Mức phạt tiền cao nhất khi lập hóa đơn sai thời điểm là bao nhiêu? Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là khi nào?
- Thời điểm lập hóa đơn điện tử là thời điểm nào?
- Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là khi nào?
- Lập hóa đơn sai thời điểm có được đưa vào chi phí hợp lý bị trừ hay không?
- Hành vi lập hóa đơn sai thời điểm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào? Mức phạt tiền cao nhất khi lập hóa đơn sai thời điểm là bao nhiêu?
Công văn 3871/CTHN-TTHT năm 2023 về chính sách thuế theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP do Cục thuế thành phố Hà Nội ban hành ngày 06/02/2023.
Thời điểm lập hóa đơn điện tử là thời điểm nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền (không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng).
Thời điểm lập hóa đơn sau 31/12/2022 thì không được giảm thuế GTGT.
Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là khi nào?
- Cụ thể theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, quy định về thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt, thời điểm lập hóa đơn là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
- Theo đó, trường hợp Công ty cung cấp dịch vụ xây dựng, lắp đặt từ ngày 01/02/2022 đến ngày 31/12/2022 mà thời điểm lập hóa đơn theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP xảy ra từ 01/02/2022 đến hết ngày 31/12/2022 thì thuộc đối tượng áp dụng thuế suất thuế thuế GTGT 8% theo quy định tại Điều 1 Nghị định 15/2022/NĐ-CP.
- Trường hợp việc cung cấp dịch vụ xây dựng, lắp đặt từ ngày 01/02/2022 đến ngày 31/12/2022 mà thời điểm lập hóa đơn sau ngày 31/12/2022 thì không thuộc đối tượng giảm thuế GTGT theo quy định tại Điều 1 Nghị định 15/2022/NĐ-CP.
- Theo đó, trường hợp Công ty cung cấp dịch vụ xây dựng, lắp đặt thuộc đối tượng áp dụng giảm thuế GTGT theo Nghị định 15/2022/NĐ-CP của Chính phủ nhưng lập hóa đơn sau ngày 31/12/2022 thì không được áp dụng thuế suất thuế GTGT 8% theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 15/2022/NĐ-CP .
- Trường hợp Công ty lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ không đúng thời điểm theo quy định của pháp luật thì cơ quan thuế áp dụng xử phạt hành vi vi phạm quy định về lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP.
Lập hóa đơn sai thời điểm có được đưa vào chi phí hợp lý bị trừ hay không?
Căn cứ các quy định tại Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC, được sửa đổi bởi Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC có quy định các khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN, Công văn 2731/TCT-CS năm 2016 về ghi nhận chi phí đối với hóa đơn lập không đúng thời điểm do Tổng cục Thuế ban hành. Và Công văn 2866/CT-TTHT năm 2019 về tính vào chi phí được trừ với hóa đơn xuất sai thời điểm do Cục Thuế thành phố Hà Nội.
Căn cứ các quy định trên:
- Trường hợp Công ty mua hàng hóa, dịch vụ mà bên bán lập hóa đơn không đúng thời điểm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính, nếu việc mua hàng hóa, dịch vụ để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh; đúng thực tế; có đầy đủ hóa đơn, chứng từ; Công ty có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt (nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá từ 20 triệu đồng trở lên) thì Công ty được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN đối với số hóa đơn nêu trên.
Trường hợp qua xác minh nếu cơ quan thuế phát hiện Công ty không đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên thì Công ty không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN đối với số hóa đơn này.
- Đối với bên bán hàng hóa, dịch vụ: Bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, bị xử phạt vi phạm lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định tại Thông tư số 10/2014/TT-BTC
Vì vậy: đối với bên mua thì hóa đơn lập sai thời điểm sẽ được đưa vào chi phí khi tính thuế TNDN và kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào, với điều kiện là việc mua bán là đúng thực tế; có hóa đơn, chứng từ thanh toán đầy đủ; bên bán đã kê khai, nộp thuế đầy đủ. Còn đối với bên bán thì sẽ bị xử phạt về hành vi lập hóa đơn sai thời điểm, tùy vào từng trường hợp mà mức phạt sẽ khác nhau.
Mức phạt tiền cao nhất khi lập hóa đơn sai thời điểm là bao nhiêu? Thời điểm lập hóa đơn điện tử đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là khi nào?(Hình từ internet)
Hành vi lập hóa đơn sai thời điểm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào? Mức phạt tiền cao nhất khi lập hóa đơn sai thời điểm là bao nhiêu?
Xử phạt hành vi vi phạm quy định về lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ được quy định tại Điều 24 Nghị định 125/2020/NĐ-CP là phạt cảnh cáo và phạt tiền.
Cụ thể:
Trường hợp hành vi lập hóa đơn sai thời điểm | Hình thức xử phạt |
Không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ | Phạt cảnh cáo |
Không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế | Phạt tiền từ 3 triệu - 5 triệu |
Trừ 2 trường hợp trên | Phạt tiền từ 4 triệu - 8 triệu (trường hợp tại khoản 4 Điều 24 Nghị định 125/2020/NĐ-CP) |
Lưu ý: mức phạt tiền trên đây là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức (căn cứ khoản 4 Điều 7 Nghị định 125/2020/NĐ-CP)
Đồng thời, đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, trừ mức phạt tiền đối với hành vi quy định tại Điều 16, Điều 17 và Điều 18 Nghị định này.
Như vậy, trường hợp hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm thì mức phạt tiền tối đa đến 8 triệu đồng.
Theo Công văn 3871/CTHN-TTHT năm 2023 của Cục thuế thành phố Hà Nội thì căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp Công ty cung cấp dịch vụ xây dựng, lắp đặt thì thời điểm lập hóa đơn đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
Do đó, Công ty có thể căn cứ tình hình thực tế, nghiên cứu các văn bản pháp luật về thuế, đối chiếu với các quy định pháp luật trích dẫn nêu trên để thực hiện đúng theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào được quyền sa thải lao động nam có hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc theo quy định?
- Gia hạn thời gian đóng thầu khi không có nhà thầu tham dự trong thời gian tối thiểu bao lâu?
- Mẫu thuyết minh báo cáo tài chính nhà nước mới nhất? Tải mẫu ở đâu? Báo cáo tài chính nhà nước phải được công khai trong thời hạn bao lâu?
- Mẫu phiếu tự phân tích chất lượng và đánh giá xếp loại của Đảng viên cuối năm? Tải về mẫu phiếu?
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?