Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 18/11 hằng năm được tổ chức như thế nào? Kinh phí tổ chức lấy từ đâu?
- Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 18/11 hằng năm được tổ chức như thế nào? Kinh phí tổ chức lấy từ đâu?
- Với những năm chẵn, việc tổ chức lễ kỷ niệm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 18/11 được tổ chức ở đâu?
- Có những nghi thức nào được tiến hành tại lễ kỷ niệm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam?
Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 18/11 hằng năm được tổ chức như thế nào? Kinh phí tổ chức lấy từ đâu?
Tại Điều 9 Nghị định 111/2018/NĐ-CP như sau:
Tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống
1. Năm tròn
a) Bộ, ngành, cấp tỉnh tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm, trong đó xác định về thời gian, địa điểm, chương trình, thành phần của lễ kỷ niệm;
b) Phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm:
- Bộ trưởng, người đứng đầu ngành cơ quan trung ương phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm của bộ, ngành;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm của cấp tỉnh và tại địa phương.
c) Người đứng đầu bộ, ngành, cấp tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức lễ kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống theo kế hoạch đã được phê duyệt và chịu trách nhiệm về việc tổ chức lễ kỷ niệm bảo đảm trang trọng, thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm.
2. Năm khác: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, thi đua, hội thảo, tọa đàm và các hoạt động thiết thực khác kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống. Không tổ chức lễ kỷ niệm.
3. Kinh phí tổ chức ngày thành lập, ngày truyền thống được cân đối bố trí trong dự toán chi thường xuyên hằng năm của các cơ quan, địa phương theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.
Bên cạnh đó năm tròn và năm khác được giải thích tại Điều 3 Nghị định 111/2018/NĐ-CP như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
...
5. Năm tròn là năm có chữ số cuối cùng là “0”.
6. Năm khác là năm có các chữ số cuối cùng còn lại.
Theo đó, Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 18/11 hằng năm được tổ chức như sau:
(1) Với các năm tròn là năm có chữ số cuối cùng là “0”:
- Bộ, ngành, cấp tỉnh tổ chức kỷ niệm ngày truyền thống, xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm, trong đó xác định về thời gian, địa điểm, chương trình, thành phần của lễ kỷ niệm;
- Phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm:
+ Bộ trưởng, người đứng đầu ngành cơ quan trung ương phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm của bộ, ngành;
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm của cấp tỉnh và tại địa phương.
- Người đứng đầu bộ, ngành, cấp tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức lễ kỷ niệm ngày thành lập theo kế hoạch đã được phê duyệt và chịu trách nhiệm về việc tổ chức lễ kỷ niệm bảo đảm trang trọng, thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm.
(2) Với các năm khác là năm có các chữ số cuối cùng còn lại:
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, thi đua, hội thảo, tọa đàm và các hoạt động thiết thực khác kỷ niệm ngày thành lập. Không tổ chức lễ kỷ niệm.
Kinh phí tổ chức ngày truyền thống được cân đối bố trí trong dự toán chi thường xuyên hằng năm của các cơ quan, địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước 2015.
Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 18/11 hằng năm được tổ chức như thế nào? Kinh phí tổ chức lấy từ đâu? (Hình từ internet)
Với những năm chẵn, việc tổ chức lễ kỷ niệm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 18/11 được tổ chức ở đâu?
Tại Điều 10 Nghị định 111/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Khánh tiết, trang trí lễ kỷ niệm
1. Lễ kỷ niệm được tổ chức trong hội trường hoặc ngoài trời.
2. Tổ chức trong hội trường (theo hướng từ dưới nhìn lên lễ đài)
a) Treo Đảng kỳ và Quốc kỳ về phía bên trái của lễ đài; Đảng kỳ ở bên trái, Quốc kỳ ở bên phải;
b) Tượng bán thân Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt trên bục cao phía dưới giữa Đảng kỳ và Quốc kỳ. Trường hợp cờ được treo trên cột thì tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh được đặt chếch phía trước bên phải cột cờ;
c) Tiêu đề buổi lễ được thể hiện bằng kiểu chữ chân phương, in hoa, đứng trên nền phông về phía bên phải lễ đài. Địa danh và ngày, tháng, năm tổ chức lễ kỷ niệm được thể hiện bằng chữ in thường, nghiêng, ở hàng cuối cùng phía dưới tiêu đề lễ kỷ niệm.
Trường hợp có nội dung trao tặng, đón nhận danh hiệu thi đua hoặc hình thức khen thưởng phải ghi đầy đủ danh hiệu thi đua hoặc hình thức khen thưởng cao nhất được đón nhận;
d) Bục phát biểu được đặt ở vị trí 1/3 chiều ngang của Lễ đài tính từ bên phải sang trái;
đ) Hoa trang trí đặt ở phía dưới, trước tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh; lẵng hoa do lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tặng được đặt ở vị trí trang trọng; việc đặt lẵng hoa, cây cảnh phải phù hợp với không gian của lễ đài, bảo đảm mỹ quan;
e) Khẩu hiệu của buổi lễ được treo ở vị trí nổi bật, phù hợp với không gian hội trường. Nội dung khẩu hiệu do Ban Chỉ đạo quyết định;
g) Bên ngoài hội trường trang trí cờ, băng rôn khẩu hiệu, tạo cảnh quan phù hợp với buổi lễ.
3. Tổ chức ngoài trời
a) Lễ kỷ niệm ngoài trời được tổ chức tại quảng trường, sân vận động hoặc một địa điểm trang trọng khác do Ban Tổ chức quyết định;
b) Lễ đài được thiết kế vững chắc, trang trí tương tự như tổ chức trong hội trường. Trường hợp khu vực lễ đài đã có tượng, hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh thì không áp dụng theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này. Trường hợp trước lễ đài đã có cột cờ thì Quốc kỳ được treo trên cột cờ và không treo Quốc kỳ trên lễ đài.
Theo đó, với những năm chẵn, việc tổ chức lễ kỷ niệm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 18/11 được tổ chức trong hội trường hoặc ngoài trời.
Có những nghi thức nào được tiến hành tại lễ kỷ niệm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam?
Nghi thức lễ kỷ niệm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được quy định tại Điều 13 Nghị định 111/2018/NĐ-CP như sau:
Nghi thức lễ kỷ niệm
1. Nghi thức tổ chức lễ kỷ niệm được tiến hành theo trình tự sau:
a) Thông báo chương trình lễ kỷ niệm;
b) Lễ chào cờ, đại biểu dự lễ hát Quốc ca;
c) Tuyên bố lý do và giới thiệu đại biểu, khách mời theo thứ tự sau:
- Giới thiệu đích danh đại biểu cấp trên đến tham dự lễ kỷ niệm;
- Giới thiệu đại diện tên cơ quan, đơn vị hoặc nhóm chức danh được mời;
- Giới thiệu đích danh chức danh cao nhất (đương nhiệm) của người đứng đầu đơn vị chủ trì tổ chức lễ kỷ niệm;
- Khi được giới thiệu, đại biểu có chức danh cao nhất đứng lên, cúi chào (các đại biểu dự lễ kỷ niệm vỗ tay).
d) Diễn văn kỷ niệm;
đ) Công bố quyết định khen thưởng, trao thưởng (nếu có);
e) Phát biểu của đại biểu cấp trên (nếu có);
g) Phát biểu đáp từ của người đứng đầu đơn vị chủ trì tổ chức lễ kỷ niệm;
h) Tuyên bố kết thúc buổi lễ.
2. Việc điều hành phần nghi thức quy định tại khoản 1 Điều này phải do Ban Tổ chức lễ kỷ niệm thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?