Định luật bảo toàn khối lượng là gì? Công thức định luật bảo toàn khối lượng? Nhiệm vụ của học sinh lớp 8 là gì?
Định luật bảo toàn khối lượng là gì? Công thức định luật bảo toàn khối lượng?
Định luật bảo toàn khối lượng là gì?
Định luật bảo toàn khối lượng do 2 nhà khoa học Lô-mô-nô-xốp và La-voa-diê phát hiện ra.
Định luật bảo toàn khối lượng được định nghĩa như sau:
"Trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng"
Giải thích: Trong phản ứng hóa học diễn ra sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử. Sự thay đổi này chỉ liên quan đến electron, còn số nguyên tử mỗi nguyên tố giữ nguyên và khối lượng nguyên tử thì không đổi, vì vậy tổng khối lượng các chất được bảo toàn.
Công thức định luật bảo toàn khối lượng?
Giả sử có phản ứng: A + B → C + D
Thì theo định luật bảo toàn khối lượng ta có: mA + mB = mC + mD
Trong đó:
mA là khối lượng của chất A
mB là khối lượng của chất B;
mC là khối lượng của chất C
mD là khối lượng của chất D.
Dưới đây là ví dụ về định luật bảo toàn khối lượng như sau:
Ví dụ 1: Nung đá vôi (CaCO3), sau phản ứng thu được 4,4 gam khí carbon dioxide (CO2) và 5,6 gam canxi oxit. Khối lượng đá vôi đem nung là bao nhiêu? Lời giải: Phương trình hóa học: đá vôi → carbon dioxide + canxi oxit CaCO3→ CaO+ CO2 Theo định luật bảo toàn khối lượng: mđá vôi = mCarbon dioxide + mcanxi oxit mCaCO3 = mCaO + mCO2 mCaCO3 = 4,4 + 5,6 = 10 gam. Vậy khối lượng đá vôi đem nung là 10g. Ví dụ 2: Đốt cháy hết 9 gam kim loại magie (Mg) trong không khí thu được 15 gam hợp chất magnesium oxide (MgO). Biết rằng, magie cháy là xảy ra phản ứng với khí oxi trong không khí. Tính khối lượng của khí oxi đã phản ứng. Lời giải: Phản ứng hóa học được ghi theo phương trình chữ như sau: Magie + Oxi → magnesium oxide 2Mg+O2→2MgO Theo định luật bảo toàn khối lượng: mMg + mO2= mMgO 9+ mO2= 15 mO2 = 15 − 9= 6 gam |
Lưu ý: Thông tin "Định luật bảo toàn khối lượng là gì? Công thức định luật bảo toàn khối lượng?" Chỉ mang tính chất tham khảo!
Định luật bảo toàn khối lượng là gì? Công thức định luật bảo toàn khối lượng? Nhiệm vụ của học sinh lớp 8 là gì? (Hình từ Internet)
Khi học phần định luật bảo toàn khối lượng thì học sinh lớp 8 cần đạt yêu cầu gì?
