Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 174/QĐ-TLĐ 2020 Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XII

Số hiệu: 174/QĐ-TLĐ Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam Người ký: Nguyễn Đình Khang
Ngày ban hành: 03/02/2020 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

Điều kiện gia nhập công đoàn Việt Nam

Đây là nội dung nổi bật tại Điều lệ Công đoàn Việt Nam (Khóa XII) ban hành kèm theo Quyết định 174/QĐ-TLĐ của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Theo đó, người Việt Nam không phân biệt nghề nghiệp, giới tính, tín ngưỡng được gia nhập Công đoàn Việt Nam khi đáp ứng các điều kiện sau:

- Là người làm công hưởng lương trong các đơn vị sử dụng lao động hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam hoặc người Việt Nam lao động tự do hợp pháp;

- Tán thành Điều lệ Công đoàn Việt Nam;

- Tự nguyện sinh hoạt trong một tổ chức cơ sở của công đoàn, đóng đoàn phí theo quy định.

Ngoài ra, Điều lệ cũng quy định khuyến khích người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, người nước ngoài lao động hợp pháp tại Việt Nam tham gia các hình thức tập hợp của tổ chức Công đoàn Việt Nam.

Điều lệ Công đoàn Việt Nam (Khóa XII) sẽ có hiệu lực thi hành kể từ ngày 03/02/2020.

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG
VIỆT NAM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 174/QĐ-TLĐ

Hà Nội, ngày 03 tháng 02 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐIỀU LỆ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM (KHÓA XII)

ĐOÀN CHỦ TỊCH TNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

- Căn cứ Luật Công đoàn Việt Nam được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 20 tháng 6 năm 2012;

- Căn cứ Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam lần thứ XII, thông qua Điều lệ Công đoàn Việt Nam (sửa đổi, bổ sung);

- Căn cứ văn bản số 11384-CV/VPTW ngày 13/01/2020 của Văn phòng Trung ương về việc ban hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam khóa XII;

Xét đề nghị của Ban Tổ chức Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam (khóa XII) đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết Đại hội XII Công đoàn Việt Nam và ý kiến thẩm định của cơ quan có thẩm quyền.

Điều 2. Điều lệ Công đoàn Việt Nam có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Các cấp công đoàn, cán bộ, đoàn viên công đoàn có trách nhiệm thi hành nghiêm chỉnh Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

 


Nơi nhận:
- Các Ban Đảng ở TW; Để biết
- Văn phòng Chính phủ;
Để biết
- LĐLĐ t
nh, thành phố;
- CĐ ngành trung ương và tương đương;
- CĐ tổng cty trực thuộc TLĐ;
- Lưu: VT, ToC TLĐ.

TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH
CHỦ TỊCH




Nguyễn Đình Khang

 

ĐIỀU LỆ

CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM

(ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM LẦN THỨ XII THÔNG QUA NGÀY 24 THÁNG 9 NĂM 2018)

LỜI NÓI ĐẦU

Công đoàn Việt Nam tiền thân là Tổng Công hội đỏ Bắc kỳ, được thành lập ngày 28 tháng 7 năm 1929.

Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và người lao động, do người lao động tự nguyện lập ra nhằm mục đích tập hợp, đoàn kết lực lượng, xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam lớn mạnh; phát huy truyền thống đoàn kết quốc tế, vì hoà bình, dân chủ, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội.

Công đoàn Việt Nam có tính chất giai cấp của giai cấp công nhân và tính chất quần chúng, là thành viên của hệ thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, có quan hệ hợp tác với Nhà nước, phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội và các tổ chức xã hội khác; hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Công đoàn Việt Nam trung thành với li ích của giai cp công nhân trên cơ sở gắn với lợi ích của quốc gia, dân tộc; có chức năng đại diện cho người lao đng, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia kim tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyn, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, k năng ngh nghiệp, chp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

HUY HIỆU CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM

1. Bánh xe răng công nghiệp có 13 răng màu đen không bị che lấp, đặt ở trung tâm quả địa cầu, phía trên bánh xe răng công nghiệp có Quốc kỳ Việt Nam ở chính giữa.

2. Thước cặp màu đen đặt bên trong bánh xe răng công nghiệp, trên nền màu xanh da trời.

3. Quyển sách màu trắng đặt chính giữa, phía trước, bên dưới bánh xe răng công nghiệp.

4. Toàn bộ hình tròn lớn có nền màu vàng kim loại, đường kinh tuyến, vĩ tuyến màu trắng.

5. Phía dưới là băng dải lụa cuốn cách điệu màu xanh công nhân, bên trong dải lụa có chữ “CĐVN”.

Chương I

ĐOÀN VIÊN VÀ CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN

Điều 1. Đối tượng và điều kiện gia nhập Công đoàn Việt Nam

1. Người Việt Nam làm công hưởng lương trong các đơn vị sử dụng lao động hoạt động hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam và người Việt Nam lao động tự do hợp pháp, không phân biệt nghề nghiệp, gii tính, tín ngưỡng, tán thành Điều lệ Công đoàn Việt Nam, tự nguyện sinh hoạt trong một tổ chức cơ s của công đoàn, đóng đoàn phí theo quy định thì được gia nhập Công đoàn Việt Nam.

2. Khuyến khích người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, người nước ngoài lao động hợp pháp tại Việt Nam, tham gia các hình thức tập hợp của tổ chức Công đoàn Việt Nam.

3. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hướng dẫn chi tiết Điều này.

Điều 2. Quyền và nhiệm vụ của đoàn viên

1. Quyền của đoàn viên

a. Được tham gia thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở và hoạt động công đoàn theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

b. Được yêu cầu công đoàn đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng khi bị xâm phạm.

c. Được thông tin, thảo luận, đề xuất và biểu quyết công việc của tổ chức công đoàn; ứng cử, đề cử, bầu cử cơ quan lãnh đạo của tổ chức công đoàn; cht vn cán bộ công đoàn; kiến nghị xử lý kỷ luật cán bộ công đoàn có sai phạm. Những đoàn viên ưu tú được giới thiệu để Đảng xem xét kết nạp.

d. Được phổ biến đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến công đoàn và người lao động; được đ xut với tổ chức công đoàn kiến nghị người sử dụng lao động thực hiện chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

đ. Được công đoàn hướng dẫn, tư vấn, trợ giúp pháp miễn phí về pháp luật lao động, công đoàn; được công đoàn đại diện tham gia t tụng trong các vụ án lao động để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng theo quy định của pháp luật.

e. Được công đoàn thăm hỏi, giúp đỡ khi ốm đau, khó khăn, hoạn nạn; được tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí, du lịch do công đoàn tổ chức; đoàn viên ưu tú được ưu tiên xét vào học tại các trường, lớp do công đoàn tổ chức; được công đoàn hướng dẫn, giúp đỡ tìm việc làm, học nghề.

g. Được cấp thẻ đoàn viên công đoàn và được hưởng ưu đãi khi sử dụng dịch vụ từ các thiết chế công đoàn, các hình thức liên kết, hợp tác khác của công đoàn.

h. Đoàn viên bị mất việc làm, được tạm dừng sinh hoạt công đoàn và tạm dừng đóng đoàn phí công đoàn, nhưng không quá 12 tháng k từ ngày mt việc làm.

i. Được nghỉ sinh hoạt công đoàn khi nghỉ hưu, được công đoàn cơ sở nơi làm thủ tục về nghỉ và công đoàn địa phương nơi cư trú giúp đỡ khi có khó khăn; được tham gia sinh hoạt câu lạc bộ hưu trí, ban liên lạc hưu trí do công đoàn hỗ trợ.

2. Nhiệm vụ của đoàn viên

a. Thực hiện tt nghĩa vụ công dân, sống và làm việc theo Hiến pháp, pháp luật, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

b. Chấp hành và thực hiện Điều lệ Công đoàn Việt Nam, nghị quyết của công đoàn các cấp, tham gia các hoạt động và sinh hoạt công đoàn, đóng đoàn phí theo quy định.

c. Không ngừng học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng ngh nghiệp; rèn luyện phm cht giai cp công nhân.

d. Đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp trong lao động và trong cuộc sống; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động và t chức công đoàn; không ngừng nâng cao năng sut, chất lượng, hiệu quả công việc; tham gia xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phát trin vững mạnh.

đ. Tuyên truyền, vận động người lao động gia nhập Công đoàn Việt Nam và tham gia xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh.

Điều 3. Thủ tục gia nhập Công đoàn Việt Nam, thẻ đoàn viên và chuyển sinh hoạt công đoàn

1. Thủ tục gia nhập Công đoàn Việt Nam

a. Người lao động phải có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam.

b. Ban chấp hành công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở xem xét, quyết định công nhận hoặc kết nạp đoàn viên công đoàn.

c. Nơi chưa có tổ chức công đoàn, người lao động nộp đơn gia nhập Công đoàn Việt Nam thông qua ban vận động thành lập công đoàn cơ sở theo quy định tại Điều 14 Điều lệ này, hoặc nộp đơn cho công đoàn cấp trên để được xem xét gia nhập Công đoàn Việt Nam.

d. Đoàn viên đã ra khỏi tổ chức công đoàn, nếu tiếp tục có nguyện vọng gia nhập Công đoàn Việt Nam thì phải có đơn xin gia nhập lại tổ chức Công đoàn, do công đoàn cấp trên xem xét kết nạp lại.

2. Thẻ đoàn viên

a. Thẻ đoàn viên là sự xác nhận tư cách đoàn viên của tổ chức công đoàn với một cá nhân cụ thể.

b. Người là đoàn viên công đoàn được tổ chức công đoàn phát thẻ đoàn viên đ sử dụng trong các hoạt động công đoàn. Người có thẻ đoàn viên được hưởng các quyền và lợi ích theo quy định của các cấp công đoàn.

c. Việc quản lý và sử dụng thẻ thực hiện theo quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn.

3. Chuyển sinh hoạt công đoàn

Khi thay đổi nơi làm việc, đoàn viên thông báo vi công đoàn cơ sở nơi sinh hoạt hoặc nghiệp đoàn cơ sở nơi đang sinh hoạt v việc chuyển sinh hoạt công đoàn; trình thẻ công đoàn và bày tỏ nguyện vọng sinh hoạt công đoàn đối với ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc nghiệp đoàn cơ sở nơi đến, để được tiếp tục sinh hoạt.

Ban chấp hành công đoàn nơi sinh hoạt cũ của đoàn viên gạch tên và ghi giảm số lượng; ban chấp hành công đoàn nơi sinh hoạt mới bổ sung tên và ghi tăng số lượng.

Điều 4. Cán bộ công đoàn

1. Cán bộ công đoàn là người đảm nhiệm các chức danh từ tổ phó công đoàn tr lên thông qua bầu cử tại đại hội hoặc hội nghị công đoàn; được cấp có thẩm quyền chỉ định, công nhận, tuyển dụng, bổ nhiệm vào các chức danh cán bộ công đoàn hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn.

2. Cán bộ công đoàn gồm có cán bộ công đoàn chuyên trách và cán bộ công đoàn không chuyên trách.

a. Cán bộ công đoàn chuyên trách là người được cấp có thẩm quyền chỉ định, tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được đại hội, hội nghị công đoàn các cấp bầu ra để đảm nhiệm công việc thường xuyên trong tổ chức công đoàn.

b. Cán bộ công đoàn không chuyên trách là người làm việc kiêm nhiệm, do đoàn viên tín nhiệm bầu và được cấp có thẩm quyền của công đoàn công nhận hoặc chỉ định vào các chức danh từ tổ phó công đoàn trở lên.

Điều 5. Nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ công đoàn

1. Nhiệm vụ

a. Liên hệ mật thiết với đoàn viên và người lao động; lắng nghe ý kiến, kiến nghị của đoàn viên và người lao động để giải quyết hoặc báo cáo, phản ánh kịp thời với người có thẩm quyền xem xét giải quyết.

b. Tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động thực hiện tốt nghĩa vụ công dân; chấp hành chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nội quy, quy chế của đơn vị; tích cực học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, pháp luật, chuyên môn, nghiệp vụ.

c. Nêu gương về mọi mặt đối với đoàn viên và người lao động; tích cực bảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng và tổ chức Công đoàn Việt Nam.

d. Đại diện người lao động đối thoại, thương lượng tập thể theo quy định của pháp luật.

đ. Phát triển đoàn viên và xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh.

e. Đấu tranh chống các biểu hiện vi phạm đường li, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của công đoàn các cấp.

g. Thực hiện các nhiệm vụ khác do tổ chức công đoàn phân công.

2. Quyền hạn

a. Là người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động.

b. Được thực hiện các quyền của cán bộ công đoàn theo quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước và các quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

c. Được bảo đảm điều kiện hoạt động công đoàn tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật. Được tổ chức công đoàn bảo vệ, giúp đỡ, hỗ trợ khi gặp khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

d. Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ công tác công đoàn.

đ. Được hưng các chế độ, chính sách theo quy định của Đảng, Nhà nước và tổ chức Công đoàn.

e. Cán bộ công đoàn không chuyên trách khi có đủ điều kiện theo quy định và có nguyn vọng, được xem xét ưu tiên tuyn dụng làm cán bộ công đoàn chuyên trách.

Chương II

NGUYÊN TẮC VÀ HỆ THỐNG TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM

Điều 6. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động

1. Công đoàn Việt Nam tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ; cơ quan lãnh đạo công đoàn các cấp do bầu cử lập ra, thực hiện tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, thiểu số phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức.

2. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Công đoàn Việt Nam là Đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo cao nhất của mỗi cấp công đoàn là đại hội công đoàn cấp đó. Cơ quan lãnh đạo của công đoàn mỗi cấp giữa hai kỳ đại hội là ban chấp hành.

