Chế áp, tạm giữ tàu bay không người lái, phương tiện bay khác trong trường hợp nào từ ngày 1/7/2025?
Chế áp, tạm giữ tàu bay không người lái, phương tiện bay khác trong trường hợp nào từ ngày 1/7/2025?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 34 Luật Phòng không nhân dân 2024 quy định về các trường hợp chế áp, tạm giữ tàu bay không người lái, phương tiện bay khác được quy định như sau:
(1) Bay khi chưa được cấp phép bay; bay vào khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay khi chưa được phép; không tuân thủ yêu cầu đình chỉ bay quy định tại Điều 33 Luật Phòng không nhân dân 2024;
(2) Xâm phạm khu vực cảng hàng không, sân bay hoặc khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay có hoạt động của tàu bay dân dụng, tàu bay quân sự;
(3) Sử dụng tàu bay không người lái, phương tiện bay khác tuyên truyền, kích động, lôi kéo, xuyên tạc chống phá Đảng, Nhà nước hoặc thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác;
- Sử dụng tàu bay không người lái, phương tiện bay khác mang theo thiết bị, vũ khí, vật liệu nổ, chất cấm, vận chuyển hàng hóa trái pháp luật;
- Trường hợp đặc biệt khác khi có lệnh của cấp có thẩm quyền quy định tại khoản 2 Điều 34 Luật Phòng không nhân dân 2024.
Chế áp, tạm giữ tàu bay không người lái, phương tiện bay khác trong trường hợp nào từ ngày 1/7/2025? (Hình ảnh Internet)
Thẩm quyền ra lệnh chế áp, tạm giữ tàu bay không người lái, phương tiện bay khác được quy định ra sao?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 34 Luật Phòng không nhân dân 2024 quy định về thẩm quyền ra lệnh chế áp, tạm giữ tàu bay không người lái, phương tiện bay khác như sau:
- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam được quyền ra lệnh chế áp, tạm giữ tàu bay không người lái, phương tiện bay khác thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật Phòng không nhân dân 2024;
- Tư lệnh quân khu, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện, cấp xã được quyền ra lệnh chế áp, tạm giữ tàu bay không người lái, phương tiện bay khác thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật Phòng không nhân dân 2024 trên địa bàn quản lý;
- Chỉ huy lực lượng an ninh hàng không, Chỉ huy đơn vị Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển được quyền ra lệnh chế áp, tạm giữ tàu bay không người lái, phương tiện bay khác thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật Phòng không nhân dân 2024 trên địa bàn, khu vực quản lý;
- Chỉ huy các đơn vị Quân đội, Công an được quyền ra lệnh chế áp, tạm giữ tàu bay không người lái, phương tiện bay khác xâm phạm khu vực quản lý, mục tiêu bảo vệ;
- Tổ trưởng Tổ chế áp tàu bay không người lái, phương tiện bay khác được quyền ra lệnh chế áp, tạm giữ khi phát hiện các phương tiện bay khác thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật Phòng không nhân dân 2024.
Lưu ý:
- Trên cùng một địa bàn, khu vực quản lý, mục tiêu bảo vệ, lực lượng nào phát hiện trước hành vi quy định tại khoản 1 Điều 34 Luật Phòng không nhân dân 2024 thì được quyền chế áp, tạm giữ sau đó bàn giao cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
- Chính phủ quy định trình tự, thủ tục chế áp, tạm giữ tàu bay không người lái, phương tiện bay khác.
Dự báo, thông báo, hiệp đồng, quản lý điều hành và giám sát hoạt động bay như thế nào?
Căn cứ theo Điều 35 Luật Phòng không nhân dân 2024 quy định về dự báo, thông báo, hiệp đồng, quản lý điều hành và giám sát hoạt động bay như sau:
- Dự báo, thông báo, hiệp đồng bay được quy định như sau:
+ Tổ chức, cá nhân khi thực hiện chuyến bay cho tàu bay không người lái, phương tiện bay khác phải chấp hành quy định về dự báo, thông báo, hiệp đồng bay; chịu trách nhiệm về các thông tin trong dự báo, thông báo, hiệp đồng bay;
+ Trung tâm Quản lý điều hành bay quốc gia, Trung tâm Quản lý điều hành bay khu vực thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân và các cơ quan, đơn vị có liên quan thuộc Bộ Quốc phòng có trách nhiệm tiếp nhận, quản lý thông tin về cấp phép bay, dự báo, thông báo, hiệp đồng bay;
+ Bộ Công an khi thực hiện chuyến bay cho tàu bay không người lái, phương tiện bay khác do Bộ Công an cấp phép phải thông báo hiệp đồng bay đến Bộ Quốc phòng;
+ Bộ Quốc phòng cung cấp thông tin về cấp phép bay, dự báo, thông báo, hiệp đồng bay tại khu vực, mục tiêu do Bộ Công an quản lý khi có yêu cầu của Bộ Công an.
- Quản lý điều hành và giám sát hoạt động bay được quy định như sau:
+ Trung tâm Quản lý vùng trời, các trung tâm quản lý điều hành bay thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân thực hiện chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý vùng trời, quản lý, điều hành và giám sát hoạt động bay của tàu bay không người lái, phương tiện bay khác trong vùng trời Việt Nam;
+ Các quân khu, cơ quan quân sự các cấp, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển Việt Nam chịu trách nhiệm quản lý vùng trời, giám sát hoạt động bay và việc chấp hành các quy định về tổ chức bay đối với tàu bay không người lái, phương tiện bay khác trong phạm vi quản lý;
+ Các đơn vị Công an khi tổ chức hoạt động bay đối với tàu bay không người lái, phương tiện bay khác có trách nhiệm điều hành và giám sát hoạt động bay của mình theo quy định về công tác quản lý vùng trời, quản lý điều hành bay.
- Chính phủ quy định chi tiết Điều 35 Luật Phòng không nhân dân 2024.
Lưu ý: Luật Phòng không nhân dân 2024 có hiệu lực từ 1/7/2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người khai thác cảng hàng không sân bay có nghĩa vụ thực hiện xây dựng bản đồ tiếng ồn hay không?
- Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng bắt buộc có trong hồ sơ chuẩn bị đầu tư xây dựng và hợp đồng?
- Người phát ngôn có trách nhiệm cung cấp thông tin kịp thời cho báo chí của Bộ Công thương trong trường hợp nào?
- Đoàn tiếp nhận chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù về Việt Nam chấp hành án bao gồm những ai?
- Thông tư 12/2024 hướng dẫn phương pháp xác định và quản lý chi phí dịch vụ sự nghiệp công chiếu sáng đô thị, cây xanh đô thị ra sao?