Mức hưởng phụ cấp độc hại với nhà giáo dạy thực hành tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập được quy định như thế nào?
- Nhà giáo dạy thực hành tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp được hưởng phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm khi đáp ứng đủ điều kiện gì?
- Mức hưởng phụ cấp độc hại với nhà giáo dạy thực hành tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập được quy định như thế nào?
- Cách tính mức hưởng phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo dạy thực hành tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập ra sao?
- Nguồn kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp độc hại với nhà giáo dạy thực hành tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập đến từ đâu?
Nhà giáo dạy thực hành tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp được hưởng phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm khi đáp ứng đủ điều kiện gì?
Nhà giáo dạy thực hành trong cơ tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp được hưởng phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm khi đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Điều 10 Nghị định 113/2015/NĐ-CP:
- Nhà giáo dạy thực hành, dạy tích hợp (sau đây gọi chung là nhà giáo dạy thực hành) tại phòng thực hành, xưởng thực hành của cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập hoặc doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ với những ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có một trong các yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm sau:
+ Tiếp xúc trực tiếp với chất độc, khí độc, bụi độc; dạy thực hành ở môi trường dễ bị lây nhiễm, mắc các bệnh truyền nhiễm theo quy định.
+ Dạy thực hành trong môi trường chịu áp suất cao hoặc thiếu dưỡng khí, nơi quá nóng hoặc quá lạnh vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
+ Dạy thực hành những ngành, nghề học phát sinh tiếng ồn lớn hoặc ở nơi có độ rung liên tục với tần số cao vượt quá tiêu chuẩn an toàn lao động và vệ sinh lao động cho phép.
+ Dạy thực hành ở môi trường có phóng xạ, tia bức xạ hoặc điện từ trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
Mức hưởng phụ cấp độc hại với nhà giáo dạy thực hành tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Mức hưởng phụ cấp độc hại với nhà giáo dạy thực hành tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập được quy định như thế nào?
Tại Điều 11 Nghị định 113/2015/NĐ-CP quy định về mức hưởng phụ cấp độc hại với nhà giáo dạy thực hành tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập như sau:
Theo đó, mức hưởng phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được tính theo mức Iương cơ sở, gồm các mức sau đây:
- Mức 0,1 áp dụng đối với nhà giáo dạy thực hành ngành, nghề học có một trong các yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 113/2015/NĐ-CP.
- Mức 0,2 áp dụng đối với nhà giáo dạy thực hành ngành, nghề học có hại trong các yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 113/2015/NĐ-CP.
- Mức 0,3 áp dụng đối với nhà giáo dạy thực hành ngành, nghề học có ba trong các yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 113/2015/NĐ-CP.
- Mức 0,4 áp dụng đối với nhà giáo dạy thực hành ngành, nghề học có bốn yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 113/2015/NĐ-CP.
Cách tính mức hưởng phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo dạy thực hành tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập ra sao?
Tại Điều 6 Thông tư 22/2017/TT-BLĐTBXH quy định về việc tính, hưởng phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với nhà giáo dạy thực hành, tích hợp ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm quy định tại Điều 12 Nghị định 113/2015/NĐ-CP như sau:
- Căn cứ quy định tại Điều 10 và Điều 11 Nghị định 113/2015/NĐ-CP, người đứng đầu cơ sở giáo dục nghề nghiệp chịu trách nhiệm xác định mức phụ cấp đối với nhà giáo dạy thực hành, tích hợp ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm cho phù hợp.
- Cách tính tiền phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hằng tháng:
+ Tiền phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm = (Mức phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được hưởng x Mức lương cơ sở) / (Định mức giờ giảng của nhà giáo trong một năm /12 tháng) x Số giờ dạy thực hành, tích hợp ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thực tế trong tháng.
Nguồn kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp độc hại với nhà giáo dạy thực hành tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập đến từ đâu?
Nguồn kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp với nhà giáo dạy thực hành tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập quy định tại Điều 7 Thông tư 22/2017/TT-BLĐTBXH như sau:
Theo đó, nguồn kinh phí thực hiện các chế độ phụ cấp đối với nhà giáo quy định tại Điều 3 Nghị định số 113/2015/NĐ-CP được thực hiện như sau:
+ Đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên: Kinh phí thực hiện các chế độ phụ cấp do ngân sách nhà nước đảm bảo và giao trong dự toán ngân sách hàng năm của cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện hành.
+ Đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên: Kinh phí thực hiện các chế độ phụ cấp được đảm bảo từ nguồn thu sự nghiệp của đơn vị và nguồn ngân sách nhà nước cấp theo phân cấp quản lý ngân sách nhà nước hiện hành.
+ Đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; cơ sở giáo dục nghề nghiệp tự bảo đảm chi thường xuyên: Kinh phí thực hiện các chế độ phụ cấp được đảm bảo từ nguồn thu tự đảm bảo kinh phí hoạt động của đơn vị.
+ Các Bộ, cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn, xét duyệt và tổng hợp báo cáo nhu cầu, nguồn kinh phí thực hiện các chế độ phụ cấp nhà giáo vào nhu cầu thực hiện cải cách tiền lương theo các quy định hiện hành về việc xác định nhu cầu, nguồn kinh phí thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở hàng năm và gửi cơ quan tài chính xem xét, thẩm định theo quy định.
- Việc lập và phân bổ dự toán, quản lý sử dụng và thanh quyết toán kinh phí thực hiện theo quy định hiện hành của Luật Ngân sách nhà nước 2015.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn đăng nhập Cuộc thi tìm hiểu truyền thống 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên và hội sinh viên Việt Nam Chủ đề yêu nước?
- Tải bảng tổng hợp sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng mới nhất? Quy định về chi phí xây dựng khi xác định sơ bộ tổng mức đầu tư xây dựng?
- Mẫu Tờ trình xin kinh phí Đại hội chi bộ mới nhất? Tải mẫu Tờ trình xin kinh phí tổ chức Đại hội chi bộ?
- Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư làm việc theo nguyên tắc gì? Nhiệm vụ quyền hạn Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư?
- Thăng quân hàm, nâng lương sĩ quan trước thời hạn trong trường hợp nào? Thời hạn hạn xét thăng quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ hiện nay?