3. Nghị quyết của công đoàn các cấp được thông qua theo đa số và phải được thi hành nghiêm chỉnh.

Điều 7. Hệ thống tổ chức công đoàn các cấp

Công đoàn Việt Nam là tổ chức thống nhất, có các cấp sau đây:

1. Cấp Trung ương: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (sau đây gọi tắt là Tổng Liên đoàn).

2. Cấp tỉnh, ngành trung ương gồm: Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; công đoàn ngành trung ương và tương đương.

3. Cấp trên trực tiếp cơ sở gồm:

a. Liên đoàn lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là liên đoàn lao động cp huyện);

b. Công đoàn ngành địa phương;

c. Công đoàn các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao (sau đây gọi chung là công đoàn các khu công nghiệp);

d. Công đoàn tổng công ty;

đ. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khác.

4. Cấp cơ sở gồm: Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở (sau đây gọi chung là công đoàn cơ sở).

Điều 8. Đại hội công đoàn các cấp

1. Đại hội công đoàn các cấp có nhiệm vụ:

a. Tổng kết tình hình thực hiện nghị quyết đại hội công đoàn nhiệm kỳ qua; quyết định phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ tới.

b. Thảo luận, đóng góp ý kiến văn kiện của đại hội công đoàn cấp trên.

c. Bầu cử ban chấp hành công đoàn và bầu cử đại biểu đi dự đại hội công đoàn cấp trên.

d. Thông qua Điều lệ Công đoàn Việt Nam (đối với Đại hội Công đoàn Việt Nam).

2. Đại hội công đoàn các cấp được tổ chức theo nhiệm kỳ 5 năm 1 lần. Trường hợp khi có đề nghị bằng văn bản của công đoàn cấp dưới, công đoàn cấp trên được điều chỉnh nhiệm kỳ đại hội của công đoàn cấp dưới cho phù hợp với nhiệm kỳ đại hội công đoàn cấp trên nhưng không vượt quá 30 tháng. Đại hội Công đoàn Việt Nam do Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn quyết định.

3. Đại hội công đoàn có hai hình thức: Đại hội đại biểu và đại hội toàn thể đoàn viên.

4. Thành phần đại biểu chính thức của đại hội đại biểu gồm:

a. Ủy viên ban chấp hành đương nhiệm.

b. Đại biểu do công đoàn cấp dưới bầu lên.

c. Đại biểu chỉ định với số lượng không quá năm phần trăm (5%) tổng số đại biểu chính thức được triệu tập.

5. Đại biểu dự đại hội phải được đại hội thẩm tra và biểu quyết công nhận tư cách đại biểu. Người đang trong thời gian chấp hành các hình thức kỷ luật từ khin trách trở lên, người bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử hoặc đang chp hành bản án hình sự theo quy định pháp luật thì không đủ tư cách đại biu.

6. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn hướng dẫn chi tiết Điều này.

Điều 9. Hội nghị đại biểu, hội nghị toàn thể công đoàn các cấp

1. Những nơi xét thấy cần thiết và được công đoàn cấp trên trực tiếp đồng ý thì triệu tập hội nghị đại biểu hoặc hội nghị toàn thể. Trường hợp không th tổ chức được hội nghị đại biểu, hội nghị toàn thể thì có thể tổ chức hội nghị ban chấp hành công đoàn mở rộng sau khi có sự đồng ý của công đoàn cấp trên trực tiếp.

2. Nhiệm vụ của hội nghị đại biểu, hội nghị toàn thể công đoàn các cấp

a. Kiểm điểm việc thực hiện nghị quyết đại hội, bổ sung phương hướng nhiệm vụ và thông qua chương trình, kế hoạch hoạt động của công đoàn.

b. Bầu cử bổ sung ban chấp hành và bầu đại biểu đi dự đại hội hoặc hội nghị đại biểu công đoàn cấp trên (nếu có).

3. Đại biểu dự hội nghị đại biểu hoặc hội nghị toàn thể thực hiện theo quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 8 Điều lệ này.

Điều 10. Nguyên tắc, hình thức bầu cử tại đại hội, hội nghị công đoàn

1. Đại hội, hội nghị công đoàn các cấp hợp lệ khi có ít nhất hai phần ba (2/3) tổng số thành viên được triệu tập tham dự.

2. Hình thức bầu cử gồm:

a. Bỏ phiếu kín thực hiện trong các trường hợp: Bầu ban chấp hành và các chức danh của ban chấp hành công đoàn các cp; bầu ủy ban kiểm tra và các chức danh của ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp; bầu cử t trưng, t phó công đoàn và các chức danh cán bộ công đoàn khác; bầu đại biu dự đại hội công đoàn cp trên; lấy phiếu giới thiệu các ứng cử viên đ đưa vào danh sách bu c...

b. Biểu quyết giơ tay thực hiện trong các trường hợp: Bầu các cơ quan điều hành, giúp việc đại hội, hội nghị (đoàn chủ tịch, đoàn thư ký, ban thẩm tra tư cách đại biểu, ban bu cử...); thông qua s lượng và danh sách bu cử.

3. Người trúng cử phải có số phiếu bầu đạt tỷ lệ quá một phần hai (1/2) so với tổng số phiếu thu về và theo nguyên tắc lấy từ cao xuống thấp.

4. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn hướng dẫn chi tiết Điều này.

Điều 11. Ban chấp hành công đoàn các cấp

1. Ban chấp hành công đoàn cấp nào do đại hội công đoàn cấp đó bầu ra.

a. Ban chấp hành công đoàn cấp dưới phải được công đoàn cấp trên trực tiếp công nhận.

b. Trường hợp cần thiết, công đoàn cấp trên được quyền chỉ định ủy viên ban chấp hành và các chức danh trong ban chấp hành công đoàn cấp dưới, chỉ định ban chấp hành lâm thời và các chức danh trong ban chấp hành lâm thời công đoàn cấp dưới. Thời gian hoạt động của ban chấp hành lâm thời công đoàn không quá 12 tháng. Khi có đề nghị của công đoàn cấp dưới, công đoàn cấp trên có thể điều chỉnh kéo dài thời gian hoạt động của ban chấp hành lâm thời cho phù hp với kế hoạch đại hội công đoàn các cấp, nhưng tối đa không quá 30 tháng.

2. Đoàn viên đã ra khỏi tổ chức công đoàn, nếu tiếp tục có nguyện vọng gia nhập Công đoàn Việt Nam thì phải có đơn xin gia nhập lại tổ chức Công đoàn, do công đoàn cấp trên xem xét kết nạp lại.

3. Số lượng ủy viên ban chấp hành công đoàn cấp nào do đại hội công đoàn cấp đó quyết định và không vượt số lượng theo quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn. Trường hợp cần tăng thêm số lượng ủy viên ban chấp hành so với số lượng đã được đại hội biểu quyết thông qua hoặc vượt quá số lượng theo quy định của Tổng Liên đoàn, phải làm văn bản xin ý kiến và được sự đồng ý của công đoàn cấp trên trực tiếp trước khi tiến hành, nhưng không vượt quá 10%; trường hợp tăng s lượng ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn, do Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn quyết định, nhưng không vượt quá 5%.

4. Khi khuyết ủy viên ban chấp hành công đoàn cấp nào, ban chấp hành công đoàn cấp đó bầu bổ sung hoặc do công đoàn cấp trên trực tiếp chỉ đnh, số lượng bổ sung trong nhiệm kỳ đối với công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trở lên không vượt quá một phần hai (1/2), đối với công đoàn cơ sở không vượt quá hai phần ba (2/3) số lượng ủy viên ban chấp hành đã được đại hội quyết định. Trường hợp cần bổ sung vượt quá quy định trên, phải được sự đồng ý của công đoàn cấp trên trực tiếp.

5. Ủy viên ban chấp hành công đoàn các cấp khi nghỉ hưu, nghỉ việc chờ nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác; ủy viên ban chấp hành là cán bộ công đoàn chuyên trách khi không còn là chuyên trách công đoàn, thì đương nhiên thôi tham gia ban chấp hành công đoàn cấp đó và công đoàn cấp trên (nếu có), kể từ thời điểm nghỉ hưu, nghỉ việc chờ nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác, thôi chuyên trách công đoàn ghi trong quyết định hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền.

6. Ủy viên ban chấp hành công đoàn xin thôi tham gia ban chấp hành không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 5, Điều này phải làm đơn và gửi ban chấp hành công đoàn cùng cấp xem xét, thống nhất và đề nghị công đoàn cấp trên xem xét, quyết định, ủy viên Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn do Ban Chấp hành Tng Liên đoàn xem xét, quyết định.

7. Nhiệm vụ, quyền hạn của ban chấp hành công đoàn các cấp

a. Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động thuộc đối tượng, phạm vi theo phân cp.

b. Tổ chức thực hiện nghị quyết đại hội công đoàn cùng cấp.

c. Thực hiện chủ trương, nghị quyết, quy định của Đảng và công đoàn cấp trên.

d. Chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn hoạt động đối với công đoàn cấp dưới.

đ. Quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, hợp nhất, giải thể, nâng cấp, hạ cấp công đoàn cấp dưới, công nhận ban chấp hành công đoàn cấp dưới.

e. Bầu Đoàn Chủ tịch (đối với Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn), bầu ban thường vụ (đối với ban chấp hành công đoàn có từ 09 ủy viên trở lên); bu các chức danh trong ban chấp hành, ủy ban kiểm tra và chủ nhiệm ủy ban kiểm tra công đoàn cùng cấp.

g. Đào tạo, bồi dưỡng và tạo điều kiện cho cán bộ công đoàn hoạt động; hướng dẫn, giúp đ, bảo vệ cán bộ công đoàn khi bị xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng; ban chấp hành công đoàn cp trên đại diện, h trợ, giúp đ ban chấp hành công đoàn cơ sở thương lượng tập thể, thực hiện quyền tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định của pháp luật.

h. Tổ chức chất vấn và trả lời chất vấn của cán bộ, đoàn viên công đoàn tại các hội nghị của ban chấp hành.

i. Định kỳ báo cáo tình hình tổ chức, hoạt động công đoàn cùng cấp với cấp ủy đảng đồng cấp (nếu có), với công đoàn cấp trên và thông báo cho công đoàn cấp dưới.

k. Quản lý tài chính, tài sản và hoạt động kinh tế công đoàn theo quy định của Nhà nước.

7. Ban chấp hành công đoàn các cấp họp định kỳ 6 tháng 1 lần; nơi không có ban thường vụ, ban chấp hành họp 3 tháng 1 lần; họp đột xuất khi cần.

Điều 12. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn, ban thường vụ công đoàn các cấp

1. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn, ban thường vụ công đoàn các cấp là cơ quan thường trực của ban chấp hành, do ban chp hành công đoàn cùng cp bu ra; số lượng không quá một phần ba (1/3) tổng số ủy viên ban chp hành, gm có chủ tịch, phó chủ tịch và các ủy viên.

2. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn chuẩn bị nội dung các hội nghị Ban Chấp hành, tổ chức thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành. Đoàn Chủ tịch Tng Liên đoàn được ban hành các nghị quyết, chỉ thị, quyết định, chương trình, kết luận... để tổ chức thực hiện Nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam, các nghị quyết của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn; trực tiếp chỉ đạo hoạt động của bộ máy tham mưu giúp việc tại Cơ quan Tổng Liên đoàn và các đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn; đại diện cho đoàn viên, người lao động kiến nghị với Đảng, Nhà nước những vấn đề liên quan đến người lao động và tổ chức Công đoàn.

3. Ban thường vụ công đoàn các cấp chuẩn bị nội dung các hội nghị ban chấp hành. Ban thường vụ công đoàn các cấp được ban hành các kết luận, thông báo, quyết định và văn bản khác để chỉ đạo thực hiện các nghị quyết của ban chấp hành; điều hành các hoạt động giữa hai kỳ họp ban chấp hành, báo cáo hoạt động của ban thường vụ tại hội nghị thường kỳ của ban chấp hành; trực tiếp chỉ đạo hoạt động của cơ quan và đơn vị trực thuộc; đại diện cho đoàn viên và người lao động tập hợp các kiến nghị để tham gia với cấp ủy đảng, hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, bộ, ngành, hội đồng quản trị, hội đồng thành viên doanh nghiệp cùng cấp; cử đại diện tham gia các cơ quan, tổ chức có liên quan.

4. Thường trực Đoàn Chủ tịch, ban thường vụ, ban chấp hành (nơi không có ban thường vụ) công đoàn các cấp gồm chủ tịch và các phó chủ tịch, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chủ trương, nghị quyết, kết luận, chương trình công tác của Đoàn Chủ tịch, ban thường vụ, ban chấp hành; giải quyết công việc thường xuyên của công đoàn cùng cấp; quyết định triệu tập và chuẩn bị nội dung các hội nghị Đoàn Chủ tịch, ban thường vụ, ban chấp hành công đoàn cùng cấp. Chủ tịch là người đứng đầu ban chấp hành có trách nhiệm điều hành hoạt động của Đoàn Chủ tịch (Tổng Liên đoàn), ban thường vụ, ban chấp hành, là người đại diện theo pháp luật của ban chấp hành công đoàn cùng cấp.

5. Chủ tịch công đoàn cấp cơ s có thể được bầu cử tại đại hội, hội nghị công đoàn cấp cơ sở. Đối tượng, nguyên tắc, thủ tục bầu cử, thực hiện theo hướng dẫn của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn.

