Tái nhập hàng trả lại là gì? Thủ tục hải quan đối với hàng hóa tái nhập là sản phẩm xuất khẩu sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu?

Tái nhập hàng trả lại là gì? Các hình thức tái nhập hàng trả lại? Thủ tục hải quan đối với hàng hóa tái nhập là sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu được thực hiện thế nào?

Tái nhập hàng trả lại là gì? Các hình thức tái nhập hàng trả lại?

Tái nhập hàng trả lại là một quy trình trong lĩnh vực thương mại và hải quan, liên quan đến việc hàng hóa đã được xuất khẩu nhưng sau đó bị trả lại cho nhà xuất khẩu.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 47 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định về thủ tục hải quan tái nhập đối với hàng hóa đã xuất khẩu như sau:

Thủ tục hải quan tái nhập đối với hàng hóa đã xuất khẩu
1. Các hình thức tái nhập hàng hóa đã xuất khẩu nhưng bị trả lại (sau đây gọi tắt là tái nhập hàng trả lại) bao gồm:
a) Tái nhập hàng trả lại để sửa chữa, tái chế (gọi chung là tái chế) sau đó tái xuất;
b) Tái nhập hàng trả lại để tiêu thụ nội địa;
c) Tái nhập hàng trả lại để tiêu hủy tại Việt Nam (không áp dụng đối với hàng gia công cho thương nhân nước ngoài);
d) Tái nhập hàng trả lại để tái xuất cho đối tác nước ngoài khác
...

Như vậy, các hình thức tái nhập hàng hóa đã xuất khẩu nhưng bị trả lại (sau đây gọi tắt là tái nhập hàng trả lại) bao gồm:

- Tái nhập hàng trả lại để sửa chữa, tái chế (gọi chung là tái chế) sau đó tái xuất;

- Tái nhập hàng trả lại để tiêu thụ nội địa;

- Tái nhập hàng trả lại để tiêu hủy tại Việt Nam (không áp dụng đối với hàng gia công cho thương nhân nước ngoài);

- Tái nhập hàng trả lại để tái xuất cho đối tác nước ngoài khác.

Tái nhập hàng trả lại là gì? Thủ tục hải quan đối với hàng hóa tái nhập là sản phẩm xuất khẩu sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu?

Tái nhập hàng trả lại là gì? Thủ tục hải quan đối với hàng hóa tái nhập là sản phẩm xuất khẩu sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu? (Hình từ Internet)

Thủ tục hải quan đối với hàng hóa tái nhập là sản phẩm xuất khẩu sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu?

Căn cứ theo khoản 8 Điều 47 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định về thủ tục hải quan tái nhập đối với hàng hóa đã xuất khẩu như sau:

Thủ tục hải quan tái nhập đối với hàng hóa đã xuất khẩu
...
6. Thủ tục tái xuất hàng đã tái chế thực hiện theo quy định tại Mục 5 Chương này.
7. Xử lý hàng tái chế không tái xuất được:
a) Đối với sản phẩm tái chế là hàng gia công: Làm thủ tục hải quan để tiêu thụ nội địa hoặc tiêu hủy;
b) Đối với sản phẩm tái chế không phải là hàng gia công thì chuyển tiêu thụ nội địa như hàng hóa tái nhập để tiêu thụ nội địa.
8. Trường hợp hàng hóa tái nhập là sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu; hàng hóa kinh doanh thuộc đối tượng được hoàn thuế nhập khẩu thì cơ quan hải quan nơi làm thủ tục tái nhập phải thông báo cho cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hoàn thuế nhập khẩu biết (nếu là hai cơ quan hải quan khác nhau) về các trường hợp nêu tại Điểm b, Điểm c Khoản 1 và trường hợp không tái xuất được quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này hoặc trường hợp nêu tại Khoản 7 Điều này hoặc trường hợp quá thời hạn nêu tại Khoản 5 Điều này để xử lý thuế theo quy định.
...

Theo đó, đối với hàng hóa tái nhập là sản phẩm xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu; hàng hóa kinh doanh thuộc đối tượng được hoàn thuế nhập khẩu thì cơ quan hải quan nơi làm thủ tục tái nhập phải thông báo cho cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hoàn thuế nhập khẩu biết (nếu là hai cơ quan hải quan khác nhau) về các trường hợp nêu tại điểm b, điểm c khoản 1 và trường hợp không tái xuất được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 47 Nghị định 08/2015/NĐ-CP hoặc trường hợp nêu tại khoản 7 Điều 47 Nghị định 08/2015/NĐ-CP hoặc trường hợp quá thời hạn nêu tại khoản 5 Điều 47 Nghị định 08/2015/NĐ-CP để xử lý thuế theo quy định.

Hồ sơ hải quan tái nhập hàng trả lại đối với hàng hóa đã xuất khẩu bao gồm?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 47 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định như sau:

Thủ tục hải quan tái nhập đối với hàng hóa đã xuất khẩu
...
2. Hồ sơ hải quan:
a) Tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu;
b) Chứng từ vận tải trong trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt: nộp 01 bản chụp;
c) Văn bản của bên nước ngoài thông báo hàng bị trả lại hoặc văn bản của hãng tàu/đại lý hãng tàu thông báo không có người nhận hàng: nộp 01 bản chụp.
3. Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Mục 5 Chương này (trừ giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành).
4. Cơ quan hải quan không thu thuế đối với hàng hóa tái nhập quy định tại Khoản 1 Điều này, nếu tại thời điểm làm thủ tục tái nhập người khai hải quan nộp đủ bộ hồ sơ không thu thuế theo quy định.
...

Như vậy, hồ sơ hải quan tái nhập hàng trả lại đối với hàng hóa đã xuất khẩu bao gồm:

- Tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu;

- Chứng từ vận tải trong trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt: nộp 01 bản chụp;

- Văn bản của bên nước ngoài thông báo hàng bị trả lại hoặc văn bản của hãng tàu/đại lý hãng tàu thông báo không có người nhận hàng: nộp 01 bản chụp.

Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
1 lượt xem
Tái nhập hàng hóa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tái nhập hàng trả lại là gì? Thủ tục hải quan đối với hàng hóa tái nhập là sản phẩm xuất khẩu sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu?
Pháp luật
Có những hình thức tái nhập hàng hóa đã xuất khẩu nhưng bị trả lại nào? Hồ sơ hải quan đối với hình thức tái nhập hàng hóa đã xuất khẩu nhưng bị trả lại?
Pháp luật
Tái nhập hàng hóa để tiêu hủy tại Việt Nam có bị cơ quan Hải quan thu thuế hay không? Thủ tục, hồ sơ tái nhập như thế nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp không tái xuất, tái nhập hàng hóa đúng thời hạn quy định thì bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Hồ sơ hải quan khi thực hiện thủ tục tái nhập hàng hóa bao gồm những gì? Trường hợp người khai hải quan bị mất sổ ATA thì có làm được thủ tục tái nhập không?
Pháp luật
Cơ quan bảo đảm hàng hóa có trách nhiệm gì khi thủ tục tái nhập hàng hóa về Việt Nam không đúng quy định?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.


TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tái nhập hàng hóa

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tái nhập hàng hóa

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào