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) Investigation into details of the food poisoning case:

- Use food poisoning investigation slip to investigate specifically the people who have eaten food and got poisoned,

- Determine the incubation and patients’ health conditions.

- Determine whether the poisoned person has attended a party.

b) Investigation into the consumption of food:

- Determine whether poisoned people ate the same food. Investigate eating details through the menu of the shared meal, if available.

- Investigate eating details and component of meals within 24 hours (or even 48 to 72 hours, if necessary) before the illness emerges, unless the meal (i.e. shared food) consumed by the victims is specified.

- Determine the peculiarity of the meal (pufferfish, uncooked oyster, blood pudding, animal organs, mushroom, agar-agar, etc.).

- Investigate into drinking water (well-water, spring water).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



a) Investigate people who did not eat the causal food but succumb to the illness or have abnormal symptoms.

b) Must not make any suggestion or impression of any food when investigating children. Regarding infants, information shall be obtained from their mothers.

c) For cases of false food poisoning, the investigator shall notice if the cases occur due to the surrounding circumstances or rumor.

d) Investigate peculiar conditions of residences, workplaces or schools.

dd) Where the poisoning case is suspected to be caused by pets, transmission routes shall be investigated.

e) Where the patient falls sick after or during a tour, his/her activities (i.e. accommodation, meal) and travel schedule and the group's travel plan shall be investigated.

g) For foreigners or people who have just entered Vietnam, their activities outside Vietnam before falling sick shall be investigated.

3. Investigation at establishments

The investigation at a business establishment which is, or is suspected to be, the origin of food poisoning (including households and establishments declared) shall be recorded into establishment investigation slips or food preparing and storing investigation slips. The investigation shall be conducted in conformity with the following regulations:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



b) Investigation into food supply:

- Inspect food which the investigated people have eaten.

- Inspect the supply, processing and preparation of food for each menu (box lunch, food for meeting, food served at canteens of schools or hospitals, etc.)

- Investigate people who use the service of the food-supplying establishments.

- Check the list (containing addresses and phone numbers) of buyers, sellers, consumers. Such list must be retained for further investigation.

c) Investigation into food processing and preparing:

- Investigate food processing and preparing methods and selling method, transmission routes, germ-increasing conditions, negligence in cooking and so on.

- Inspect the storage of food, applicable to the business subject to inspection (e.g. eating stores, box lunch suppliers, food suppliers providing food for schools, hospitals and hotels providing room and board).

d) Investigation into hygienic conditions of establishments:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Inspect sewage treatment and maintenance (public and domestic drainage).

- Observe and note down the extermination of pests and harmful animals; examine the survival of such pests and animals.

- Inspect other possible pollutants (insecticides, agricultural medicines, cleansers).

- Where the poisoning case is suspected to be caused by animals (livestock and/or poultry), transmission routes shall be investigated.

- Investigate people who get into and out of food processing and preparing areas.

- Besides, depending on regulations on food safety and hygiene, the investigation shall involve: the suitable conditions of the food preparing sites (i.e. size, temperature, humidity, refrigerator's and freezer’s capacity).

dd) Investigation into cooking staffs:

- Investigate health conditions of cooking and serving staffs.

- Investigate whether any member of cooking and serving staffs contracted an epidemic disease (for example, typhoid or dysentery) or a virus-borne disease in 1 - 2 prior weeks.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Investigate whether any member of cooking and serving staffs has acne, whitlow or pain or works with dirty hands.

- Investigate whether or not members of cooking and serving staffs has a hobby of eating blood pudding or raw fish or other special food.

e) Other investigations:

- Check if there are other complaints.

-Investigate whether or not the establishment has conducted self-inspection and produced self-inspection reports.

4. Investigate food selling systems and measures

Investigate the market supply chain, depending on the retrospective inspection of the causal food, to discover food poisoning cases or to determine suspicious food, including the inspection of ingredient suppliers and food-selling establishments. The following details must be noticed:

a) Investigation into the possibility of pollution caused by germs and chemicals in food.

b) Inspection of the compliance with regulations on food storage (food storing standards and measures) during the sale of food.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



d) If a great amount of such food is sold on a large scale, such case shall be reported to the superior medical agencies and the Department of food safety and hygiene.

5. Investigation by interviewing medical practitioners

Food poisoning investigators shall interview medical practitioners who have conducted examination for the patients. The following contents must be specified when a medical practitioner is interviewed:

a) Date of examination for the patient.

b) Name of the disease.

c) Whether or not the patient was hospitalized; in case of admission to a hospital, the expected date of discharge from the hospital.

d) Whether or not the patient has received treatment and date that the patient uses the medicines.

dd) Whether or not the patient has irregular symptoms.

e) Whether or not the patient’ feces, blood, vomit specimens have been tested (assign another person to collect such specimens if necessary).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



h) If the patient is diagnosed to be poisoned, the food poisoning declaration by the patient shall be presented.