6. Bầu bổ sung các chức danh trong ban chấp hành công đoàn các cấp

a. Khi khuyết Thường trực Đoàn Chủ tịch thì Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn bầu bổ sung trong số ủy viên Đoàn Chủ tịch; khuyết ủy viên Đoàn Chủ tịch thì bầu bổ sung trong số ủy viên Ban Chấp hành theo đề nghị của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn.

b. Khi khuyết thường trực ban thường vụ thì bầu bổ sung trong số ủy viên ban thường vụ; khuyết ủy viên ban thường vụ thì bầu bổ sung trong số ủy viên ban chấp hành theo quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn. Trường hợp cần thiết, do công đoàn cấp trên trực tiếp chỉ định.

c. Nơi không có ban thường vụ, khi khuyết chủ tịch, phó ch tịch, bầu bổ sung trong số các ủy viên ban chấp hành.

7. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn và ban thường vụ công đoàn các cấp họp định kỳ 2 tháng 1 lần; họp đột xuất khi cần.

Chương III

CÔNG ĐOÀN CƠ SỞ VÀ NGHIỆP ĐOÀN CƠ SỞ

Điều 13. Điều kiện thành lập và hình thức tổ chức của công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở

1. Công đoàn cơ sở là tổ chức cơ sở của Công đoàn Việt Nam, được thành lập ở một hoặc một số đơn vị sử dụng lao động hoạt động hợp pháp, khi có từ 05 đoàn viên hoặc 05 người lao động trở lên, có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam.

2. Nghiệp đoàn cơ sở tập hợp những người lao động tự do hợp pháp cùng ngành, nghề, theo địa bàn hoặc theo đơn vị sử dụng lao động, được thành lập khi có t 05 đoàn viên công đoàn hoặc 05 người lao động trở lên, có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam.

3. Hình thức tổ chức công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở

a. Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở không có tổ công đoàn, tổ nghiệp đoàn, công đoàn bộ phận, nghiệp đoàn bộ phận, công đoàn cơ sở thành viên.

b. Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở có tổ công đoàn, tổ nghiệp đoàn.

c. Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở có công đoàn bộ phận, nghiệp đoàn bộ phận.

d. Công đoàn cơ sở có công đoàn cơ sở thành viên.

4. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn hướng dẫn chi tiết Điều này.

Điều 14. Trình tự, thủ tục thành lập, giải thể công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở

1. Người lao động thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở

a. Những nơi chưa có công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở, người lao động tự nguyện lập ban vận động thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở (gọi tt là ban vận động).

b. Ban vận động thực hiện tuyên truyền, vận động, tiếp nhận đơn xin gia nhập công đoàn của người lao động.

c. Khi có đủ điều kiện thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở theo quy định, thì ban vận động tổ chức đại hội thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở và đăng ký với công đoàn cấp trên theo phân cấp đi tượng tập hợp quy định tại Điều 17 Điều lệ này; công đoàn cấp trên xem xét, công nhận công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở.

d. Hoạt động của ban chấp hành công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở được tiến hành từ khi có quyết định công nhận của công đoàn cấp trên.

2. Trách nhiệm của công đoàn cấp trên trong việc thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở

a. Hỗ trợ người lao động lập ban vận động.

b. Hỗ trợ ban vận động về nội dung, phương thức tuyên truyền người lao động gia nhập công đoàn, tổ chức đại hội thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở; bầu ban chấp hành công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở.

c. Xem xét công nhận hoặc không công nhận đoàn viên, công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở và ban chấp hành công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở theo quy định.

d. Những nơi người lao động không đủ kh năng tổ chức ban vận động thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên có trách nhiệm trực tiếp tuyên truyền, vận động người lao động gia nhập công đoàn và thực hiện các thủ tục kết nạp đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở, chỉ định ban chấp hành, ủy ban kiểm tra lâm thời và các chức danh trong ban chấp hành, ủy ban kiểm tra lâm thời.

3. Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở không đủ điều kiện tồn tại và hoạt động thì công đoàn cấp trên trực tiếp xem xét quyết định giải thể, chấm dứt hoạt động.

4. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn hướng dẫn chi tiết Điều này.

Điều 15. Nhiệm vụ, quyền hạn của công đoàn cơ sở

1. Tuyên truyền, vận động đoàn viên và người lao động thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghĩa vụ của công dân; các chủ trương, nghị quyết của Công đoàn.

2. Đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động theo quy định của pháp luật Nhà nước.

3. Giám sát hoặc tham gia giám sát thực hiện chính sách, pháp luật, nội quy, quy chế, thỏa ước lao động tập thể và các vấn đề có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động theo quy định của pháp luật.

4. Phối hợp với đơn vị sử dụng lao động xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, cải thiện điều kiện làm việc và chăm sóc sức khỏe cho người lao động; tổ chức phong trào thi đua, hoạt động văn hóa, xã hội.

5. Tổ chức thực hiện nghị quyết của công đoàn các cấp, chấp hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đoàn viên và cán bộ công đoàn; quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của công đoàn theo đúng quy định; thực hiện công tác phát triển, quản lý đoàn viên; xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh; tham gia xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại nơi làm việc; xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phát triển bền vững; tham gia xây dựng Đảng, chính quyền nhân dân trong sạch, vững mnh.

6. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn hướng dẫn chi tiết về nhim v, quyền hn đối với từng loại hình công đoàn cơ sở.

Điều 16. Nhiệm vụ, quyền hạn của nghiệp đoàn cơ sở

1. Đại diện cho đoàn viên quan hệ với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên; tập hợp ý kiến, nguyện vọng của đoàn viên để tìm giải pháp hỗ trợ, giúp đỡ hoặc phản ánh, kiến nghị, đề nghị người có thẩm quyền giải quyết.

2. Tuyên truyền, vận động đoàn viên và người lao động thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các nhiệm vụ của tổ chức công đoàn; hướng dẫn việc thi hành các chế độ, chính sách, pháp luật có liên quan đến đời sống và điều kiện hành nghề của người lao động.

3. Tổ chức phát động các phong trào thi đua yêu nước; vận động đoàn viên và người lao động tham gia các hoạt động văn hóa, xã hội, giúp đỡ nhau trong nghề nghiệp, cuộc sống, đu tranh phòng ngừa các tệ nạn xã hội.

4. Phát triển, quản lý đoàn viên; xây dựng nghiệp đoàn cơ sở vững mạnh; tham gia xây dựng Đảng, chính quyền nhân dân trong sạch, vững mạnh.

5. Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của công đoàn theo quy định của pháp luật Nhà nước.

Chương IV

CÔNG ĐOÀN CẤP TRÊN TRỰC TIẾP CƠ SỞ

Điều 17. Thẩm quyền thành lập và đối tượng tập hợp của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở

1. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở tổ chức theo đơn vị hành chính, theo ngành, nghề, tổng công ty, tập đoàn kinh tế, do liên đoàn lao động tỉnh, thành ph hoặc công đoàn ngành trung ương quyết định thành lập, giải thể, theo hướng dẫn của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn.

2. Đối tượng tập hợp của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở gồm:

a. Liên đoàn lao động cấp huyện tập hợp người lao động theo địa giới hành chính cấp huyện, trừ đối tượng tập hợp của các công đoàn cấp trên nêu tại các điểm b, c, d, đ Khoản 2, Điều này.

b. Công đoàn ngành địa phương tập hợp người lao động trong các đơn vị sử dụng lao động theo ngành trên địa bàn tnh, thành ph.

c. Công đoàn các khu công nghiệp tập hợp người lao động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao.

d. Công đoàn tổng công ty, tập đoàn kinh tế, tập hợp người lao động trong các doanh nghiệp thành viên của tng công ty, tập đoàn kinh tế.

đ. Công đoàn cấp trên trực tiếp khác tập hợp người lao động theo đơn vị sử dụng lao động có các cơ quan, đơn vị trực thuộc, như đại học quc gia, đại học vùng, tổng cục, cơ quan bộ, cơ quan ngang bộ, ngành, đoàn thể cấp trung ương...

3. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn hướng dẫn chi tiết Điều này.

Điều 18. Nhiệm vụ, quyền hạn của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở

1. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có các nhiệm vụ, quyền hạn chủ yếu sau:

a. Đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động theo quy định của pháp luật.

b. Hướng dẫn, hỗ trợ ban chấp hành công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở về nghiệp vụ, kỹ năng, phương pháp, nội dung tổ chức thực hiện nhiệm vụ, các chủ trương, nghị quyết của công đoàn; tuyên truyền, vận động đoàn viên và người lao động thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghĩa vụ của công dân và người lao động.

c. Hướng dẫn, hỗ trợ công đoàn cơ sở hoặc đại diện cho đoàn viên và người lao động tổ chức đối thoại, thương lượng tập thể theo quy định của pháp luật.

d. Chỉ đạo phát triển và quản lý đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở; vận động, hỗ trợ thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở; tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở; đánh giá, xếp loại tổ chức công đoàn hằng năm.

đ. Tổ chức các phong trào thi đua yêu nước trong đoàn viên và người lao động; tham gia với chính quyền, chuyên môn đồng cấp các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, đơn vị, doanh nghiệp; tham gia xây dựng Đảng, chính quyền nhân dân trong sạch, vững mạnh.

e. Chủ động hoặc phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách của người lao động; tham gia giải quyết khiếu nại, tố cáo, tranh chấp lao động.

g. Xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế phối hợp giữa các công đoàn cấp trên trong việc chỉ đạo hoạt động của công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở.

h. Quản lý và sử dụng tài chính, tài sản công đoàn theo quy định của pháp luật Nhà nước.

i. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo theo quy định.

k. Thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác.

2. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn hướng dẫn chi tiết đối với từng loại hình công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.

Chương V

LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG TỈNH, THÀNH PHỐ, CÔNG ĐOÀN NGÀNH TRUNG ƯƠNG VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG

Điều 19. Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố

1. Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố tổ chức theo đơn vị hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn quyết định thành lập hoặc giải thể phù hợp với quy định của pháp luật.

2. Đối tượng tập hợp của liên đoàn lao động tỉnh, thành phố là đoàn viên, người lao động trên địa bàn. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn hướng dẫn việc tập hợp đoàn viên, người lao động trong trường hợp đơn vị sử dụng lao động có công ty con, chi nhánh doanh nghiệp, phân hiệu trường... ở địa bàn tỉnh, thành phố khác.

3. Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố quyết định thành lập và chỉ đạo trực tiếp các liên đoàn lao động cấp huyện, công đoàn ngành địa phương, công đoàn các khu công nghiệp, công đoàn tổng công ty (thuộc tỉnh, thành phố) và công đoàn cơ sở trong các đơn vị sử dụng lao động trực thuộc bộ, ban, ngành trung ương không có công đoàn ngành trung ương hoặc công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khác.

4. Nhiệm vụ, quyền hạn

a. Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức công đoàn. Tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, chỉ đạo của Tổng Liên đoàn và nghị quyết đại hội công đoàn tỉnh, thành phố; triển khai thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quc phòng ở địa phương.

b. Đại diện, chăm lo và bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động trên địa bàn.

- Tham gia với cấp ủy đảng, cơ quan nhà nước tỉnh, thành phố về các chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các vấn đ có liên quan đến đời sống, việc làm và điều kiện làm việc của người lao động trên địa bàn; tổ chức phong trào thi đua yêu nước và các hoạt động xã hội.

- Nghiên cứu tham gia xây dựng pháp luật, các chế độ, chính sách lao động, tiền lương, an toàn, vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội, bảo him y tế và các chế độ, chính sách khác có liên quan đến người lao động; tham gia cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; tham gia xây dựng Đảng, chính quyền nhân dân trong sạch, vững mạnh.

c. Chủ động hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chế độ, chính sách, pháp luật có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động trong các đơn vị sử dụng lao động; hướng dẫn và chỉ đạo giải quyết tranh chấp lao động, tham gia điều tra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong các doanh nghiệp trên địa bàn.

d. Chỉ đạo liên đoàn lao động cp huyện, công đoàn ngành địa phương, công đoàn các khu công nghiệp, công đoàn tổng công ty trực thuộc và công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khác thực hiện nhiệm vụ theo quy định.

đ. Phối hợp hướng dẫn, chỉ đạo các công đoàn cơ sở trực thuộc công đoàn ngành trung ương và công đoàn cấp trên khác đóng trên địa bàn các hoạt động theo ngành, nghề; triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng ở địa phương.

e. Vận động đoàn viên và người lao động học tập nâng cao trình độ chuyên môn, kiến thức pháp luật, rèn luyện tác phong và kỹ năng ngh nghiệp; quản lý và tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, các cơ sở văn hóa công nhân, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, gii thiệu việc làm và các trung tâm tư vấn - h trợ người lao động của công đoàn theo quy định của Nhà nước và tổ chức Công đoàn.

g. Thực hiện quy hoạch, quản lý, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ và thực hiện chính sách đối với cán bộ được phân cấp quản lý; phối hợp với cấp ủy cấp huyện và tương đương trong việc sắp xếp, bố trí, đề bạt cán bộ theo phân cấp.

h. Hướng dẫn, chỉ đạo đại hội, hội nghị công đoàn cấp dưới; phát triển đoàn viên, quản lý đoàn viên; đánh giá, xếp loại tổ chức công đoàn hằng năm theo hướng dẫn của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn.

i. Thực hiện công tác đối ngoại theo quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn.

k. Quản lý và sử dụng tài chính, tài sản và hoạt động kinh tế của công đoàn theo quy định của pháp luật Nhà nước.

Điều 20. Công đoàn ngành trung ương

1. Công đoàn ngành trung ương tổ chức theo ngành, nghề, có phạm vi toàn quốc do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn quyết định thành lập hoặc giải thể phù hợp với đặc điểm của ngành, nghề.

2. Đối tượng tập hp của công đoàn ngành trung ương là đoàn viên, người lao động trong các đơn vị sử dụng lao động thuộc ngành. Trường hợp trong một bộ có nhiều công đoàn ngành trung ương, công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn, thực hiện theo hướng dẫn của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn.

