Triển lãm Quốc phòng Quốc tế được tổ chức lần đầu tiên tại Việt Nam vào thời gian nào? Triển lãm Quốc phòng Quốc tế lần đầu ở đâu?
Triển lãm Quốc phòng Quốc tế được tổ chức lần đầu tiên tại Việt Nam vào thời gian nào?
Triển lãm Quốc phòng Quốc tế được tổ chức lần đầu tiên tại Việt Nam từ ngày 8 đến ngày 10 tháng 12 năm 2022
Ngày 8/12, Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022 đã chính thức khai mạc tại sân bay Gia Lâm (Hà Nội).
Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam lần thứ hai sẽ diễn ra từ ngày 19 đến 22/12/2024 tại khu vực sân bay Gia Lâm (Hà Nội). Đây là sự kiện quan trọng do Bộ Quốc phòng tổ chức nhằm giới thiệu các sản phẩm quốc phòng mới do các doanh nghiệp quốc phòng trong nước nghiên cứu và sản xuất.
Triển lãm không chỉ là dịp để giới thiệu những thành tựu của ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam mà còn tạo cơ hội thúc đẩy hợp tác quốc phòng, trao đổi, tiếp nhận và chuyển giao công nghệ; đồng thời mở rộng hợp tác đầu tư trong lĩnh vực quốc phòng với các nước và các đối tác quốc tế.
Sự kiện này nằm trong chuỗi hoạt động thiết thực kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024).
*Trên đây là nội dung tham khảo về triển lãm Quốc phòng Quốc tế được tổ chức lần đầu tiên tại Việt Nam vào thời gian nào?
Triển lãm Quốc phòng Quốc tế được tổ chức lần đầu tiên tại Việt Nam vào thời gian nào? (Hình từ Internet)
Chính sách của Nhà nước về quốc phòng gồm những gì?
Căn cứ tại Điều 4 Luật Quốc phòng 2018 quy định Chính sách của Nhà nước về quốc phòng gồm:
- Củng cố, tăng cường nền quốc phòng toàn dân, sức mạnh quân sự để xây dựng, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới.
- Thực hiện độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời; thực hiện chính sách hòa bình, tự vệ; sử dụng các biện pháp chính đáng, thích hợp để phòng ngừa, ngăn chặn, đẩy lùi, đánh bại mọi âm mưu và hành vi xâm lược.
- Thực hiện đối ngoại quốc phòng phù hợp với đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; chống chiến tranh dưới mọi hình thức; chủ động và tích cực hội nhập, mở rộng hợp tác quốc tế, đối thoại quốc phòng, tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; không tham gia lực lượng, liên minh quân sự của bên này chống bên kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ của Việt Nam để chống lại nước khác; không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế; giải quyết mọi bất đồng, tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi; phù hợp với Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
- Huy động nguồn lực của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.
- Khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân ủng hộ vật chất, tài chính, tinh thần cho quốc phòng trên nguyên tắc tự nguyện, không trái với pháp luật Việt Nam và phù hợp với luật pháp quốc tế.
- Phát triển khoa học và công nghệ để xây dựng nền quốc phòng toàn dân, lực lượng vũ trang nhân dân, công nghiệp quốc phòng, an ninh đáp ứng nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Nhà nước có chính sách ưu đãi đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng; có chính sách đặc thù ở khu vực biên giới, hải đảo, vùng chiến lược, trọng điểm, địa bàn xung yếu về quốc phòng.
- Nhà nước ghi nhận công lao và khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.
Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực quốc phòng là gì?
Căn cứ theo Điều 6 Luật Quốc phòng 2018 quy định các hành vi nghiêm cấm trong lĩnh vực quốc phòng bao gồm:
- Chống lại độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, Nhân dân, Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Thành lập, tham gia, tài trợ tổ chức vũ trang trái pháp luật.
- Điều động, sử dụng người, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, trang bị, thiết bị, phương tiện để tiến hành hoạt động vũ trang khi chưa có lệnh hoặc quyết định của cấp có thẩm quyền hoặc không có trong kế hoạch huấn luyện, diễn tập, sẵn sàng chiến đấu đã được phê duyệt.
- Chống lại hoặc cản trở cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.
- Lợi dụng, lạm dụng việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng để xâm phạm lợi ích quốc gia, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Phân biệt đối xử về giới trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tục cho phép thành lập phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ra sao?
- Truyền hình trực tiếp Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân trên kênh nào?
- Thông tư 46 quy định thủ tục cấp, thu hồi giấy chứng nhận hoạt động của cơ sở đăng kiểm xe cơ giới và kiểm định khí thải xe máy?
- Để được xét thăng hạng Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng 2 lên hạng 1 cần có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp bao lâu?
- Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân ngày 22/12/2024 lúc mấy giờ, ở đâu?