Để được xét thăng hạng Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng 2 lên hạng 1 cần có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp bao lâu?
- Để được xét thăng hạng Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng 2 lên hạng 1 cần có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp bao lâu?
- Nhiệm vụ của Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng 1 là gì?
- Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm được quy định như thế nào?
Để được xét thăng hạng Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng 2 lên hạng 1 cần có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 11/2024/TT-BTP như sau:
Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng đối với Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng II lên hạng I
1. Đang giữ chức danh Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng II - mã số: V.00.01.02 (sau đây gọi là Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng II) tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng.
2. Đáp ứng tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đối với viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng I - mã số: V.00.01.01 quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư số 10/2024/TT-BTP.
3. Có thời gian giữ chức danh Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng II từ đủ 06 năm trở lên.
Trường hợp thời gian giữ chức danh Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng II chưa đủ 06 năm trở lên nhưng người dự xét thăng hạng đã có thời gian giữ chức danh tương đương thì có thể được xét thăng hạng nếu tổng thời gian giữ cả hai chức danh này đã đủ 06 năm trở lên, trong đó thời gian giữ chức danh Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng II tối thiểu đủ 01 năm (12 tháng) trở lên.
4. Đã thực hiện ít nhất 01 (một) trong các nhiệm vụ quy định tại điểm d khoản 1 Điều 7 Thông tư số 10/2024/TT-BTP và có quyết định hoặc có xác nhận về việc thực hiện nhiệm vụ của cấp có thẩm quyền.
Như vậy, để được xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng 1 thì Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng 2 phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp từ đủ 06 năm trở lên.
Lưu ý:
Trường hợp thời gian giữ chức danh Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng 2 chưa đủ 06 năm trở lên nhưng người dự xét thăng hạng đã có thời gian giữ chức danh tương đương thì có thể được xét thăng hạng nếu tổng thời gian giữ cả hai chức danh này đã đủ 06 năm trở lên.
Trong đó, thời gian giữ chức danh Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng 2 tối thiểu đủ 01 năm (12 tháng) trở lên.
Để được xét thăng hạng Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng 2 lên hạng 1 cần có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp bao lâu? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng 1 là gì?
Nhiệm vụ của Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng 1 được quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 10/2024/TT-BTP như sau:
- Chủ trì hoặc chịu trách nhiệm chính trong cấp, từ chối cấp Văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm, thông báo xử lý tài sản bảo đảm, văn bản khác hoặc trong thực hiện chỉnh lý thông tin có sai sót, hủy đăng ký, khôi phục việc đăng ký đã bị hủy thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm Đăng ký;
- Chủ trì hoặc chịu trách nhiệm chính trong hướng dẫn, tư vấn cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc cho tổ chức, cá nhân khác có liên quan;
- Chủ trì hoặc chịu trách nhiệm chính trong xây dựng nội dung hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng 2, Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng 3;
Thực hiện việc hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng 2 hoặc đối với Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng 3 theo sự phân công của cấp có thẩm quyền;
- Chủ trì hoặc chịu trách nhiệm chính việc xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, văn bản hoặc đề án về đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc về cung cấp dịch vụ công phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm Đăng ký hoặc theo sự phân công của cấp có thẩm quyền;
- Chủ trì hoặc chịu trách nhiệm chính trong giải quyết khiếu nại của tổ chức, cá nhân về đăng ký biện pháp bảo đảm;
- Nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật hoặc theo sự phân công của cấp có thẩm quyền.
Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm được quy định như thế nào?
Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm được quy định tại Điều 3 Thông tư 10/2024/TT-BTP, cụ thể như sau:
- Có tinh thần trách nhiệm, tận tụy với công việc; tuân thủ kỷ luật, kỷ cương, trật tự hành chính, nội quy, quy chế của cơ quan; tôn trọng, không phân biệt đối xử đối với tổ chức, cá nhân có yêu cầu cung cấp dịch vụ hành chính công về đăng ký biện pháp bảo đảm.
- Có tinh thần hợp tác, tạo thuận lợi cho đồng nghiệp, cá nhân khác hoặc tổ chức khác trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ và trong cung cấp dịch vụ hành chính công về đăng ký biện pháp bảo đảm.
- Thực hiện lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với môi trường công tác và môi trường cung cấp dịch vụ hành chính công về đăng ký biện pháp bảo đảm.
- Tiêu chuẩn khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của viên chức Ngành Tư pháp.
Xem thêm: Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng đối với viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm từ ngày 08/11/2024?
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tháng 12 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Xem lịch âm tháng 12/2024 chi tiết, đầy đủ nhất?
- Thiệp chúc mừng năm mới khách hàng đối tác 2025 Ất Tỵ? Thiệp chúc mừng năm mới 2025 khách hàng, đối tác?
- Năm 2025, xe khách không thực hiện đúng về giá cước, giá dịch vụ niêm yết bị phạt bao nhiêu tiền?
- 'Tam giác vàng' là gì? Buôn bán thuốc phiện tại Việt Nam thì hình phạt nặng nhất là gì? Nhẹ nhất là gì?
- Tổng biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức hành chính Nhà nước tỉnh Kon Tum là bao nhiêu? Tải về phụ lục?