3. Công đoàn ngành trung ương quyết định thành lập, giải thể, trực tiếp quản lý, chỉ đạo hoạt động của công đoàn tổng công ty, tập đoàn, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khác và công đoàn cơ sở thuộc ngành theo quy định.

4. Nhiệm vụ, quyền hạn

a. Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn. Triển khai thực hiện các chủ trương, nghị quyết của công đoàn cấp trên và nghị quyết đại hội công đoàn cùng cấp đến các tổ chức công đoàn, đoàn viên và người lao động thuộc phạm vi quản lý.

b. Đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động thuộc ngành; đại diện người lao động thương lượng, ký thỏa ước lao động tập thể ngành.

c. Tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội:

- Nghiên cu tham gia với bộ, ngành về chiến lược phát triển của ngành, gắn với việc xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công nhân lao động trong ngành.

- Nghiên cứu tham gia xây dựng pháp luật, các chế độ, chính sách lao động, tin lương, an toàn, vệ sinh lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và các chế độ, chính sách khác có liên quan đến người lao động cùng ngành, nghề; tham gia cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

- Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước và công đoàn các cấp kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật liên quan đến quyền và lợi ích của đoàn viên và người lao động thuộc ngành; tham gia các hội đồng của ngành để giải quyết các vấn đề liên quan đến đoàn viên và người lao động; kiến nghị với cơ quan nhà nước sửa đổi, bổ sung và giải quyết những chế độ, chính sách ngành, nghề đáp ứng yêu cầu phát triển ngành.

- Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước và công đoàn các cấp có liên quan hướng dẫn, tổ chức các phong trào thi đua yêu nước và các hoạt động xã hội phù hợp với đặc điểm ngành.

d. Nghiên cứu, đề xuất với Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn về mô hình tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của mỗi cấp thuộc công đoàn ngành; hướng dẫn chỉ đạo đại hội công đoàn cấp dưới; thực hiện quy hoạch, quản lý, đào tạo, bi dưỡng cán bộ và thực hiện chính sách cán bộ theo phân cấp.

đ. Hướng dẫn, chỉ đạo công đoàn cấp dưới:

- Triển khai các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, công đoàn cấp trên và nghị quyết đại hội công đoàn ngành trung ương.

- Đi diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động; thương lượng, ký thỏa ước lao động tập th.

- Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật liên quan đến đoàn viên và người lao động, vận động đoàn viên, người lao động nâng cao trình độ, ngh nghiệp; tổ chức phong trào thi đua yêu nước và các hoạt động xã hội phù hợp với đặc điểm ngành; tham gia xây dựng Đảng, chính quyền nhân dân trong sạch, vững mạnh.

e. Chủ động phối hợp với các liên đoàn lao động tỉnh, thành phố xây dựng quy chế phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn công đoàn ngành địa phương thực hiện các nội dung về chế độ, chính sách lao động ngành; tuyên truyền, giáo dục truyền thống ngành; phương hướng nhiệm vụ phát triển ngành; thành lập công đoàn trong các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước cùng ngành; phi hợp chỉ đạo các công đoàn trực thuộc công đoàn ngành đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố tổ chức các hoạt động thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội của địa phương; chăm lo lợi ích, bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động, góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp.

g. Chỉ đạo phát triển đoàn viên, quản lý đoàn viên, vận động thành lập công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp cùng ngành. Đánh giá, xếp loại tổ chức công đoàn hằng năm theo hướng dẫn của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn.

h. Thực hiện công tác đối ngoại theo quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn.

i. Quản lý và sử dụng tài chính, tài sản và hoạt động kinh tế của công đoàn theo quy định của pháp luật Nhà nước.

Điều 21. Công đoàn trong Quân đội nhân dân Việt Nam

1. Công đoàn trong Quân đội nhân dân Việt Nam là công đoàn ngành trung ương thuộc hệ thống tổ chức Công đoàn Việt Nam.

2. Công đoàn trong Quân đội nhân dân Việt Nam tập hợp những cán bộ, công nhân viên chức quốc phòng, người lao động đang làm việc, hưởng lương trong các doanh nghiệp, đơn vị cơ sở trong Quân đội nhân dân Việt Nam.

3. Tổ chức và hoạt động công đoàn trong Quân đội nhân dân Việt Nam do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn quy định sau khi thống nhất với cơ quan có thẩm quyền của Bộ Quốc phòng trên nguyên tắc bảo đảm đúng các quy định của Luật Công đoàn, Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

Điều 22. Công đoàn Công an nhân dân Việt Nam

1. Công đoàn Công an nhân dân Việt Nam (sau đây gọi tắt là Công đoàn Công an nhân dân) là công đoàn ngành trung ương thuộc hệ thống tổ chức của Công đoàn Việt Nam.

2. Công đoàn Công an nhân dân tập hợp cán bộ, công nhân, viên chức, lao động đang làm việc, hưởng lương trong các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị khoa học - kỹ thuật, sự nghiệp và phục vụ trong Công an nhân dân.

3. Tổ chức và hoạt động của Công đoàn Công an nhân dân do Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn quy định sau khi thống nhất với cơ quan có thẩm quyền của Bộ Công an trên nguyên tắc bảo đảm đúng các quy định của Luật Công đoàn, Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

Chương VI

TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM

Điều 23. Nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

1. Quyết định chương trình, nội dung hoạt động của công đoàn nhằm thực hiện nghị quyết Đại hội Công đoàn Việt Nam và các nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam; chỉ đạo và hướng dẫn hoạt động của các cấp công đoàn. Tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ của tổ chức công đoàn. Chỉ đạo công tác nghiên cứu lý luận công đoàn, tổng kết thực tiễn về giai cấp công nhân và hoạt động công đoàn.

2. Tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia xây dựng chính sách, pháp luật và tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật về kinh tế - xã hội, lao động, việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, an toàn, vệ sinh lao động và chính sách, pháp luật khác có liên quan đến người lao động và tổ chức công đoàn, quyền, nghĩa vụ của người lao động theo quy định của pháp luật; tổ chức, quản lý công tác nghiên cứu khoa học v lao động, công đoàn, an toàn, vệ sinh lao động; tham gia các ủy ban, hội đồng, ban chỉ đạo quốc gia về các vấn đề có liên quan đến người lao động.

3. Phối hợp với các cơ quan của Đảng, cơ quan của Nhà nước, doanh nghiệp, trong việc bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, chính trị, chuyên môn, nghề nghiệp cho đoàn viên và người lao động đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể ở trung ương tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, tiến hành giám sát, phản biện xã hội và các hoạt động xã hội trong đoàn viên và người lao động.

4. Quyết định phương hướng, biện pháp về công tác tổ chức, cán bộ; xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy, tiêu chuẩn chức danh cán bộ công đoàn; quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, quản lý, bố trí, sử dụng và thực hiện chính sách đi với cán bộ chuyên trách công đoàn theo phân cấp quản lý.

5. Hướng dẫn, chỉ đạo các hoạt động đại diện, chăm lo, bảo vệ đoàn viên và người lao động, các phong trào thi đua yêu nước và hoạt động văn hóa, th thao, du lịch của công đoàn các cấp.

6. Mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế với các tổ chức công đoàn các nước, các tổ chức quốc tế theo đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước.

7. Thực hiện quyền, trách nhiệm quản lý, sử dụng tài sản; hướng dẫn, chỉ đạo công tác quản lý tài chính, tài sản và các hoạt động kinh tế công đoàn; thông qua quyết toán, dự toán tài chính công đoàn hng năm theo quy định của pháp luật Nhà nước.

Chương VII

CÔNG TÁC NỮ CÔNG

Điều 24. Công tác nữ công

Công tác nữ công là nhiệm vụ của ban chấp hành công đoàn mỗi cấp, nhằm phát huy vai trò và đảm bảo quyn, lợi ích hợp pháp, chính đáng của lao động nữ theo quy định của pháp luật.

Điều 25. Ban nữ công công đoàn

1. Ban nữ công công đoàn có nhiệm vụ tham mưu giúp ban chấp hành công đoàn cùng cấp: Tham gia xây dựng và thực hiện các chế độ, chính sách, pháp luật liên quan đến lao động nữ; về giới, bình đẳng giới, vì sự phát triển của phụ nữ; công tác cán bộ nữ, dân số, sức khỏe sinh sản; công tác gia đình, trẻ em; tổ chức các phong trào trong nữ đoàn viên công đoàn; đại diện tham gia giải quyết các vn đề có liên quan trực tiếp đến lao động nữ và trẻ em; thực hiện lng ghép các hoạt động của hội phụ nữ với hoạt động nữ công công đoàn.

2. Khi có đủ điều điện theo quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn, Tổng Liên đoàn, liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành Trung ương và tương đương được thành lập, chỉ đạo ban nữ công (ban nghiệp vụ) và b trí cán bộ làm công tác nữ công.

3. Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, công đoàn cơ sở được thành lập và chỉ đạo hoạt động ban nữ công qun chúng.

Chương VIII

TÀI CHÍNH VÀ TÀI SẢN CÔNG ĐOÀN

Điều 26. Tài chính công đoàn

1. Công đoàn thực hiện quản lý, sử dụng tài chính theo quy định của pháp luật. Tài chính của công đoàn gồm các nguồn thu sau đây:

a. Đoàn phí công đoàn do đoàn viên đóng hằng tháng bằng một phần trăm (1%) tiền lương.

b. Kinh phí công đoàn do đơn vị sử dụng lao động đóng theo quy định của pháp luật.

c. Ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ.

d. Các nguồn thu khác: Thu từ hoạt động kinh tế của công đoàn, các hoạt động văn hóa, thể thao; các đề tài, đề án do Nhà nước giao; từ viện trợ, tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.

2. Tài chính công đoàn dùng để chi các khoản sau đây:

a. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động.

b. Tổ chức hoạt động đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động.

c. Phát triển đoàn viên công đoàn, thành lập công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở, xây dựng tổ chức công đoàn vững mnh.

d. Tổ chức phong trào thi đua do công đoàn phát động.

đ. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn; đào tạo, bồi dưỡng người lao động ưu tú tạo nguồn cán bộ cho Đảng, Nhà nước và tổ chức Công đoàn.

e. Tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch cho người lao động.

g. Đầu tư xây dựng các thiết chế của công đoàn để phục vụ đoàn viên công đoàn và người lao động.

h. Tổ chức hoạt động về giới và bình đẳng giới.

i. Thăm hỏi, trợ cấp đoàn viên công đoàn và người lao động khi ốm đau, thai sản, hoạn nạn, khó khăn; tổ chức hoạt động chăm lo khác cho người lao động.

k. Động viên, khen thưởng người lao động, con của người lao động có thành tích trong học tập, công tác.

l. Trả lương cán bộ công đoàn chuyên trách, phụ cấp trách nhiệm cán bộ công đoàn không chuyên trách.

m. Chi hoạt động của bộ máy công đoàn các cấp.

n. Các nhiệm vụ chi khác.

3. Quản lý tài chính công đoàn

a. Tài chính công đoàn được quản lý theo nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch. Thực hiện phân cấp quản lý, gắn quyn hạn với trách nhiệm của công đoàn các cấp.

b. Ban chấp hành, Đoàn Chủ tịch, ban thường vụ công đoàn các cấp có nhiệm vụ quản lý tài chính theo đúng quy định của pháp luật Nhà nước.

Điều 27. Tài sản của Công đoàn

1. Tài sản được hình thành từ nguồn đóng góp của đoàn viên công đoàn, từ nguồn vốn của công đoàn; tài sản do Nhà nước chuyển giao quyền sở hữu cho công đoàn và các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật.

2. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thực hiện quyền, trách nhiệm quản lý, sử dụng tài sản theo quy định của pháp luật.

3. Công đoàn các cấp được Tổng Liên đoàn giao nhiệm vụ quản lý, sử dụng các tài sản; chịu trách nhiệm trước Tổng Liên đoàn và trước pháp luật v việc sử dụng, quản lý các tài sản đó.

Chương IX

CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT CÔNG ĐOÀN VÀ ỦY BAN KIỂM TRA CÔNG ĐOÀN CÁC CẤP

Điều 28. Công tác kiểm tra, giám sát

Kiểm tra, giám sát của công đoàn là nhiệm vụ của ban chấp hành công đoàn mỗi cấp, nhằm đảm bảo thực hiện Điều lệ, nghị quyết và các quy định của tổ chức công đoàn. Mỗi cấp công đoàn phải tổ chức, tiến hành kiểm tra, giám sát cấp mình và chịu sự kiểm tra, giám sát của công đoàn cấp trên.

Điều 29. Ủy ban kiểm tra công đoàn

1. Ủy ban kiểm tra là cơ quan kiểm tra, giám sát của công đoàn do ban chấp hành công đoàn cùng cấp bầu ra và phải được công đoàn cấp trên trực tiếp công nhận.

2. Ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp làm việc theo nguyên tc tập trung dân chủ, chịu sự lãnh đạo của ban chấp hành công đoàn cùng cấp và hướng dn, chỉ đạo của ủy ban kiểm tra công đoàn cấp trên. y ban kiểm tra công đoàn chịu trách nhiệm trước ban chấp hành công đoàn cùng cấp v kết quả kim tra, giám sát do ủy ban kiểm tra công đoàn tổ chức thực hiện.

3. Số lượng ủy viên ủy ban kiểm tra do ban chấp hành công đoàn cùng cấp quyết định, gồm một số ủy viên trong ban chấp hành và một số ủy viên ngoài ban chấp hành; số lượng ủy viên ban chấp hành công đoàn cùng cấp tham gia ủy ban kiểm tra không vượt quá một phần ba (1/3) tổng số ủy viên ủy ban kiểm tra.

