Mẫu quyết định kết nạp đoàn viên công đoàn là mẫu nào? Tải về file word mẫu quyết định kết nạp đoàn viên công đoàn?
Mẫu quyết định kết nạp đoàn viên công đoàn là mẫu nào? Tải về file word mẫu quyết định kết nạp đoàn viên công đoàn?
Mẫu quyết định kết nạp đoàn viên công đoàn là Mẫu số 06a được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020 về thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành.
>> Tải về Mẫu quyết định kết nạp đoàn viên công đoàn
Mẫu quyết định kết nạp đoàn viên công đoàn là mẫu nào? Tải về file word mẫu quyết định kết nạp đoàn viên công đoàn? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền xem xét, quyết định công nhận hoặc kết nạp đoàn viên công đoàn?
Thủ tục gia nhập Công đoàn Việt Nam, thẻ đoàn viên và chuyển sinh hoạt công đoàn được quy định tại Điều 3 Điều lệ Công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 như sau:
Thủ tục gia nhập Công đoàn Việt Nam, thẻ đoàn viên và chuyển sinh hoạt công đoàn
1. Thủ tục gia nhập Công đoàn Việt Nam
a. Người lao động phải có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam.
b. Ban chấp hành công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở xem xét, quyết định công nhận hoặc kết nạp đoàn viên công đoàn.
c. Nơi chưa có tổ chức công đoàn, người lao động nộp đơn gia nhập Công đoàn Việt Nam thông qua ban vận động thành lập công đoàn cơ sở theo quy định tại Điều 14 Điều lệ này, hoặc nộp đơn cho công đoàn cấp trên để được xem xét gia nhập Công đoàn Việt Nam.
d. Đoàn viên đã ra khỏi tổ chức công đoàn, nếu tiếp tục có nguyện vọng gia nhập Công đoàn Việt Nam thì phải có đơn xin gia nhập lại tổ chức Công đoàn, do công đoàn cấp trên xem xét kết nạp lại.
2. Thẻ đoàn viên
a. Thẻ đoàn viên là sự xác nhận tư cách đoàn viên của tổ chức công đoàn với một cá nhân cụ thể.
b. Người là đoàn viên công đoàn được tổ chức công đoàn phát thẻ đoàn viên để sử dụng trong các hoạt động công đoàn. Người có thẻ đoàn viên được hưởng các quyền và lợi ích theo quy định của các cấp công đoàn.
c. Việc quản lý và sử dụng thẻ thực hiện theo quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn.
3. Chuyển sinh hoạt công đoàn
Khi thay đổi nơi làm việc, đoàn viên thông báo với công đoàn cơ sở nơi sinh hoạt hoặc nghiệp đoàn cơ sở nơi đang sinh hoạt về việc chuyển sinh hoạt công đoàn; trình thẻ công đoàn và bày tỏ nguyện vọng sinh hoạt công đoàn đối với ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc nghiệp đoàn cơ sở nơi đến, để được tiếp tục sinh hoạt.
Ban chấp hành công đoàn nơi sinh hoạt cũ của đoàn viên gạch tên và ghi giảm số lượng; ban chấp hành công đoàn nơi sinh hoạt mới bổ sung tên và ghi tăng số lượng.
Theo đó, ban chấp hành công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở xem xét, quyết định công nhận hoặc kết nạp đoàn viên công đoàn.
Nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ công đoàn được quy định như thế nào?
Nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ công đoàn được quy định tại Điều 5 Điều lệ Công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 như sau:
(1) Nhiệm vụ
- Liên hệ mật thiết với đoàn viên và người lao động; lắng nghe ý kiến, kiến nghị của đoàn viên và người lao động để giải quyết hoặc báo cáo, phản ánh kịp thời với người có thẩm quyền xem xét giải quyết.
- Tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động thực hiện tốt nghĩa vụ công dân; chấp hành chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nội quy, quy chế của đơn vị; tích cực học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, pháp luật, chuyên môn, nghiệp vụ.
- Nêu gương về mọi mặt đối với đoàn viên và người lao động; tích cực bảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng và tổ chức Công đoàn Việt Nam.
- Đại diện người lao động đối thoại, thương lượng tập thể theo quy định của pháp luật.
- Phát triển đoàn viên và xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh.
- Đấu tranh chống các biểu hiện vi phạm đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của công đoàn các cấp.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do tổ chức công đoàn phân công.
(2) Quyền hạn
- Là người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động.
- Được thực hiện các quyền của cán bộ công đoàn theo quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước và các quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
- Được bảo đảm điều kiện hoạt động công đoàn tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật. Được tổ chức công đoàn bảo vệ, giúp đỡ, hỗ trợ khi gặp khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
- Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ công tác công đoàn.
- Được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của Đảng, Nhà nước và tổ chức Công đoàn.
- Cán bộ công đoàn không chuyên trách khi có đủ điều kiện theo quy định và có nguyện vọng, được xem xét ưu tiên tuyển dụng làm cán bộ công đoàn chuyên trách.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?
- Báo cáo kiểm điểm chi ủy chi bộ thôn cuối năm 2024? Tải mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể chi bộ thôn mới nhất 2024 ở đâu?
- Mẫu quyết định đánh giá xếp loại lại tổ chức đảng, đảng viên cuối năm theo Hướng dẫn 25? Tải mẫu về?
- Mẫu Nghị quyết chuyên đề xây dựng chi bộ 4 tốt? Nghị quyết chuyên đề xây dựng chi bộ 4 tốt là gì?