Thực hiện việc khai báo ngộ độc thực phẩm ở đâu và ai có quyền được khai báo theo quy định của pháp luật?

Thực hiện việc khai báo ngộ độc thực phẩm ở đâu và ai có quyền được khai báo theo quy định của pháp luật? Chế biến, bán thực phẩm gây ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe của từ 05 người trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì có bị đình chỉ toàn bộ hoạt động chế biến thực phẩm hay không?

Thực hiện việc khai báo ngộ độc thực phẩm ở đâu và ai có quyền được khai báo theo quy định của pháp luật?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Quyết định 39/2006/QĐ-BYT quy định như sau:

Khai báo và báo cáo ngộ độc thực phẩm
1. Khai báo ngộ độc thực phẩm:
- Bất kể ai, khi bị hoặc phát hiện ngộ độc thực phẩm hoặc các bệnh truyền qua thực phẩm đều phải khai báo ngay cho cơ quan Y tế gần nhất:
- Trạm Y tế xã, phường.
- Phòng Y tế quận, huyện (hoặc Trung tâm Y tế dự phòng).
- Sở Y tế hoặc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố.
- Các viện khu vực (Viện Dinh Dưỡng, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Vệ sinh Y tế công cộng TP Hồ Chí Minh, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên).
- Cục An toàn vệ sinh thực phẩm.
Nội dung khai báo theo mẫu M1 quy định tại Quyết định số 01/2006/QĐ-BYT ngày 09 tháng 01 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành “Quy định chế độ báo cáo và mẫu báo cáo về vệ sinh an toàn thực phẩm”.
...

Như vậy, bất kể ai, khi bị hoặc phát hiện ngộ độc thực phẩm hoặc các bệnh truyền qua thực phẩm đều phải khai báo ngay cho cơ quan Y tế gần nhất như sau:

- Trạm Y tế xã, phường.

- Phòng Y tế quận, huyện (hoặc Trung tâm Y tế dự phòng).

- Sở Y tế hoặc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố.

- Các viện khu vực (Viện Dinh Dưỡng, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Vệ sinh Y tế công cộng TP Hồ Chí Minh, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên).

- Cục An toàn vệ sinh thực phẩm.

Thực hiện việc khai báo ngộ độc thực phẩm ở đâu và ai có quyền được khai báo theo quy định của pháp luật?

Thực hiện việc khai báo ngộ độc thực phẩm ở đâu và ai có quyền được khai báo theo quy định của pháp luật? (Hình từ Internet)

Chế biến, bán thực phẩm gây ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe của từ 05 người trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì có bị đình chỉ toàn bộ hoạt động chế biến thực phẩm hay không?

Căn cứ theo điểm a khoản 8 Điều 22 Nghị định 115/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm e khoản 12 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm quy định khác về bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, cung cấp thực phẩm
...
8. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Nhập khẩu, sản xuất, chế biến, cung cấp, bán thực phẩm gây ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe của từ 05 người trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
...

Căn cứ theo điểm b khoản 10 Điều 22 Nghị định 115/2018/NĐ-CP quy định như sau:

...
10. Hình thức xử phạt bổ sung:
...
b) Đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh, cung cấp thực phẩm từ 03 tháng đến 05 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 8 Điều này;
...

Cuối cùng, căn cứ theo khoản 11 Điều 22 Nghị định 115/2018/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi điểm h, điểm i khoản 12 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP quy định như sau:

...
11. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc thu hồi thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 1, 5, 6, 7, 8 và 9 Điều này;
b) Buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 6, 7, 8 và 9 Điều này;
c) Buộc chịu mọi chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm, khám, điều trị người bị ngộ độc thực phẩm đối với vi phạm quy định tại điểm a khoản 6 và điểm a khoản 8 Điều này;
d) Buộc thu hồi bản tự công bố sản phẩm đối với sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm vi phạm quy định tại điểm a, b khoản 4, điểm a khoản 5, các khoản 6, 7, 8 và 9 Điều này.
đ) Buộc thay đổi mục đích sử dụng hoặc tái chế hoặc buộc tiêu hủy thực phẩm đối với vi phạm quy định tại các khoản 1, 3 và 5 Điều này;
e) Buộc nộp lại giấy tờ đã bị sửa chữa, tẩy xóa đối với vi phạm quy định tại điểm c khoản 4 Điều này.