4. Nguyên tắc, thể lệ và hình thức bầu cử ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra như bầu cử ban chấp hành và các chức danh trong ban chấp hành công đoàn, trong đó:

a. Chủ nhiệm ủy ban kiểm tra công đoàn cấp nào, do ban chấp hành công đoàn cấp đó bầu, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra do ủy ban kiểm tra bầu.

b. Công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở có dưới 30 đoàn viên thì cử 01 ủy viên ban chấp hành công đoàn làm công tác kiểm tra.

5. Khi mới thành lập, chia tách, sáp nhập, nâng cấp tổ chức công đoàn, công đoàn cấp trên trực tiếp chỉ định ủy ban kiểm tra và các chức danh trong ủy ban kiểm tra lâm thời.

6. Nhiệm kỳ của ủy ban kiểm tra công đoàn theo nhiệm kỳ của ban chấp hành công đoàn cùng cấp.

7. Ủy viên ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp khi nghỉ hưu, nghỉ việc chờ nghỉ hưu, thôi việc, thôi không là cán bộ công đoàn chuyên trách hoặc chuyển công tác đến đơn vị khác mà không thuộc cơ cấu tham gia ủy ban kiểm tra công đoàn thì đương nhiên thôi ủy viên ủy ban kiểm tra công đoàn, kể từ thời điểm nghỉ hưu, nghỉ việc chờ nghỉ hưu, thôi việc, thôi không là cán bộ công đoàn chuyên trách hoặc chuyển công tác ghi trong quyết định hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền.

8. Khi khuyết ủy viên ủy ban kiểm tra công đoàn cấp nào, ban chấp hành công đoàn cấp đó bầu b sung hoặc do công đoàn cấp trên trực tiếp chỉ định.

Điều 30. Nhiệm vụ của ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp

1. Kiểm tra, giám sát việc chấp hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam đối với tổ chức công đoàn cùng cấp và cấp dưới.

2. Kiểm tra, giám sát và kiến nghị xử lý kịp thời khi tổ chức, cán bộ, đoàn viên công đoàn cùng cấp và cấp dưới có dấu hiệu vi phạm Điều lệ Công đoàn Việt Nam, nghị quyết, chỉ thị và các quy định của công đoàn.

3. Kiểm tra, giám sát việc thu, phân phối, quản lý, sử dụng tài chính, tài sản, hoạt động kinh tế của công đoàn cùng cấp và công đoàn cấp dưới theo quy định của pháp luật và của Tổng Liên đoàn.

4. Giám sát tổ chức công đoàn, ủy viên ban chấp hành, cán bộ công đoàn cùng cấp và cấp dưới về thực hiện Điều lệ, nghị quyết, chỉ thị, quyết định và các quy định, quy chế của tổ chức công đoàn và quy định của Đảng, Nhà nước.

5. Tham mưu, xử lý kỷ luật tổ chức công đoàn, cán bộ, đoàn viên công đoàn cùng cấp và cấp dưới khi có vi phạm theo quy định.

6. Giải quyết các khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của tổ chức công đoàn; tham gia với các cơ quan chức năng nhà nước và người sử dụng lao động giải quyết khiếu nại, tố cáo của đoàn viên, người lao động theo quy định của pháp luật.

7. Tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ công tác kiểm tra, giám sát của công đoàn đối với ủy viên ủy ban kiểm tra công đoàn cùng cp và cấp dưới.

Điều 31. Quyền của ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp

1. Ủy ban kiểm tra công đoàn có quyền kiểm tra, giám sát tổ chức công đoàn, ủy viên ban chấp hành công đoàn, cán bộ công đoàn, đoàn viên công đoàn cùng cấp và cấp dưới về thực hiện Điều lệ, nghị quyết và các quy định của tổ chức công đoàn, quy định của Đảng, Nhà nước.

2. Ủy ban kiểm tra công đoàn được xem xét, quyết định xử lý kỷ luật cán bộ, đoàn viên công đoàn khi có vi phạm theo thẩm quyền quy định xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn.

3. Ủy viên ủy ban kiểm tra công đoàn được học tập, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ về công tác kiểm tra, giám sát công đoàn; được mời dự các hội nghị của ban chấp hành và đại hội, hội nghị công đoàn cùng cấp.

4. Báo cáo với ban chấp hành công đoàn cùng cấp về hoạt động kiểm tra, giám sát công đoàn và đề xuất các nội dung, chương trình công tác của ủy ban kiểm tra công đoàn trong các hội nghị thường kỳ của ban chấp hành công đoàn.

5. Yêu cầu tổ chức công đoàn và người chịu trách nhiệm của tổ chức công đoàn, cán bộ công đoàn, đoàn viên công đoàn được kiểm tra, giám sát có trách nhiệm báo cáo, cung cấp các tài liệu cho công tác kiểm tra, giám sát và trả lời những vấn đề liên quan đến nội dung kiểm tra, giám sát.

6. Báo cáo kết luận kiểm tra, giám sát và đề xuất các hình thức xử lý với cơ quan thường trực của ban chấp hành công đoàn cùng cp. Những kiến nghị của ủy ban kiểm tra công đoàn không được cơ quan thường trực ban chấp hành công đoàn cùng cấp giải quyết, thì ủy ban kiểm tra công đoàn có quyền báo cáo với ban chấp hành công đoàn cùng cấp và báo cáo lên ủy ban kiểm tra công đoàn cấp trên.

7. Ủy ban kiểm tra công đoàn cấp cơ sở và cấp trên trực tiếp cơ sở được s dụng con dấu của ban chấp hành công đoàn cùng cấp. Ủy ban Kim tra Tổng Liên đoàn và ủy ban kiểm tra liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương được sử dụng con dấu riêng, theo quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn.

Chương X

KHEN THƯỞNG - KỶ LUẬT

Điều 32. Khen thưởng

Tổ chức công đoàn, cán bộ công đoàn, đoàn viên công đoàn, những tập thể và cá nhân có thành tích được xét khen thưởng theo quy định của Tổng Liên đoàn.

Điều 33. Kỷ luật

1. Tổ chức công đoàn, cán bộ công đoàn, đoàn viên công đoàn vi phạm Điều lệ, nghị quyết và các quy định của Tổng Liên đoàn, thì tùy theo mức độ sẽ bị xử lý kỷ luật công minh, chính xác và kịp thi.

2. Hình thức xử lý kỷ luật

a. Đối với tổ chức công đoàn, tập thể ban chấp hành, ban thường vụ, ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp: khiển trách, cảnh cáo, giải tán.

b. Đối với cán bộ công đoàn: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ.

c. Đối với đoàn viên công đoàn: khiển trách, cảnh cáo, khai trừ.

3. Thẩm quyền và thủ tục xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn các cấp, thực hiện theo quy định của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn.

Chương XI

CHẤP HÀNH ĐIỀU LỆ CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM

Điều 34. Trách nhiệm thi hành Điều lệ

1. Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

2. Tổ chức công đoàn, tập thể ban chấp hành, Đoàn Chủ tịch, ban thường vụ, ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp; cán bộ công đoàn và đoàn viên công đoàn có trách nhiệm thi hành nghiêm chỉnh Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

Điều 35. Thẩm quyền sửa đổi, bổ sung Điều lệ

1. Điều lệ Công đoàn Việt Nam do Đại hội Công đoàn Việt Nam thông qua. Chỉ Đại hội Công đoàn Việt Nam mới có quyền sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

2. Những vấn đề mới phát sinh chưa được quy định trong Điều lệ, giao Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn xem xét, hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện thí điểm và báo cáo tại Đại hội Công đoàn Việt Nam để sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam cho phù hợp.

VIETNAM GENERAL CONFEDERATION OF LABOUR
 -------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
---------------

No. 174/QD-TLD

Hanoi, February 3, 2020

 

DECISION

INTRODUCING REGULATIONS OF TRADE UNIONS OF VIETNAM (XIITH TENURE)

THE PRESIDIUM OF VIETNAM GENERAL CONFEDERATION OF LABOUR

- Pursuant to the Law on Trade Unions of Vietnam passed in the 3rd session of the XIIIth National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam held on June 20, 2012;

- Pursuant to the Resolution of the XIIth General Meeting of Trade Unions of Vietnam, approving the amended Regulations of Trade Unions of Vietnam;

- Pursuant to the Notification Letter No. 11384-CV/VPTW dated January 13, 2020 of the Central Office regarding introduction of the Regulations of Trade Unions of Vietnam (XIIth tenure);

At the request of from the Organizing Committee of Vietnam General Confederation of Labour,

HEREIN DECIDES

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 2. The Regulations of Trade Unions of Vietnam shall enter into force as of the signature date. Trade unions at all levels, trade union officials and members shall be responsible for strictly complying with the Regulations of Trade Unions of Vietnam.

 

 

PP. PRESIDIUM
CHAIRMAN




Nguyen Dinh Khang

 

REGULATIONS OF TRADE UNIONS OF VIETNAM

(APPROVED IN THE XIITH GENERAL MEETING ON SEPTEMBER 24, 2018)

PREFACE

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



VGCL, as a broad socio-political organization of the working class, is established on a voluntary basis to assemble, associate and unite forces and build a strong working class of Vietnam; uphold the tradition of international solidarity for peace, democracy, national independence and social progress.

VGCL with the nature of the working class and mass is a member of the political system under the leadership of the Communist Party of Vietnam, has working relationship with the State, cooperates with socio-political and other social organizations and institutions; operates within the framework of the Constitution and laws of the Socialist Republic of Vietnam.

VGCL is always loyal to the interests of the working class closely attached to those of the country; has the functions of representing workers, and protecting workers’ legal and legitimate rights and interests; participating in state and socio-economic management; getting involved in the inspection, examination and monitoring of operations of state agencies, organizations, establishments and enterprises to find out issues relating to workers’ rights and obligations; encourage workers to study, improve professional skills and qualification, observe laws, build and defend the Fatherland.

VGCL’S EMBLEM

1. The industrial gear wheel has 13 black tooth sprockets that are not covered up, placed in the center of the globe, and above which is the National Flag of Vietnam in the middle.

2. The black calipers are located inside the industrial gear wheel on a blue background.

3. The white open book is placed in the middle, front position and just below the industrial gear wheel.

4. The entire large circle has a metallic yellow background, white latitudinal and longitude lines.

5. Below is a curled stylized ribbon in blue depicting blue-collar workers and inside the ribbon has the acronym "CDVN" (standing for “Trade Union of Vietnam (TUVN)”).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



TRADE UNION MEMBERS AND OFFICIALS

Article 1. Eligible applicants and eligible conditions for membership of the Trade Union of Vietnam

1. Applicants may be eligible for admission to the Trade Union of Vietnam if they are Vietnamese people working as salaried workers for employing entities lawfully operating in the Vietnamese territory, and lawful Vietnamese freelancers, regardless of their occupation, gender, or belief, who agree to Regulations of Trade Union of Vietnam, voluntarily live in a grassroots establishment of the trade union, and pay required union dues.

2. Vietnamese working abroad under contracts, and foreigners working legally in Vietnam are encouraged to participate in various forms of association organized by the Trade Union of Vietnam.

3. The Presidium of Vietnam General Confederation of Labour shall elaborate on this Article.

Article 2. Rights and duties of TUVN members

1. Rights

a. Participate in the establishment of grassroots trade unions, occupational organization, and trade union activities as prescribed in the Regulations of Trade Union of Vietnam.

b. Request trade unions to represent and protect their legitimate rights and interests when infringed.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d. Have access to information about views, guidelines and resolutions of the Communist Party of Vietnam, regulatory policies and laws of the system of government related to trade unions and workers or employees; recommend trade unions to request employers to follow legal policies and regulations.

dd. Receive free-of-charge instructions, counsels and legal assistance about labor and trade union laws; request trade unions to represent them and protect their legal and legitimate rights and interests in court proceedings in labor cases in accordance with laws.

e. Receive relief visits and favours from trade unions when they are sick, in difficulty or in distress; participate in cultural, sports, entertainment and tourism activities organized by trade unions; for trade union members delivering outstanding performance, receive preferential treatment in the form of enrolment in training courses and classes organized by trade unions; have access to guidance and support relating to job seeking and vocational training offered by trade unions.

g. Receive trade union membership cards and enjoy offers when using services from trade union institutions, other forms of association and cooperation under the control of trade unions.

h. As regards trade union members who lose their jobs, have access to temporary suspension from trade union activities and payment of trade union dues within 12 months following the start date of job loss.

i. Have access to exemption from trade union activities or gatherings upon retirement and, when in a difficult situation or hardship, receive support or assistance from trade unions of the entities that approve their retirement applications and trade unions of the localities where they are permanently residing; join retirement clubs or retiree relations committees endorsed by trade unions.

2. Duties

a. Duly discharge obligations of a citizen, live and work in compliance with the country’s Constitution and laws, contribute to the building and defence of the Fatherland of Vietnam.

b. Observe and implement the Regulations of Trade Union of Vietnam and resolutions of trade unions at all levels; participate in trade union events and activities, and pay required membership dues.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d. Be in solidarity with and help colleagues and co-workers in all employment and life aspects; protect the lawful and legitimate rights and interests of employees and trade unions; incessantly improve productivity, efficiency and performance; get involved in building strong enterprises and other entities.

dd. Raise awareness amongst workers and employees so that they will be willing to become TUVN’s members and get involved in building a strong trade union.

Article 3. Procedures for accession to TUVN, TUVN membership cards and trade union referrals

1. Procedures for accession to TUVN

a. The workers or employees wishing to become TUVN’s members shall be required to apply for accession to TUVN on a voluntary basis.

b. The receiving grassroots trade unions, occupational organizations shall consider issuing the decision on recognition or admission as a member of the trade union.

c. When working for employing entities without trade unions, workers or employees may submit their application for accession to TUVN via the committee on promotion of establishment of grassroots trade unions pursuant to Article 14 herein, or to the superior trade union for its review before approval of their accession to TUVN.

d. For trade union members who have left, if any of them wishes to be re-admitted to TUVN, he/she shall be required to re-apply for admission and his/her re-admission shall be considered by the superior trade union.