6. If the food-poisoned patient is deceased, medical practitioners and relevant people shall be investigated for the following contents:

a) Time and developments of the illness since the patient fell sick to the time of his/her death.

b) Treatment since hospitalization.

c) The investigator shall interview family and relatives of the patient and note down information.

d) The investigator shall cooperate with the food hygiene team (of Preventive medicine center) in inspecting and researching other information if necessary.

7. Collection of specimens

The entire testing of specimens related to food poisoning (including the people having symptoms) shall be conducted at preventive medicine center or regional institutes.

The collection of specimens is important to clarify the causes of the poisoning case. People in charge of collecting specimens shall have suitable tools. The collection of specimens must be carried out promptly and conformably. Specimens shall be collected in sufficient amount for each type of tests and shall be cryopreserved and shall be promptly transferred so that changes to the specimens are minimized.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Feces.

- Vomit.

- Contaminants.

- Remaining food.

- Blood of patients.

- Where the patients are suspected of dying of food poisoning, pathological autopsy shall be conducted. The testing through pathological autopsy must be based on the forensic observation records; specimens of blood, organ, feces and spinal cord of deceased patients must be transferred to research institutes for testing.

b) Collection of specimens from establishment and food supply chains:

The following specimens shall be collected from food supply establishments (manufacturing or trading establishments suspected as the causal establishments) and food supply chains (retail-sale stores, processing establishments, whole-sale establishments, delivery establishments).

- Food subject to inspection.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- Reference food, including ingredients.

- Cookware, receptacle, package, fridge cleasing tools.

- Tissues for wiping hands.

- Fingers of people working in cooking areas.

- Water.

- Specimens of feces people working at cooking areas.

- Additives, cleansers, disinfectants might be mixed in food.

- Specimens of other substance to be tested (mouse droppings, pet droppings, waste water in drainage ditches).

c) When collecting specimens, the following contents shall be investigated:

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



- The relationship between the storage temperature and time (the amount of time for storage at ambient temperature, low temperature, outdoor temperature).

d) The storage and transport of specimens shall be cared about:

- Every collected specimen shall be stored in box containing ice which is tightly closed before being transported to ensure that it is not contaminated or modified by time.

- Specimens shall be sent to research institutes or preventive medicine center immediately on the date of collection.

Chapter 4:

FOOD POISONING INVESTIGATION PROCEDURES

Article 8. Food poisoning investigation procedures

Food poisoning investigation shall be conduct according to the following procedures in the following order:

1. Investigating individuals according to form No. 1 – Annex.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



3. Investigating food, people and time of meal according to form No. 3 – Annex.

4. Investigating food, people being poisoned and being not poisoned according to form No. 4 – Annex

5. Investigating causal meal according to form No. 5 – Annex.

6. Investigating causal food according to form No. 6 – Annex.

7. Investigating origin and processing of food according to form No. 7 – Annex.

8. Investigating health records of people who preparing such food and drink according to form No. 8 – Annex.

9. Investigating food specimens collected for testing according to form No. 9 – Annex.

10. Investigating establishments according to form No. 10 – Annex.

11. Investigating local environmental and epidemic conditions according to form No. 11 – Annex.

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



CONCLUSION ON FOOD POISONING

Article 9. Conclusion on investigation results

After 11 steps of food poisoning investigation, food poisoning investigating team shall collect, analyze and make conclusion of the investigating results including the following contents: unit where the food poisoning occurs; place and time of poisoning; number of people eating food, number of poisoned people, number of people transferred to hospitals, number of dead people; causal meal; causal food; causal establishments and origin of food poisoning.

Article 10. Motion of food poisoning handling measures

Depending on investigating results, handling measures shall be taken to prevent the repetition of food poisoning.

1. Innovating the production process ensuring hygiene standards according to regulations.

2. Improving food-producing or food service-trading staffs’ awareness of hygiene.

3. Actively complying with food safety and hygiene standards and regulations.

4. Taking measures for hazardous food (collecting, destroying, changing use purpose, recycling).

...

...

...

Please sign up or sign in to your Pro Membership to see English documents.



Depending on the rate, characteristic, causes and effects of the food poisoning case, motions for handling shall be made according to laws applied to food-poisoning causal establishment.

Article 12. Food poisoning announcement

Depending on the characteristic of the food poisoning case, time, form and jurisdiction, relevant agencies and news agencies shall be announced about the food poisoning case.

Chapter 6

IMPLEMENTARY CLAUSE

Article 13. Implementation

1. Department of Food safety and hygiene shall be responsible for the conduct and implementation of this Regulation in relevant areas and agencies.

2. The Department of Health shall conduct and implement this Regulation within administrative divisions.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 39/2006/QĐ-BYT ngày 13/12/2006 ban hành “Quy chế điều tra ngộ độc thực phẩm” do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


50.479

DMCA.com Protection Status
IP: 18.189.185.62
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!