Như vậy, căn cứ theo các quy định trên thì hành vi chế biến, bán thực phẩm gây ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe của từ 05 người trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì ngoài bị phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng còn:

- Bị đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động chế biến thực phẩm từ 03 tháng đến 05 tháng;

- Buộc thu hồi thực phẩm;

- Buộc tiêu hủy thực phẩm;

- Buộc chịu mọi chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm, khám, điều trị người bị ngộ độc thực phẩm;

- Buộc thu hồi bản tự công bố sản phẩm đối với sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm vi phạm.

Lưu ý: mức phạt tiền này là mức phạt đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (khoản 2 Điều 3 Nghị định 115/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP).

Có thể khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm bằng những biện pháp nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 53 Luật An toàn thực phẩm 2010 thì có thể khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm bằng những biện pháp sau:

- Phát hiện, cấp cứu, điều trị kịp thời cho người bị ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm hoặc các tình huống khác phát sinh từ thực phẩm gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người;

- Điều tra vụ ngộ độc thực phẩm, xác định nguyên nhân gây ngộ độc, bệnh truyền qua thực phẩm và truy xuất nguồn gốc thực phẩm gây ngộ độc, truyền bệnh;

- Đình chỉ sản xuất, kinh doanh; thu hồi và xử lý thực phẩm gây ngộ độc, truyền bệnh đang lưu thông trên thị trường;

- Thông báo ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm cho các tổ chức, cá nhân có liên quan;

- Thực hiện các biện pháp phòng ngừa nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm, bệnh truyền qua thực phẩm.

Ngộ độc thực phẩm Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Ngộ độc thực phẩm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Lễ Thất tịch 2023 là ngày bao nhiêu dương lịch? Bán chè đậu đỏ gây ngộ độc thực phẩm bị xử phạt hành chính như thế nào?
Pháp luật
Bán đồ ăn gây ngộ độc thực phẩm có thể đi tù đến 20 năm hay không? Bán đồ ăn gây ngộ độc thực phẩm được hiểu như thế nào?
Pháp luật
Thực hiện việc khai báo ngộ độc thực phẩm ở đâu và ai có quyền được khai báo theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Bộ Y tế chỉ đạo ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm theo Công văn 2487/BYT-ATTP 2024 như thế nào?
Pháp luật
Vụ ngộ độc thực phẩm do ăn bánh mì được hiểu như thế nào? Khi có biểu hiện của việc ngộ độc thực phẩm thì người dân có thể đi khai báo ở đâu?
Pháp luật
Người bị ngộ độc thực phẩm thì có thể lấy mẫu bệnh phẩm của họ thông qua đường nào? Khi người dân đến khai bảo về tin ngộ độc thực phẩm thì việc tiếp nhận thực hiện ra sao?
Pháp luật
Công điện 44/CĐ-TTg năm 2024 ngăn ngừa, xử lý ngộ độc thực phẩm do Thủ tướng Chính phủ ban hành ra sao?
Pháp luật
Điều tra ngộ độc thực phẩm phải thực hiện trong khoảng thời gian nào để phát hiện sớm nhất? Tiến hành điều tra ngộ độc thực phẩm theo các bước nào?
Pháp luật
Ngộ độc thực phẩm do ăn bánh mì là gì? Bán bánh mì trên vỉa hè gây ngộ độc thực phẩm thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Tết Hàn Thực 2023 vào ngày nào? Bán bánh trôi nước gây ngộ độc thực phẩm bị xử phạt hành chính như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ngộ độc thực phẩm
Nguyễn Thị Minh Hiếu Lưu bài viết
1,928 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ngộ độc thực phẩm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ngộ độc thực phẩm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào