Ngân hàng Nhà nước có thanh tra ngân hàng đối với tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không phải là ngân hàng không?
- Ngân hàng Nhà nước có thanh tra ngân hàng đối với tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không phải là ngân hàng không?
- Hoạt động thanh tra giám sát ngân hàng của ngân hàng Nhà nước nhằm mục đích gì?
- Khi thanh tra ngân hàng đối với tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không phải là ngân hàng thì cần đảm bảo những nguyên tắc nào?
- Khi thanh tra ngân hàng là thanh tra những nội dung gì?
Ngân hàng Nhà nước có thanh tra ngân hàng đối với tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không phải là ngân hàng không?
Đối tượng thanh tra ngân hàng được quy định tại Điều 52 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010, theo đó:
Đối tượng thanh tra ngân hàng
Ngân hàng Nhà nước thanh tra các đối tượng sau đây:
1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng. Trong trường hợp cần thiết, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra hoặc phối hợp thanh tra công ty con, công ty liên kết của tổ chức tín dụng;
2. Tổ chức có hoạt động ngoại hối, hoạt động kinh doanh vàng; tổ chức hoạt động thông tin tín dụng; tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không phải là ngân hàng;
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam và cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước.
Ngân hàng Nhà nước thanh tra các đối tượng nêu trên, trong đó có thanh tra các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không phải là ngân hàng.
Ngân hàng Nhà nước có thanh tra ngân hàng đối với tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không phải là ngân hàng không? (Hình từ Internet)
Hoạt động thanh tra giám sát ngân hàng của ngân hàng Nhà nước nhằm mục đích gì?
Mục đích thanh tra, giám sát ngân hàng được quy định tại Điều 50 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010, theo đó: Thanh tra, giám sát ngân hàng nhằm góp phần bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hệ thống các tổ chức tín dụng và hệ thống tài chính; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền và khách hàng của tổ chức tín dụng; duy trì và nâng cao lòng tin của công chúng đối với hệ thống các tổ chức tín dụng; bảo đảm việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng; góp phần nâng cao hiệu quả và hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
Khi thanh tra ngân hàng đối với tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không phải là ngân hàng thì cần đảm bảo những nguyên tắc nào?
Nguyên tắc thanh tra, giám sát ngân hàng được quy định tại Điều 51 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010, theo đó:
Nguyên tắc thanh tra, giám sát ngân hàng
1. Thanh tra, giám sát ngân hàng phải tuân theo pháp luật; bảo đảm chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời; không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra, giám sát ngân hàng.
2. Kết hợp thanh tra, giám sát việc chấp hành chính sách, pháp luật về tiền tệ và ngân hàng với thanh tra, giám sát rủi ro trong hoạt động của đối tượng thanh tra, giám sát ngân hàng.
3. Thanh tra, giám sát ngân hàng được thực hiện theo nguyên tắc thanh tra, giám sát toàn bộ hoạt động của tổ chức tín dụng.
4. Thanh tra, giám sát ngân hàng được thực hiện theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; trường hợp có sự khác nhau giữa quy định về thanh tra, giám sát ngân hàng của Luật này với quy định của luật khác thì thực hiện theo quy định của Luật này.
5. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định trình tự, thủ tục thanh tra, giám sát ngân hàng.
Như vậy, khi thanh tra ngân hàng đối với các tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không phải là ngân hàng nói riêng và những tổ chức khác là ngân hàng nói chung đều phải đảm bảo những nguyên tắc được liệt kê nêu trên.
Khi thanh tra ngân hàng là thanh tra những nội dung gì?
Nội dung thanh tra ngân hàng bao gồm các nội dung được quy định tại Điều 55 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010, cụ thể gồm các nội dung:
- Thanh tra việc chấp hành pháp luật về tiền tệ và ngân hàng, việc thực hiện các quy định trong giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp.
- Xem xét, đánh giá mức độ rủi ro, năng lực quản trị rủi ro và tình hình tài chính của đối tượng thanh tra ngân hàng.
- Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về tiền tệ và ngân hàng.
- Kiến nghị, yêu cầu đối tượng thanh tra ngân hàng có biện pháp hạn chế, giảm thiểu và xử lý rủi ro để bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và phòng ngừa, ngăn chặn hành động dẫn đến vi phạm pháp luật.
- Phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền; kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?