2. Membership cards

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



b. As trade union members, they shall obtain membership cards from trade unions for use in trade union activities. Membership card holders may be entitled to rights and interests regulated by trade unions at the corresponding levels.

c. Management and usage of membership cards shall be subject to regulations imposed by the Presidium of the Vietnam General Confederation of Labour.

3. Referral to other trade unions

When there is any change of workplace, trade union members shall be required to inform the grassroots trade unions or occupational organizations of which they are active members of such change; present their membership cards and express their wish to be accepted as members of the receiving grassroots trade unions or occupational organizations via their executive committees.

The executive committees of the referring trade unions shall deregister them and record a decrease in the number of members; the executive committees of the receiving trade unions shall register them and enter an increase in the number of members.

Article 4. Trade union officials

1. A trade union official is a person who holds the title of deputy chief of trade union group or higher and is elected at a trade union congress or meeting; is designated, recognized, recruited or appointed to any position of trade union official, or assigned regular duties to perform trade union functions and tasks by a competent authority.

2. Trade union officials are classified as full-time trade union officials and part-time trade union officials.

a. Full-time trade union officials are persons who are assigned, engaged, appointed or elected by the all-level trade union's congress or meeting to undertake regular work of the respective trade union.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 5. Duties and entitlement of trade union officials

1. Duties

a. Keep close contact with trade union members and workers; pay attention to the opinions or petitions of trade union members and workers to take proper actions, or to report or submit them to competent authorities to seek their solutions.

b. Encourage trade union members and workers to fulfill a citizen’s obligations; observe views, guidelines and resolutions of the Communist Party of Vietnam, regulatory policies and laws of the State, and internal rules and regulations of each employing entity; actively take training courses aimed at improving political, cultural qualifications and knowledge about the legal system and professional skills.

c. Set good examples in all aspects to other union members and workers; actively defend the socialist regime, the Communist Party of Vietnam and the organization of the Trade Union of Vietnam.

d. Represent workers and employees in dialogues and collective bargaining sessions in accordance with law.

dd. Develop union members and build strong grassroots trade unions.

e. Fight against manifestations of violation of the Party's guidelines and policies, the government's policies and laws and the resolutions of the trade unions at all levels.

g. Perform other duties as assigned by trade unions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a. Act as legal or authorized representatives to protect the legitimate rights and interests of trade union members and workers.

b. Exercise authority delegated to trade union officials in accordance with regulations of the Communist Party of Vietnam, laws of the State and regulatory provisions of Vietnam General Confederation of Labour.

c. Have access to conditions necessary for their trade union activities at workplace as prescribed by law. Receive protection and support from trade unions in case of being in a difficult situation when on duty.

d. Have access to trade union training courses.

dd. Enjoy compensation policies granted by the Communist Party of Vietnam, the State and trade unions.

e. If any part-time trade union official satisfies required eligibility criteria and wishes to be employed as a full-time trade union official, he/she shall be given preference.

Chapter II

CORPORATE ETIQUETTES AND SYSTEM OF TRADE UNION OF VIETNAM

Article 6. Corporate etiquettes

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. The highest governing body of the Trade Union of Vietnam is the National Congress of Trade Union Delegates. The highest governing body at each level of trade union is the general meeting of trade union members at that level. The governing body at each level of trade union at intervals between two general meetings is the executive committee.

3. The resolutions of trade unions at different levels shall be adopted according to the majority rule and enforced strictly.

Article 7. Organizational system of trade unions at different levels

Trade Union of Vietnam is a unified organization consisting of the following levels:

1. Level of central trade union: the Vietnam General Confederation of Labour (VGCL).

2. Level of provincial or central industry trade union: Federations of Labour of provinces and centrally-affiliated cities; central industry trade unions.

3. Level of trade union immediately superior to grassroots trade unions:

a. Federations of labour of urban districts, rural districts, towns and provincial cities (hereinafter collectively referred to as district-level Federation(s) of labour);

b. Local industry trade unions;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



d. Trade unions of incorporations or general companies;

dd. Other trade unions immediately superior to grassroots trade unions.

4. Level of grassroots trade union: Grassroots trade unions and occupational organizations (hereinafter collectively referred to as grassroots trade unions).

Article 8. Congresses of trade unions at all levels

1. Congresses of trade unions at all levels shall have the following duties:

a. Present the review report on implementation of the resolution of the trade union during the previous tenure; determine the direction and duties of the next-tenure trade union.

b. Discuss and comment upon policy instruments of the congress of the superior trade union.

c. Elect the union executive committee and elect a delegate to the congress of the superior trade union.

d. Adopt the Regulations of Trade Union of Vietnam (for National Congress of Trade Union of Vietnam).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. This kind of congress exists in two forms: Congress of trade union’s delegates and congress of all trade union members.

4. A congress of trade union's delegates shall be composed of:

a. Incumbent executive member(s).

b. Representatives elected by inferior trade unions.

c. Delegates nominated but no more than five percent (3%) of the total number of official delegates convened.

5. Delegates attending the congress shall be subject to the procedures for examination of and voting for recognition of their eligibility. The person who is disciplined in the form of reprimand or another more severe form; the person who faces legal action, investigation, prosecution, trial, or is serving a criminal sentence as prescribed by law, shall be deemed ineligible to become a delegate to the congress.

6. The Presidium of Vietnam General Confederation of Labour shall elaborate on this Article.

Article 9. Congress of delegates, general meeting of trade unions at all levels

1. Where deemed necessary and agreed by the executive committee of the immediate superior trade union, the congress of delegates, general meeting shall be convened. In case of failure to do so, an open meeting of the trade union’s executive committee may be held after agreeing with the immediate superior trade union.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a. Review the implementation of the resolution made in the congress or general meeting; give updates to directions or objectives; approve the plan and schedule of trade union activities.

b. Elect more members to the executive committee and elect delegates to the congress or general meeting of delegates of the superior trade union (where required).

3. Delegates attending the congress or general meeting shall be subject to the regulations of clause 3, 4 and 5 of Article 8 herein.

Article 10. Principles and forms of election at trade union congresses or meetings

1. A congress or meeting of a trade union at any level shall be deemed licit when at least two thirds (2/3) of total membership that are convened present.

2. Forms of election, including:

a. Voting by secret ballots can be used in the following cases: Electing the executive committees of trade unions at all levels and persons holding the titles to those executive committees; electing the supervision committees of trade unions at all levels and persons holding the titles to those supervision committees; electing chiefs or deputy chiefs of trade union groups, and persons holding other trade union official titles; electing delegates to congresses of superior trade unions; collecting letters of recommendation of candidates on the list of electees,...

b. Voting by show of hands can be used in the following cases: Electing governing bodies or assistant bodies (including the presidium, secretariat, committee for review of eligibility of delegates, election committee); approving the number and list of electees.

3. In order to be elected, the candidate in the election must gain more than half (1/2) of total number of votes received in descending order.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 11. Executive committees of trade unions at all levels

1. The executive committee of the trade union at a level shall be elected by the congress of that trade union.

a. The executive committee of the inferior trade union shall be directly recognized by the superior trade union.

b. Where necessary, the superior trade union may appoint the member of the executive committee and persons holding the titles to the executive committee of the inferior trade union; appoint the provisional executive committee and persons holding titles to the provisional executive committee of the inferior trade union. The term of the provisional executive committee of a trade union shall not exceed 12 months. Upon receipt of the request from the inferior trade union, the superior trade union may extend the term of the provisional executive committee of a trade union to adapt to the plan of the congresses of trade unions at all levels provided that such extension does not cause that term to exceed 30 months.

2. For trade union members who have left, if any of them wishes to be re-admitted to TUVN, he/she shall be required to re-apply for admission and his/her re-admission shall be considered by the superior trade union.

3. The number of members of the executive committee of a trade union at a level shall be decided by the general meeting or congress of that trade union and shall not exceed the number of members required by the Presidium of the Vietnam General Confederation of Labour. Where it is necessary to increase the number of members of the executive committee that has been approved by voting in the congress, or the number of members of the executive committee exceeds the number of members determined by VGCL, that trade union shall submit a written form of application for such increase to the immediate superior trade union to seek its consent in advance, and ensure that the increased number of members does not exceed 10% of the required number of members; where it is necessary to increase the number of members of the executive committee of VGCL, that executive committee of VGCL shall decide such increase, and ensure that the increased number of members does not exceed 5% of the required number of members.

4. When there is any vacancy for the post of member of the executive committee of a trade union at any level, the executive committee of the trade union at that level shall elect another person to hold that vacant post, or the immediate superior trade union shall make direct appointment to that vacant post; the number of additional electees during the tenure of the trade union immediately superior to the grassroots trade union shall not exceed half (1/2) of the number of members required by the trade union congress, and during the tenure of the grassroots trade union not exceeding two-thirds (2/3) of the number of members required by the trade union congress. Where it is necessary to elect the number of members exceeding the foregoing, the immediate superior trade union's consent shall be sought.

5. If any member of the executive committee of the trade union at a level retires; is on leave before his/her retirement; resigns; transfers to other position; is a full-time trade union official that no longer works full-time for that trade union, he/she will, by default, withdraw from the executive committee of the trade union at that level and the superior trade union (if any) from the start dates of the aforesaid events specified in the decisions or notifications issued by competent authorities.

6. Any member of the executive committee of a trade union applying for resign from that executive committee who is other than the member referred to in clause 5 of this Article shall be required to submit the letter of resignation to the executive committee of the trade union at the same level that will then consider, approve that letter and request the superior trade union to consider issuing the approval decision; if the stated member is a member of the executive committee of VGCL, his/her resignation case shall be considered and decided by the executive committee of VGCL itself.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a. Represent and defend legitimate rights and interests of trade union members and workers under their corresponding delegated authority.

b. Implement the resolution of the congress of the trade union at the same level.

c. Implement guidelines, resolutions and regulations of the Communist Party of Vietnam and the superior trade union.

d. Direct, inspect and provide guidance on activities of inferior trade unions.

dd. Make decisions on establishment, merger, split-up, split-off, amalgamation, dissolution, move-up or move-down of the inferior trade union, or recognition of the executive committee of the inferior trade union.

e. Elect the Presidium (for the executive committee of VGCL), the standing board (for the executive committee composed of at least 09 members); elect persons holding the titles to the executive committee, the supervision committee and the title of chief of the supervision committee of the trade union at the same level.

g. Provide trade union officials with training courses and enable them to perform their duties; guide, help and protect trade union officials when their legal and legitimate rights and interests are infringed; The executive committee of the superior trade union shall represent, support and assist the executive committee of the grassroots trade union in conducting collective bargaining sessions and exercising the rights to organize and lead strikes in accordance with law.

h. Conduct question and answer sessions involving trade union officials and members at the executive committee’s meetings.

i. Periodically report on organization and operation of the trade union at the same level to the Party committee at the same level (if any), to the superior trade union, and inform them to the inferior trade union.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



7. Executive committees of trade unions at all levels shall hold a meeting every 6 months; in the absence of the standing board, the executive committee shall hold a meeting every 3 months; any unplanned meeting may be held where required.

Article 12. Presidium of VGCL, standing boards of trade unions at all levels

1. The Presidium of VGCL and the standing boards of trade unions at all levels serve as the standing bodies of the executive committees and are elected by the executive committee of the trade union at the same level; each of them shall be composed of not more than one-third (1/3) of total number of members of the executive committee, including the chairperson, vice chairperson(s) and members.

2. VGCL's Presidium shall make preparations concerning the agenda of the meeting of the Executive Committee, and conduct the implementation of the Executive Committee's resolutions. VGCL's Presidium shall be authorized to issue resolutions, directives, decisions, programs, conclusions... to undertake the implementation of the resolutions of the National Congress of TUVN and the resolutions of VGCL’s Executive Committee; directly command the operation of the advisory or assistant apparatus rendering services to VGCL and VGCL’s affiliates; represent trade union members and workers to raise issues relating to labour and trade union organization to the Communist Party of Vietnam and the State.

3. Standing boards of trade unions at all levels shall make preparations concerning the agenda of the executive committee meetings. Standing boards of trade unions at all levels may issue conclusions, notices, decisions and other documents to direct the implementation of resolutions of the executive committees; direct activities occurring at intervals between the two executive committee meetings, report on the standing board's performance at the executive committee's regular meeting; directly take control of the activities of subordinates and affiliates; represent trade union members and workers to gather recommendations to join with the Party Committees, People's Councils, People's Committees, ministries, central authorities, boards of directors, and boards of members of enterprises at the same level; appoint representatives to participate in relevant agencies and organizations.

4. Standing boards of the Presidium, standing boards, executive committees (in the absence of standing boards) of the trade unions at all levels, including chairpersons and vice chairpersons, shall direct, encourage and inspect the implementation of guidelines and resolutions, conclusions, working plans of the Presidium, standing boards and executive committees; handle the regular work of trade unions at the same level; decide to convene and prepare the agenda of the meetings of the Presidium, the standing boards and the executive committees of the trade unions at the same level. The Chairperson is the head of the executive committee responsible for managing the activities of the Presidium (VGCL), the standing board, the executive committee, and is the legal representative of the executive committee of the trade union at the same level.

5. The grassroots trade union’s chairperson can be elected at the grassroots trade union’s congress or meeting. Elector and electee requirements, principles and procedures for election shall comply with the guidance of the Presidium of VGCL.

