Một bên tham gia thỏa thuận Trọng tài thương mại là cá nhân chết thì thỏa thuận trọng tài có còn hiệu lực?
- Theo nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại, Trọng tài viên phải như thế nào?
- Một bên tham gia thỏa thuận Trọng tài thương mại là cá nhân chết thì thỏa thuận trọng tài còn hiệu lực không?
- Việc xác định Toà án có thẩm quyền đối với hoạt động trọng tài thương mại được quy định như thế nào?
Theo nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại, Trọng tài viên phải như thế nào?
Theo nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài thương mại, Trọng tài viên phải như thế nào thì căn cứ quy định tại Điều 4 Luật Trọng tài thương mại 2010 như sau:
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài
1. Trọng tài viên phải tôn trọng thoả thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội.
2. Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp luật.
3. Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Hội đồng trọng tài có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.
4. Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
5. Phán quyết trọng tài là chung thẩm.
Như vậy, Trọng tài viên phải tôn trọng thoả thuận của các bên nếu thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội.
Và Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo quy định của pháp luật.
Một bên tham gia thỏa thuận Trọng tài thương mại là cá nhân chết thì thỏa thuận trọng tài còn hiệu lực không?
Để biết một bên tham gia thỏa thuận Trọng tài thương mại là cá nhân chết thì thỏa thuận trọng tài còn hiệu lực không thì căn cứ quy định tại Điều 5 Luật Trọng tài thương mại 2010 như sau:
Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài
1. Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
2. Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá nhân chết hoặc mất năng lực hành vi, thoả thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
3. Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Như vậy, theo quy định, trường hợp một bên tham gia thoả thuận Trọng tài thương mại là cá nhân chết thì thoả thuận trọng tài vẫn có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
Một bên tham gia thoả thuận Trọng tài thương mại là cá nhân chết thì thoả thuận trọng tài có còn hiệu lực? (Hình từ Internet)
Việc xác định Toà án có thẩm quyền đối với hoạt động trọng tài thương mại được quy định như thế nào?
Việc xác định Tòa án có thẩm quyền đối với hoạt động trọng tài được quy định tại Điều 7 Luật Trọng tài thương mại 2010, cụ thể như sau:
(1) Trường hợp các bên đã có thỏa thuận lựa chọn một Tòa án cụ thể thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án được các bên lựa chọn.
(2) Trường hợp các bên không có thỏa thuận lựa chọn Tòa án thì thẩm quyền của Tòa án được xác định như sau:
- Đối với việc chỉ định Trọng tài viên để thành lập Hội đồng trọng tài vụ việc thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi cư trú của bị đơn nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của bị đơn nếu bị đơn là tổ chức. Trường hợp có nhiều bị đơn thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi cư trú hoặc nơi có trụ sở của một trong các bị đơn đó.
Trường hợp bị đơn có nơi cư trú hoặc trụ sở ở nước ngoài thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi cư trú hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn;
- Đối với việc thay đổi Trọng tài viên của Hội đồng trọng tài vụ việc thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi Hội đồng trọng tài giải quyết tranh chấp;
- Đối với yêu cầu giải quyết khiếu nại quyết định của Hội đồng trọng tài về thỏa thuận trọng tài vô hiệu, thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được, thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi Hội đồng trọng tài ra quyết định;
- Đối với yêu cầu Tòa án thu thập chứng cứ thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi có chứng cứ cần được thu thập;
- Đối với yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi biện pháp khẩn cấp tạm thời cần được áp dụng;
- Đối với việc triệu tập người làm chứng thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi cư trú của người làm chứng;
- Đối với yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc thì Tòa án có thẩm quyền là Tòa án nơi Hội đồng trọng tài đã tuyên phán quyết trọng tài.
(3) Tòa án có thẩm quyền đối với hoạt động trọng tài quy định tại khoản (1) và khoản (2) là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/PNY/trong-tai-thuong-mai.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/THN/quan-he-phap-luat.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/phapluat/2022-2/PTTQ/31072024/trong-tai-thuong-mai-co.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/TTMT/180524/giai-quyet-tranh-chap-bang-trong-tai-thuong-mai.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/PTTQ/17042024/trong-tai-thuong-mai.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022/3/03/HN/tranh-chap-thuong-mai.png)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022/7/04/QK/trong-tai-thuong-mai-6.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022/4/05/HH/trong-tai-thuong-mai.png)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022/4/05/HH/Phi-trong-tai.png)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/XH/thoa-thuan.jpg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội trong trường hợp hộ gia đình có nhiều đối tượng được hưởng cần thực hiện như thế nào?
- Công chức lãnh đạo có thể từ chức vụ quản lý để về hưu vì lý do sức khỏe được không? Thủ tục xin từ chức vụ quản lý để về hưu vì lý do sức khỏe của công chức?
- Người quản lý, sử dụng đường bộ là ai theo Luật Đường bộ mới? Phải lưu ý điều gì khi xây dựng, lắp đặt hệ thống thoát nước?
- Lịch trình chạy xe là gì? Đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng có được ấn định lịch trình chạy xe không?
- Khối lượng toàn bộ của xe bao gồm những gì? Giới hạn khối lượng toàn bộ của xe ô tô có 4 trục là bao nhiêu?