Thời hạn thanh tra ngân hàng là bao lâu? Kết luận thanh tra ngân hàng có thể được công khai hay không?
Thời hạn thanh tra ngân hàng là bao lâu?
Theo quy định tại Điều 19 Nghị định 26/2014/NĐ-CP về thời hạn thanh tra như sau:
Thời hạn thanh tra
1. Thời hạn thực hiện một cuộc thanh tra do Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng tiến hành không quá 45 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài đến 70 ngày. Trường hợp cần kéo dài thời hạn thực hiện một cuộc thanh tra trên 70 ngày, Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng báo cáo để Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
2. Thời hạn của cuộc thanh tra được tính từ ngày công bố quyết định thanh tra đến ngày kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra.
3. Việc kéo dài thời hạn thanh tra quy định tại Khoản 1 Điều này do người ra quyết định thanh tra quyết định, trong đó trường hợp kéo dài trên 70 ngày phải căn cứ theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Theo quy định trên, thời hạn thanh tra ngân hàng do Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng tiến hành không quá 45 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài đến 70 ngày.
Tuy nhiên, trường hợp cần kéo dài thời hạn thực hiện một cuộc thanh tra trên 70 ngày, Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng báo cáo để Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Thanh tra ngân hàng (Hình từ Internet)
Kết luận thanh tra ngân hàng có thể được công khai hay không?
Căn cứ Điều 22 Nghị định 26/2014/NĐ-CP quy định về gửi kết luận thanh tra và công khai kết luận thanh tra như sau:
Gửi kết luận thanh tra và công khai kết luận thanh tra
1. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ký kết luận thanh tra, kết luận thanh tra phải được gửi như sau:
a) Đối với cuộc thanh tra do Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng tiến hành thì kết luận thanh tra phải gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Tổng Thanh tra Chính phủ, Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, đối tượng thanh tra ngân hàng, Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của đối tượng thanh tra ngân hàng (nếu có) và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
b) Đối với cuộc thanh tra do Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tiến hành thì kết luận thanh tra phải gửi Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh, đối tượng thanh tra ngân hàng, Thủ trưởng cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp của đối tượng thanh tra ngân hàng (nếu có) và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
2. Kết luận thanh tra phải được công khai, trừ những nội dung trong kết luận thanh tra thuộc bí mật nhà nước và nội dung nhạy cảm mà việc công bố có thể ảnh hưởng đến an toàn hoạt động của đối tượng thanh tra ngân hàng.
3. Người ký kết luận thanh tra quyết định nội dung kết luận thanh tra được công khai và chịu trách nhiệm về việc công khai kết luận thanh tra, trường hợp cần thiết báo cáo Thủ trưởng cơ quan quản lý cùng cấp xem xét, quyết định.
4. Hình thức công khai kết luận thanh tra được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Theo đó, kết luận thanh tra ngân hàng phải được công khai, trừ những nội dung trong kết luận thanh tra thuộc bí mật nhà nước và nội dung nhạy cảm mà việc công bố có thể ảnh hưởng đến an toàn hoạt động của đối tượng thanh tra ngân hàng.
Việc thanh tra ngân hàng lại được thực hiện trong trường hợp nào?
Theo Điều 18 Nghị định 26/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 43/2019/NĐ-CP quy định về thẩm quyền ra quyết định thanh tra và thanh tra lại như sau:
Thẩm quyền ra quyết định thanh tra và thanh tra lại
1. Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng, Chánh Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh ra quyết định thanh tra và thành lập đoàn thanh tra. Khi xét thấy cần thiết, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh ra quyết định thanh tra và thành lập đoàn thanh tra.
2. Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Chánh Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; vụ việc đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao.
Như vậy, việc thanh tra ngân hàng lại được thực hiện trong trường hợp vụ việc đã có kết luận thanh tra nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Cụ thể Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Chánh Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
Và Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021-2030 nêu phương hướng, nhiệm vụ phải giữ vững gì trên không gian mạng trong mọi tình huống?
- Có thể sử dụng tài khoản định danh điện tử để xác minh danh tính công dân khi ở nước ngoài không?
- Lịch âm tháng 11 2024 đầy đủ, chi tiết? Xem lịch âm tháng 11 2024 ở đâu? Lịch âm tháng 11 2024 có ngày 30 không?
- Đáp án tuần 4 Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu 75 năm thành lập tỉnh Vĩnh Phúc chi tiết và mới nhất?
- Cách viết bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024 mẫu 2A và 2B đối với cán bộ, công chức, viên chức mới nhất?