6. Complementary election of titles to executive committees of trade unions at the same level

a. If there is any vacancy in the post of standing member of the standing board of the Presidium, the Executive Committee of VGCL shall elect any of member of the Presidium to hold that post; If there is any vacancy in the post of member of the Presidium, any of members of the Executive Committee shall be elected to hold that post at the proposal of the VGCL's Presidium.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c. At trade unions without standing boards, if there is any vacancy for the post of chairperson or vice chairperson, any of members of executive committees shall be elected to hold that post.

7. Presidium of VGCL and standing boards of trade unions at all levels shall convene a meeting every 2 months; any unplanned meeting may be held where required.

Chapter III

GRASSROOTS TRADE UNIONS AND OCCUPATIONAL ORGANIZATIONS

Article 13. Founding conditions and forms of organization of grassroots trade unions and occupational organizations

1. A grassroots trade union is the grassroots-level body of the TUVN which is established at one or several lawful employing entities when there are at least 05 trade union members or 05 workers who voluntarily apply for admission to TUVN.

2. A grassroots occupational organization is an association of legal self-employed workers in the same trade, industry or profession, by the geographical areas or employers, which is established when there are at least 05 trade union members or 05 workers who voluntarily apply for admission to TUVN.

3. Forms of organization of grassroots trade unions and occupational organizations

a. Grassroots trade unions, grassroots occupational organizations without trade union groups, occupational organization groups, trade union subdivisions, occupational organization subdivisions, and grassroots trade union affiliates.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c. Grassroots trade unions, grassroots occupational organizations with trade union subdivisions, occupational organization subdivisions.

d. Grassroots trade unions with grassroots trade union affiliates.

4. The Presidium of Vietnam General Confederation of Labour shall elaborate on this Article.

Article 14. Processes and procedures for establishment and dissolution of grassroots trade unions and occupational organizations

1. Establishing grassroots trade unions and occupational organizations by workers

a. At employing entities where there is none of grassroots trade unions or grassroots occupational organizations, workers can voluntarily set up committees on promotion of establishment of trade union or occupational organization (hereinafter referred to as campaign committee).

b. The campaign committee encourages workers to become members of TUVN, and receives applications for admission to TUVN from them.

c. When meeting the prescribed conditions for establishment of a grassroots trade union or grassroots occupational organization, the campaign committee shall organize the congress to establish the grassroots trade union or grassroots occupational organization, and register with the superior trade union according to its delegated authority over workers assembled or associated for participation specified in Article 17 hereof; the superior trade union considers and recognizes the existence of the grassroots trade union or grassroots occupational organization.

d. Activities of the newly created grassroots trade union or occupational organization are carried out after receipt of the recognition decision from the superior trade union.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a. Support workers in setting up the campaign committee.

b. Provide the campaign committee with support in terms of the content and methods of a campaign for workers’ advocacy of admission to TUVN; organize the congress aimed at preparing for establishing the grassroots trade union or grassroots occupational organization; elect the executive committee of the grassroots trade union or grassroots occupational organization.

c. Consider whether a/an trade union member, grassroots trade union, occupational organization, executive committee of a grassroots trade union or occupational organization is recognized or not pursuant to regulations.

d. At an employing entity where its workers are unable to set up a campaign committee for establishment of the grassroots trade union or occupational organization, the superior trade union shall be responsible for directly meeting with workers to encourage them to apply for admission to TUVN and completing required procedures for admission of trade union members, establishment of the grassroots trade union or occupational organization; appointing the executive committee, provisional supervision committee and titles in the executive committee or provisional supervision committee.

3. If a grassroots trade union or occupational organization fails to meet prescribed conditions to exist and maintain its operation, the superior trade union shall directly consider issuing the decision on dissolution or termination thereof.

4. The Presidium of Vietnam General Confederation of Labour shall elaborate on this Article.

Article 15. Duties and authority of the grassroots trade union

1. Raise awareness of implementation of guidelines, policies of the Communist Party of Vietnam; regulatory policies and laws of the State, and obligations of citizens; guidelines and resolutions of trade unions.

2. Represent, take care of and protect legal and legitimate rights and interests of trade union members and workers in accordance with the State legislation.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



4. Cooperate with employing entities in formulating and implementing grassroots democracy regulations; take care of the material and spiritual life, raise professional qualifications and skills, improve conditions of employment, and take care of the health of workers; organize competitions, emulation movements, cultural and social events or activities.

5. Conduct the implementation of resolutions of trade unions at all levels, comply with the Regulations of Trade Union of Vietnam; provide training courses for trade union members and officials; manage and use the trade union's finances and assets in accordance with regulations; perform the task of developing and managing trade union members; build a strong grassroots trade union; participate in building harmonious, stable and progressive labor relations at the workplace; build agencies, units and enterprises that develop sustainably; participate in building a clean and strong Party organization and people's government.

6. The Presidium of VGCL shall elaborate on duties and authority of specific types of grassroots trade union.

Article 16. Duties and authority of the grassroots occupational organization

1. Represent trade union members in relations with local authorities and competent agencies, take care of and protect the legitimate rights and interests of trade union members; gather opinions and aspirations of trade union members in order to find solutions to support, help them or file their complaints, petitions or requests to competent persons to seek their actions.

2. Push trade union members and workers toward implementation of the Party's guidelines and policies, the State's policies and laws and the tasks of the trade union organization; provide instructions about the implementation of policies and laws related to the life and conditions of employment of workers.

3. Organize and launch patriotic emulation movements; advise trade union members and workers to participate in cultural and social activities, help each other in their career and life, and fight against social evils.

4. Develop and manage trade union members; build a strong grassroots trade union; participate in building a clean and strong Party organization and people's government.

5. Manage and use funds and assets of trade unions in accordance with the State regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



TRADE UNIONS IMMEDIATELY SUPERIOR TO GRASSROOTS TRADE UNIONS

Article 17. Authority to found and workers assembled or associated for participation in trade unions immediately superior to grassroots trade unions

1. Trade unions immediately superior to grassroots trade unions (briefly called immediate superior trade union(s)) are organized according to administrative units, trades, industries, professions, incorporations, economic groups, and established or dissolved under the decisions of the federations of labour of cities or provinces or the central industry trade unions under the guidance of VGCL's Presidium.

2. Workers assembled or associated for participation in the immediate superior trade union:

a. Federations of labour of districts shall assemble or associate workers by district-level administrative divisions, except those assembled or associated by superior trade unions as specified in point b, c, d and dd of clause 2 of this Article.

b. Local industry trade unions shall assemble or associate workers for employing entities by industries within cities or provinces.

c. Trade unions of industrial parks shall assemble or associate workers within industrial parks, export processing zones, economic zones or hi-tech parks.

d. Trade unions of incorporations or economic groups shall assemble or associate workers within subsidiaries of incorporations or economic groups.

dd. Other immediate superior trade unions shall assemble or associate workers by employing entities consisting of their affiliates, such as national universities, regional universities, general departments, ministries, ministry-level organs, central authorities or associations, etc.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 18. Duties and authority of immediate superior trade unions

1. Immediate superior trade unions shall have the following major duties and authority:

a. Represent, take care of and protect legal and legitimate rights and interests of trade union members and workers in accordance with law.

b. Provide executive committees of grassroots trade unions or occupational organizations with instructions and support regarding professional skills, methods of and activities involved in implementation of tasks, guidelines and resolutions of trade unions; encourage trade union members and workers to implement the Party's guidelines and directions, the State's policies and laws, and the obligations of citizens and workers.

c. Guide and support grassroots trade unions or representatives of trade union members and workers in organizing dialogues and collective bargaining in accordance with law.

d. Direct the development and management of trade union members, and establishment of grassroots trade unions or occupational organizations; encourage and support the establishment of grassroots trade unions and occupational organizations; provide training courses on professional abilities and skills for officials of grassroots trade unions or occupational organizations; conduct evaluation and ranking of trade unions on an annual basis.

dd. Organize patriotic emulation movements in which union members and workers can participate; join with governments and specialized agencies at the same level in developing solutions for socio-economic development in localities, units and enterprises; get involved in building a clean and strong Party and people's government.

e. Play active roles or collaborate with state management agencies in examination, inspection and supervision of the implementation of policies granted to workers; participate in the settlement of labor-related complaints, denunciations and disputes.

g. Formulate and organize the implementation of regulations on coordination between superior trade unions in directing activities of grassroots trade unions and occupational organizations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



i. Carry out the information and reporting regime in accordance with regulations.

k. Implement other duties and authority.

2. The Presidium of VGCL shall elaborate on specific types of trade unions immediately superior to grassroots trade unions.

Chapter V

FEDERATIONS OF LABOUR OF CITIES OR PROVINCES; CENTRAL INDUSTRY TRADE UNIONS OR EQUIVALENTS

Article 19. Federations of labour of cities or provinces

1. Federations of labour of cities or provinces are organized according to administrative divisions, including provinces and centrally-affiliated cities, and established or dissolved under the decisions of the Presidium of VGCL in accordance with regulations of laws.

2. Persons assembled or associated for participation in federations of labour of cities or provinces are trade union members and workers within these cities or provinces. VGCL’s Presidium shall provide guidance on assembling trade union members and workers of employing entities that have subsidiaries, branches of businesses, school campuses... in other provinces or cities.

3. Federations of labour of cities or provinces shall decide to establish and take direct control of federations of labour of districts, local industry trade unions, trade unions of industrial parks, trade unions of incorporations (of cities or provinces), and grassroots trade unions within employing entities directly under ministries or other central authorities that have none of the central industry trade unions, or other immediate superior trade unions.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a. Disseminate the Party's guidelines and policies, the State's policies and laws and the tasks of trade unions. Organize the implementation of directives, resolutions and instructions of the VGCL and the resolutions of congresses of trade unions of cities or provinces; implement the guidelines and resolutions of the Party, policies and laws of the State; local policies and plans for socio-economic development, security and national defense.

b. Represent, take care of and protect legal and legitimate rights and interests of trade union members and workers within cities or provinces.

- Join with Party committees and state agencies of provinces or cities in carrying out socio-economic development guidelines and plans and issues related to the life, employment and conditions of employment of workers within these areas; organize patriotic emulation movements and social events and activities.

- Research and participate in the formulation of laws and policies regarding labor, wage, occupational safety and hygiene, social insurance, health insurance and others related to workers; participate in administrative reform, prevention of corruption, wastefulness and misconduct; get involved in building a clean and strong Party and people's government.

c. Play active roles or collaborate with competent authorities in examination, inspection and supervision of the implementation of laws and policies related to legal and legitimate rights and interests of trade union members and workers within employing entities; provide instructions about and direct the settlement of labor disputes, participate in investigations into occupational accidents and occupational diseases occurring at enterprises falling within their remit.

d. Command trade unions of districts, local industry trade unions, trade unions of industrial parks, trade unions of incorporations directly under their control and other immediate superior trade unions to perform duties in accordance with regulations.

dd. Cooperate in guiding and directing grassroots trade unions directly under central industry trade unions and other superior trade unions located in the same area to conduct activities according to trades, industries or professions; implement directives and resolutions of the Party, policies and laws of the State, local guidelines and plans for socio-economic development, security and national defense.

e. Motivate trade union members and workers to study to improve their professional qualifications, law-related knowledge, and practice their professional behavior and skills; manage and organize trade unions’ cultural and sports events, cultural facilities intended for workers, vocational education and training institutions, job placement and counseling and support centers for workers according to the regulations of the State and trade unions.

g. Carry out personnel plans, manage and train officials and grant policies to authorized officials; cooperate with district-level committees and equivalents in placing, assigning, engaging and promoting officials under their delegated authority.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



i. Establish external relations according to the regulations of the Presidium of VGCL.

k. Manage and use funds, assets and economic activities of trade unions in accordance with the State regulations.

Article 20. Central industry trade unions

1. Central industry trade unions are organized according to trades, industries or professions; operates nationwide; are founded or dissolved by the decisions of the Presidium of VGCL according to the characteristics of these trades, industries or professions.

2. Persons assembled or associated for participation in central industry trade unions are trade union members and workers of employing entities in corresponding industries. Where a ministry organizes multiple central industry trade unions or trade unions of incorporations directly under VGCL, the relevant guidance on this given by the Presidium of VGCL shall be followed.

3. Central industry trade unions may decide to establish, dissolve, directly manage or take control of operations of trade unions of incorporations, business groups, other immediate superior trade unions and grassroots trade unions in that central industry.

4. Duties and authority

a. Propagate the Party's guidelines and policies, the State's policies and laws and the tasks of trade unions. Apply the guidelines and resolutions of the superior trade unions and the resolutions of the congress of the trade union at the same level to the trade unions, trade union members and workers under their management.

b. Represent, take care of and protect the legal and legitimate rights and interests of trade union members and workers in the corresponding industry; act as representatives of workers to negotiate and sign collective labor agreements in the corresponding industry.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Consider joining with ministries and industry authorities in implementing the development strategy, associated with training and development of workers in the relevant industries.

- Consider participating in the formulation of laws and policies regarding labor, wage, occupational safety and hygiene, social insurance, health insurance and others related to workers in the same trade, industry or profession; participate in administrative reform, prevention of corruption, wastefulness and misconduct.

- Cooperate with state management agencies and trade unions at all levels in inspecting and supervising the implementation of regulatory policies and laws related to the rights and interests of trade union members and workers in the relevant industries; join with industry councils in dealing with issues related to trade union members and workers; recommend state agencies to amend, supplement and settle industry and profession policies and benefits to meet the requirements of industry development.

- Cooperate with relevant state management agencies and trade unions at all levels in providing guidance on and organizing patriotic emulation movements and social activities suitable to industry characteristics.

d. Study and submit recommendations to VGCL’s Presidium about the organization model, functions and tasks of industry trade unions at specific levels; provide instructions and directions for the inferior trade union’s congress; implement human resource plans, manage, train officials and grant policies to officials according to their assigned duties.

dd. Instruct and direct inferior trade unions to:

- Implement directives and resolutions of the Party, superior trade unions and the resolutions of the central industry trade unions’ congresses.

