Chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội trong trường hợp hộ gia đình có nhiều đối tượng được hưởng cần thực hiện như thế nào?

Chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội trong trường hợp hộ gia đình có nhiều đối tượng được hưởng cần thực hiện như thế nào? Cơ quan nào chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và thanh tra việc thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội?

Chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội trong trường hợp hộ gia đình có nhiều đối tượng được hưởng cần thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 79 Luật Nhà ở 2023 quy định về việc thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội như sau:

Nguyên tắc thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội
1. Việc thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a) Nhà nước có chính sách phát triển nhà ở, tạo điều kiện để mọi người có chỗ ở;
b) Có sự kết hợp giữa Nhà nước, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư, dòng họ và đối tượng được hỗ trợ trong việc thực hiện chính sách;
c) Bảo đảm công khai, minh bạch, có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cộng đồng dân cư và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
d) Bảo đảm đúng đối tượng, đủ điều kiện theo quy định của Luật này;
đ) Trường hợp một đối tượng được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ khác nhau thì được hưởng một chính sách hỗ trợ mức cao nhất; trường hợp các đối tượng có cùng tiêu chuẩn và điều kiện thì thực hiện hỗ trợ theo thứ tự ưu tiên trước đối với: người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ, người khuyết tật, người được bố trí tái định cư theo hình thức mua, thuê mua nhà ở xã hội, nữ giới;
e) Trường hợp hộ gia đình có nhiều đối tượng được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ thì chỉ áp dụng một chính sách hỗ trợ cho cả hộ gia đình.

Theo đó, việc thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội trong trường hợp hộ gia đình có nhiều đối tượng được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ thì chỉ áp dụng một chính sách hỗ trợ cho cả hộ gia đình.

Việc thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội phải bảo đảm theo những nguyên tắc như thế nào?

Chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội trong trường hợp hộ gia đình có nhiều đối tượng được hưởng cần thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)

Cơ quan nào chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và thanh tra việc thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 79 Luật Nhà ở 2023 quy định như sau:

Nguyên tắc thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội
...
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội trên địa bàn.
3. Quy định tại Mục 2 Chương này không áp dụng cho việc phát triển nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp, việc phát triển nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân, cá nhân tự xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở, trừ trường hợp các mục 3, 4 và 5 Chương này có quy định dẫn chiếu áp dụng quy định tại Mục 2 Chương này.

Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội trên địa bàn.

Việc thực hiện bán nhà ở xã hội sẽ diễn ra như thế nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 89 Luật Nhà ở 2023 quy định về việc bán nhà ở xã hội được thực hiện theo quy định sau đây:

- Việc bán nhà ở xã hội hình thành trong tương lai chỉ được thực hiện khi bảo đảm quy định tại khoản 3 Điều 88 của Luật Nhà ở 2023;

- việc bán nhà ở xã hội có sẵn chỉ được thực hiện khi bảo đảm quy định tại khoản 4 Điều 88 của Luật Nhà ở 2023;

- Việc mua bán nhà ở xã hội phải được lập thành hợp đồng có các nội dung quy định tại Điều 163 của Luật Nhà ở 2023;

- Việc ứng tiền trước của người mua nhà ở xã hội được thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán nhà ở, phù hợp với tỷ lệ hoàn thành xây dựng công trình nhà ở và tiến độ thực hiện dự án đã được phê duyệt nhưng số tiền ứng trước lần đầu không vượt quá 30% giá trị hợp đồng bao gồm cả tiền đặt cọc (nếu có), tổng số tiền các lần thanh toán không được vượt quá 70% giá trị hợp đồng đến trước khi bàn giao nhà ở cho người mua và không được vượt quá 95% giá trị hợp đồng đến trước khi người mua nhà được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó;

- Bên mua nhà ở xã hội không được bán lại nhà ở trong thời hạn tối thiểu là 05 năm, kể từ ngày thanh toán đủ tiền mua nhà ở, trừ trường hợp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 89 Luật Nhà ở 2023;

- Trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bên mua nhà ở xã hội đã thanh toán đủ tiền mua nhà ở mà có nhu cầu bán nhà ở này thì chỉ được bán lại cho chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội hoặc bán lại cho đối tượng thuộc trường hợp được mua nhà ở xã hội với giá bán tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội này trong hợp đồng mua bán với chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội. Việc nộp thuế thu nhập cá nhân thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế;

- Sau thời hạn 05 năm, kể từ ngày đã thanh toán đủ tiền mua nhà ở, bên mua nhà ở xã hội được bán lại nhà ở này theo cơ chế thị trường cho đối tượng có nhu cầu nếu đã được cấp Giấy chứng nhận;

- Bên bán không phải nộp tiền sử dụng đất và phải nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp luật về thuế, trừ trường hợp bán nhà ở xã hội là nhà ở riêng lẻ thì bên bán phải nộp tiền sử dụng đất theo quy định của Chính phủ và phải nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp luật về thuế.

Chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội Tải về trọn bộ quy định liên quan đến Chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Có được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội trong trường hợp thu nhập dưới mức chịu thuế TNCN và đã có nhà ở không?
Pháp luật
Chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội trong trường hợp hộ gia đình có nhiều đối tượng được hưởng cần thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Cán bộ công chức viên chức đã có nhà ở tại đâu thì không hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội? Mẫu đơn chứng minh điều kiện về thu nhập?
Pháp luật
Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam có thuộc đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội không? Tiêu chí xét duyệt đối tượng được thuê nhà ở xã hội được quy định ra sao?
Pháp luật
Công nhân công an phục vụ theo chế độ tuyển dụng có phải đối tượng áp dụng của Thông tư 56 về nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân không?
Pháp luật
Công chức có phải đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội không? Công chức muốn được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội phải đáp ứng những điều kiện gì?
Pháp luật
Hộ gia đình thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa muốn xin hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội có phải nộp hồ sơ chứng minh đủ điều kiện được hưởng chính sách hay không?
Pháp luật
Trường hợp sinh viên đại học không có đăng ký tạm trú 1 năm trở lên có đủ điều kiện để được thuê nhà ở xã hội hay không?
Pháp luật
Mẫu Giấy chứng minh đối tượng trong Công an nhân dân được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở? Đối tượng nào được hưởng chính sách?
Pháp luật
Giá bán nhà ở xã hội được xác định trên cơ sở nào? Điều kiện để bán nhà ở xã hội theo quy định mới?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội
0 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào