Ngày 19 tháng 12 diễn ra triển lãm Quốc phòng Quốc tế tại Việt Nam lần thứ hai đúng không? Diễn ra tại đâu?
Ngày 19 tháng 12 diễn ra triển lãm Quốc phòng Quốc tế tại Việt Nam lần thứ hai đúng không? Diễn ra tại đâu?
Triển lãm Quốc phòng quốc tế tại Việt Nam lần thứ hai sẽ diễn ra từ ngày 19 tháng 12 năm 2024 đến ngày 22 tháng 12 năm 2024 tại khu vực sân bay Gia Lâm (Hà Nội).
Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế tại Việt Nam 2024 có khu vực trưng bày "Thành tựu xây dựng Lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng nền Quốc phòng toàn dân" giới thiệu về truyền thống, thành tựu 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
Bên cạnh đó, giới thiệu sản phẩm kinh tế - quốc phòng, kết quả chuyển đổi số của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp quân đội; giới thiệu sản phẩm tiêu biểu, đặc trưng của các bộ, ngành, địa phương, tổ chức, hiệp hội, tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp.
Theo đó, tại khoản 1 Điều 2 Luật Quốc phòng 2018 thì Quốc phòng là công cuộc giữ nước bằng sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, trong đó sức mạnh quân sự là đặc trưng, lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt.
Lưu ý: Thông tin triển lãm Quốc phòng quốc tế nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Ngày 19 tháng 12 diễn ra triển lãm Quốc phòng Quốc tế tại Việt Nam lần thứ hai đúng không? Diễn ra tại đâu? (hình từ internet)
Nhiệm vụ đối ngoại quốc phòng gồm các nhiệm vụ nào?
Đối ngoại quốc phòng được quy định tại Điều 14 Luật Quốc phòng 2018 như sau:
Đối ngoại quốc phòng
1. Đối ngoại quốc phòng để thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.
2. Nhiệm vụ đối ngoại quốc phòng bao gồm:
a) Thiết lập, phát triển quan hệ quốc phòng với các quốc gia có chủ quyền và các tổ chức quốc tế;
b) Xây dựng, mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác quốc tế; thực hiện đối thoại về quốc phòng; xây dựng, củng cố lòng tin, sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau, tình đoàn kết giữa Quân đội nhân dân Việt Nam với quân đội các nước trên thế giới;
c) Tham gia xây dựng và thực thi các cơ chế hợp tác quốc phòng song phương, đa phương, khu vực, liên khu vực và toàn cầu vì mục tiêu hòa bình, ổn định và phát triển;
d) Thông tin đối ngoại về quốc phòng.
3. Nguyên tắc, nội dung, hình thức đối ngoại quốc phòng và trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan, tổ chức thực hiện theo quy định của pháp luật.
Như vậy, nhiệm vụ đối ngoại quốc phòng bao gồm:
- Thiết lập, phát triển quan hệ quốc phòng với các quốc gia có chủ quyền và các tổ chức quốc tế;
- Xây dựng, mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác quốc tế; thực hiện đối thoại về quốc phòng; xây dựng, củng cố lòng tin, sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau, tình đoàn kết giữa Quân đội nhân dân Việt Nam với quân đội các nước trên thế giới;
- Tham gia xây dựng và thực thi các cơ chế hợp tác quốc phòng song phương, đa phương, khu vực, liên khu vực và toàn cầu vì mục tiêu hòa bình, ổn định và phát triển;
- Thông tin đối ngoại về quốc phòng.
Theo đó, đối ngoại quốc phòng để thực hiện đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước, nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.
Công nghiệp quốc phòng an ninh được quy định như thế nào?
Công nghiệp quốc phòng an ninh được quy định tại Điều 12 Luật Quốc phòng 2018 như sau:
Công nghiệp quốc phòng, an ninh là bộ phận của công nghiệp quốc gia, một phần quan trọng của thực lực, tiềm lực quốc phòng, an ninh, là ngành đặc thù, có nhiệm vụ nghiên cứu phát triển, sản xuất, sửa chữa, cải tiến, hiện đại hóa vũ khí, trang bị, vật tư, thiết bị kỹ thuật và các sản phẩm khác phục vụ quốc phòng, an ninh bảo đảm trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân.
- Nhà nước có chính sách, cơ chế đặc thù, xây dựng công nghiệp quốc phòng, an ninh theo hướng lưỡng dụng, trở thành mũi nhọn của công nghiệp quốc gia; tăng cường tiềm lực, tận dụng và phát triển liên kết công nghiệp quốc phòng, an ninh và công nghiệp dân sinh; huy động tối đa thành tựu của nền công nghiệp quốc gia phục vụ công nghiệp quốc phòng, an ninh; đầu tư có trọng điểm cho vũ khí, trang bị công nghệ cao; phát huy nội lực kết hợp với mở rộng hợp tác quốc tế.
- Chính phủ chỉ đạo xây dựng quy hoạch, kế hoạch, đề án để phát triển công nghiệp quốc phòng, an ninh đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của lực lượng vũ trang nhân dân và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
- Nguyên tắc, chính sách, nhiệm vụ, tổ chức hoạt động, quy hoạch, kế hoạch, nguồn lực, trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan, tổ chức thực hiện theo quy định của pháp luật về công nghiệp quốc phòng, an ninh và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tái nhập hàng trả lại là gì? Thủ tục hải quan đối với hàng hóa tái nhập là sản phẩm xuất khẩu sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu?
- Chế áp, tạm giữ tàu bay không người lái, phương tiện bay khác trong trường hợp nào từ ngày 1/7/2025?
- Người bị thu hồi Thẻ thanh tra chuyên ngành Công Thương trong trường hợp nào được xem xét cấp Thẻ sau 02 năm?
- Người khai thác cảng hàng không sân bay có nghĩa vụ thực hiện xây dựng bản đồ tiếng ồn hay không?
- Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng bắt buộc có trong hồ sơ chuẩn bị đầu tư xây dựng và hợp đồng?