- Represent, take care of and protect the legal and legitimate rights and interests of trade union members and workers; negotiate and sign collective labor agreements.

- Propagate and disseminate policies and laws related to trade union members and workers; encourage trade union members and workers to improve their professional knowledge and qualifications; organize patriotic emulation movements and social activities or events suitable to industry characteristics; get involved in building a clean and strong Party and people's government.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



g. Direct development of trade union members, manage trade union members, encourage the establishment of grassroots trade unions at enterprises in the same industry. Evaluate and rate trade unions annually under the guidance of the Presidium of VGCL.

h. Establish external relations according to the regulations of the Presidium of VGCL.

i. Manage and use funds, assets and economic activities of trade unions in accordance with the State regulations.

Article 21. Trade unions in the People’s Army of Vietnam

1. Trade unions in the People’s Army of Vietnam are classified as central industry trade unions in the TUVN system.

2. Trade unions in the People's Army of Vietnam shall assemble or associate national defense officers, workers or other employees who are working and receiving salaries at enterprises and grassroots units in the People's Army of Vietnam.

3. The Presidium of VGCL shall regulate the organization and operation of trade unions in the People's Army of Vietnam after agreeing with competent authorities of the Ministry of National Defense according to the principles of compliance with the provisions of the Law on Trade Unions and Regulations of Trade Union of Vietnam.

Article 22. Trade unions in the People’s Public Security of Vietnam

1. Trade unions in the People’s Public Security of Vietnam are classified as central industry trade unions in the TUVN system.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. The Presidium of VGCL shall regulate the organization and operation of trade unions in the People's Public Security of Vietnam after agreeing with competent authorities of the Ministry of Public Security according to the principles of compliance with the provisions of the Law on Trade Unions and Regulations of Trade Union of Vietnam.

Chapter VI

VIETNAM GENERAL CONFEDERATION OF LABOUR

Article 23. Duties and powers of VGCL

1. Decide programs and activities of trade unions in order to implement the resolutions of the Vietnam Trade Union Congress and the resolutions of the Communist Party of Vietnam; direct and provide guidance on the activities of trade unions at all levels. Propagate the Party's guidelines and policies, the State's policies and laws and the tasks of trade unions. Direct the study of trade union theories, review of the practice related to the working class and trade union activities.

2. Participate in state management, socio-economic management; participate in formulating policies and laws, and participate in the examination, inspection and supervision of the implementation of policies and laws relating to society, economy, labor, employment, salary, social insurance, health insurance, occupational safety and hygiene, and other policies and laws related to employees and trade union organizations; rights and obligations of employees as prescribed by law; organize and manage scientific researches on labor, trade union, occupational safety and health; participate in national committees, councils and steering committees on issues related to employees.

3. Cooperate with Party agencies, State agencies and enterprises on providing training courses in improving cultural, political and professional qualifications for trade union members and workers to meet country industrialization and modernization requirements. Cooperate with state management agencies, Vietnam Fatherland Front and mass organizations at the central level to organize patriotic emulation movements, conduct supervision, social criticism and social activities in which trade union members and workers participate.

4. Decide on orientations and measures related to organization and personnel affairs; build the organizational structure of the apparatus, standards of titles of trade union officials; plan, train, manage, employ and implement policies for full-time trade union officials under its delegated authority.

5. Guide and direct the tasks of representing, caring for and protecting union members and workers, patriotic emulation movements and cultural, sports and tourism activities of trade unions at all levels.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



7. Implement the rights and responsibilities to manage and use assets; provide instructions and directions regarding the management of funds, assets and economic activities of trade unions; approve annual financial statements and estimates of trade unions in accordance with State laws.

Chapter VII

FEMINIST WORK

Article 24. Feminist work

Feminist work is the duty of the executive committee of trade union at each level to promote the roles and uphold the legal and legitimate rights and obligations of female workers in accordance with law.

Article 25. Women’s union committee

1. The women’s union committee has the duty to advise the executive committee of trade union at the same level on the formulation and implementation of policies and laws relating to female workers; gender and gender equality for the development of women; work of female officials, population, reproductive health; work of family, children; to organize movements among female trade union members; to act as the representative to resolve issues directly related to female workers and children; to integrate activities of women’s union with trade union’s feminist work.

2. When satisfying conditions set forth by the Presidium of VGCL, VGCL, federations of labour of provinces or cities, central industry trade unions and equivalents may establish and direct women's union committees (feminist affairs committee), and assign their staff to undertake feminist work.

3. Executive committees of immediate superior trade unions, grassroots trade unions may set up and direct activities of women’s union committees.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



FINANCE AND ASSETS OF TRADE UNIONS

Article 26. Trade union's finance

1. Trade unions shall manage and utilize finance in accordance with laws. Followings are sources of trade union’s finance:

a. Membership dues paid by trade union members monthly, equivalent to one percent (1%) of the salary.

b. Trade union contributions paid by employing entities as per law.

c. State budget grants.

d. Other sources: Revenues earned from economic activities of trade unions, cultural and sports events; works or projects assigned by the State; financial aid and assistance of domestic and foreign entities and persons.

2. Trade union finance shall be used for the following purposes:

a. Propagating, disseminating and giving education about the Party’s guidelines, policies, State laws, and improving professional qualifications and skills for workers.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c. Developing trade union members; establish grassroots trade unions, occupational organizations; build strong trade unions.

d. Organizing emulation movements launched by trade unions.

dd. Training trade union officials, outstanding workers as a potential source of officials for the Party, State and Trade Unions.

e. Organizing cultural, sport and tourism activities or events for workers.

g. Investing in building trade union institutions to meet the needs of trade union members and workers.

h. Organizing gender and gender equality-oriented activities.

i. Making visits and providing allowances to trade union members and workers in case of sickness, maternity, hardship or misfortune; organizing other activities to care for workers.

k. Encouraging and rewarding workers and children of workers for their excelling in study and work.

l. Paying salaries to full-time trade union officials and responsibility allowances to part-time trade union officials.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



n. Paying for other tasks.

3. Management of trade union's finance

a. Trade union finance is managed according to the principle of democratic centralism, openness and transparency. The decentralization of financial management shall be made in close connection with rights and responsibilities of trade unions at all levels.

b. Executive committees, Presidium, standing committees of trade unions at all levels shall have the duty to manage trade union finance in accordance with regulations of State law.

Article 27. Trade union's assets

1. Assets formed from contributions of trade union members or capital of trade unions; state assets of which ownership is transferred by the State to trade unions, and other sources in accordance with laws shall be the property of trade union.

2. VGCL shall exercise rights and responsibilities to manage and use these assets as prescribed by laws.

3. Trade unions at all levels shall be assigned to manage and use trade union's assets; shall be accountable to VGCL and legally liable for use and management of these assets.

Chapter IX

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 28. Supervision tasks

The trade union supervision is a duty of the executive committee of trade union at each level to ensure the implementation of these Regulations, resolutions and rules of trade unions. Each trade union at a level shall organize and carry out the supervision task at that level and be subject to the supervision of the superior trade union.

Article 29. Trade union supervision committee

1. The supervision committee is a trade union supervision body elected by the executive committee at the same level and recognized directly by the superior trade union.

2. The trade union supervision committees at all levels shall work according to the principle of democratic centralism, be led by the executive committee of the trade union at the same level, and guided and directed by the superior trade union supervision committee. The trade union supervision committee shall be accountable to the trade union executive committee at the same level for the results of the inspection and supervision conducted by the trade union supervision committee.

3. The number of members of the supervision committee shall be decided by the executive committee of the trade union at the same level, including several members that are members of the executive committee and several members that are not members of the executive committee; the number of members of the executive committee of the trade union at the same level participating in the supervision committee shall not exceed one third (1/3) of the total number of members of the supervision committee.

4. Principles, rules and forms of election of the supervision committee, the chairman and vice-chairman of the supervision committee of a trade union shall be the same as those of the executive committee and positions in the executive committee of that trade union as follows:

a. The chairman of the supervision committee of a trade union at any level shall be elected by the executive committee of that trade union, and the deputy chairman of that supervision committee shall be elected by that supervision committee.

b. If a grassroots trade union or occupational organization has fewer than 30 trade union members, one of the members of the trade union’s executive committee shall be assigned to undertake the supervision and inspection.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



6. The term of the trade union supervision committee shall coincide with that of the executive committee of the trade union at the same level.

7. If any member of the supervision committee of the trade union at a level retires; is on leave before his/her retirement; resigns; withdraws from the post of a full-time trade union official or transfers to other employing entity where he/she is eligible for participation in the trade union supervision committee, he/she will, by default, withdraw from the post of member of the trade union supervision committee from the start dates of the aforesaid events specified in the decisions or notifications issued by competent authorities.

8. When there is any vacancy for the post of member in the executive committee of a trade union at any level, the executive committee of the trade union at that level may elect another person to hold that post, or the immediate superior trade union may make direct appointment to that post.

Article 30. Duties of supervision committees of trade unions at all levels

1. Inspect and supervise the compliance of trade unions at the same or inferior level with the Regulations of Trade Union of Vietnam.

2. Inspect, supervise and recommend prompt actions when detecting any violation of the Regulations of Trade Union of Vietnam, resolutions, directives and rules of trade union committed by any trade union at the same or inferior level, official or member of any trade union at the same or inferior level.

3. Inspect and supervise the collection, distribution, management and utilization of finance, assets and economic activities of trade unions at the same or inferior level in accordance with law and regulations of VGCL.

4. Supervise the compliance of trade union organizations, members of the executive committee, officials of the trade union at the same or inferior level with the trade union's charter, resolutions, directives, decisions, rules and statutes of the trade union organization, and stipulations of the Party and the State.

5. Advise trade union organizations, officials and members of trade unions at the same or inferior level, and sanction them in case of any violation as prescribed.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



7. Give training courses and professional guidance on the inspection and supervision of trade unions for members of the supervision committee of the trade union at the same or inferior level.

Article 31. Authority of supervision committees of trade unions at all levels

1. Trade union supervision committees shall reserve the right to supervise the compliance of trade unions, members of the executive committees, officials of the trade unions at the same or inferior level with the trade union's charter, resolutions, and regulations of trade unions, and stipulations of the Party and the State.

2. Trade union inspection committees shall be entitled to consider deciding to punish trade union officials and members for any violations under their jurisdiction to impose sanctions within trade unions.

3. Members of trade union inspection committees shall have access to training courses aimed at improving their professional skills in trade union inspection and supervision; be invited to attend meetings of the executive committee and congresses and meetings of the trade unions at the same level

4. Report to the executive committees of the trade unions at the same level on trade union inspection and supervision activities, and propose the contents and work programs of trade union supervision committees in regular meetings of the trade union executive committees.

5. Request trade unions and the persons in charge of trade unions, trade union officials and members who are subject to inspection or supervision to report and provide documents for the inspection and supervision work, and answer inspection or supervision questions.

6. Report on inspection and supervision conclusions and recommend sanctions to be imposed to the standing bodies of the executive committees of the trade unions at the same level. If any recommendation given by a trade union supervision committee is not accepted by the standing body of the executive committee of the trade union at the same level, the trade union supervision committee may report on this situation to the executive committee of the trade union at the same level, and to the superior trade union’s supervision committee.

7. The supervision committee of the trade union at the grassroots and immediately superior level can use the seal of the executive committee of the trade union at the same level. The supervision committee of VGCL and the supervision committees of federations of labour of cities or provinces, and central industry trade unions can use their own seal in accordance with regulations of VGCL's Presidium.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



REWARDING - SANCTIONING

Article 32. Rewarding

Trade unions, trade union officials, members, collectives and individuals delivering good performance may be rewarded in accordance with VGCL’s regulations.

Article 33. Sanctioning

1. Trade unions, trade union officials or members that violate the Regulations, resolutions and rules of VGCL shall be sanctioned in a fair, accurate and timely manner, depending on the severity of violation.

2. Sanction forms

a. For trade unions, collectives of executive committees, standing committees, supervision committees of trade unions at all levels: Sanctions shall be imposed in the form of reprimand, caution, or disbandment.

b. For trade union officials: Sanctions shall be imposed in the form of reprimand, caution, dismissal from office, or expulsion from membership.

b. For trade union members: Sanctions shall be imposed in the form of reprimand, caution, or expulsion from membership.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Chapter XI

COMPLIANCE WITH REGULATIONS OF TRADE UNIONS OF VIETNAM

Article 34. Responsibilities for implementation of the Regulations

1. The Presidium of Vietnam General Confederation of Labour shall provide guidance on implementation of the Regulations of Trade Union of Vietnam.

2. Trade unions, collectives of executive committees, Presidium, standing committees, supervision committees of trade unions at all levels; trade union officials and members shall be responsible for strictly complying with the Regulations of Trade Union of Vietnam.

Article 35. Authority over amendments or supplements to the Regulations

1. The Regulations of Trade Union of Vietnam are adopted by the National Congress of Trade Unions of Vietnam. Only National Congress of Trade Unions of Vietnam can amend or supplement the Regulations of Trade Union of Vietnam.

2. For any issue that has not yet been covered in the Regulations, the Executive Committee of VGCL shall be assigned to consider it, provide guidance or instructions for experimentation, and report experimenting results to the National Congress of Trade Unions of Vietnam for any proper amendment or supplement to the Regulations of Trade Union of Vietnam.

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 174/QĐ-TLĐ ngày 03/02/2020 về Điều lệ Công đoàn Việt Nam (khóa XII) do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


170.861

DMCA.com Protection Status
IP: 3.133.138.129
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!