Căn cứ vào Chương trình giáo dục phổ thông môn Khoa học tự nhiên ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT quy định yêu cầu cần đạt đối với học sinh lớp 8 khi định luật bảo toàn khối lượng như sau:
Biến đổi vật lí và biến đổi hoá học | - Nêu được khái niệm sự biến đổi vật lí, biến đổi hoá học. - Phân biệt được sự biến đổi vật lí, biến đổi hoá học. Đưa ra được ví dụ về sự biến đổi vật lí và sự biến đổi hoá học. |
Phản ứng hoá học | - Tiến hành được một số thí nghiệm về sự biến đổi vật lí và biến đổi hoá học. - Nêu được khái niệm phản ứng hoá học, chất đầu và sản phẩm. - Nêu được sự sắp xếp khác nhau của các nguyên tử trong phân tử chất đầu và sản phẩm - Chỉ ra được một số dấu hiệu chứng tỏ có phản ứng hoá học xảy ra. |
Năng lượng trong các phản ứng hoá học | - Nêu được khái niệm và đưa ra được ví dụ minh hoạ về phản ứng toả nhiệt, thu nhiệt. - Trình bày được các ứng dụng phổ biến của phản ứng toả nhiệt (đốt cháy than, xăng, dầu). |
Định luật bảo toàn khối lượng | - Tiến hành được thí nghiệm để chứng minh: Trong phản ứng hoá học, khối lượng được bảo toàn. - Phát biểu được định luật bảo toàn khối lượng. |
Phương trình hoá học | - Nêu được khái niệm phương trình hoá học và các bước lập phương trình hoá học. - Trình bày được ý nghĩa của phương trình hoá học. - Lập được sơ đồ phản ứng hoá học dạng chữ và phương trình hoá học (dùng công thức hoá học) của một số phản ứng hoá học cụ thể. |
Mol và tỉ khối của chất khí | - Nêu được khái niệm về mol (nguyên tử, phân tử). - Tính được khối lượng mol (M); Chuyển đổi được giữa số mol (n) và khối lượng (m) - Nêu được khái niệm tỉ khối, viết được công thức tính tỉ khối của chất khí. - So sánh được chất khí này nặng hay nhẹ hơn chất khí khác dựa vào công thức tính tỉ khối. - Nêu được khái niệm thể tích mol của chất khí ở áp suất 1 bar và 25 độ C. - Sử dụng được công thức n(mol) = V(L)/24.79(L/mol) để chuyển đổi giữa số mol và thể tích chất khí ở điều kiện chuẩn: áp suất 1 bar ở 25 độ C. |
Tính theo phương trình hoá học | - Tính được lượng chất trong phương trình hóa học theo số mol, khối lượng hoặc thể tích ở điều kiện 1 bar và 25 độ C. - Nêu được khái niệm hiệu suất của phản ứng và tính được hiệu suất của một phản ứng dựa vào lượng sản phẩm thu được theo lí thuyết và lượng sản phẩm thu được theo thực tế. |
Nồng độ dung dịch | - Nêu được dung dịch là hỗn hợp lỏng đồng nhất của các chất đã tan trong nhau. - Nêu được định nghĩa độ tan của một chất trong nước, nồng độ phần trăm, nồng độ mol. - Tính được độ tan, nồng độ phần trăm; nồng độ mol theo công thức. - Tiến hành được thí nghiệm pha một dung dịch theo một nồng độ cho trước. |
Như vậy, học sinh lớp 8 khi học phần định luật bảo toàn khối lượng cần phải đáp ứng yêu cầu sau:
- Tiến hành được thí nghiệm để chứng minh: Trong phản ứng hoá học, khối lượng được bảo toàn.
- Phát biểu được định luật bảo toàn khối lượng.
Nhiệm vụ của học sinh lớp 8 là gì?
Căn cứ theo Điều 35 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định về nhiệm vụ của học sinh lớp 8 như sau:
Theo đó, nhiệm vụ của học sinh lớp 8 được quy định bao gồm:
(1) Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường.
(2) Kính trọng cha mẹ, cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường và những người lớn tuổi; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện điều lệ, nội quy nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước.
(3) Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.
(4) Tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp học, của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; giúp đỡ gia đình, tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện trật tự an toàn giao thông.
(5) Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, nơi công cộng; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh Em yêu tổ quốc Việt Nam đơn giản, đẹp nhất? Thể lệ cuộc thi vẽ tranh Em yêu tổ quốc Việt Nam?
- Mẫu tờ trình thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở mới nhất? Quy định chung về thiết kế xây dựng ra sao?
- Quà tặng ý nghĩa cho bác sĩ ngày 27 2? 10+ câu chúc vui vẻ, hài hước dành tặng bác sĩ nhân ngày 27 2? Ngày 27 2 có phải là ngày lễ lớn?
- Phát biểu khai mạc ngày hội Thiếu nhi vui khỏe Tiếp bước lên Đoàn 2025? Phát biểu khai mạc ngày hội Thiếu nhi vui khỏe 2025?
- Mẫu Viết một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu kể về một ngày hội mà em biết? Viết được đoạn văn ngắn là yêu cầu cần đạt ở cấp tiểu học đối với lớp mấy?