Mẫu Quyết định công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án trong giải quyết việc dân sự là mẫu nào?
Mẫu Quyết định công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án trong giải quyết việc dân sự là mẫu nào?
Mẫu Quyết định công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án trong giải quyết việc dân sự là Mẫu số 32-VDS ban hành kèm theo Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP. Dưới đây là hình ảnh Mẫu Quyết định công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án trong giải quyết việc dân sự:
Tải Mẫu Quyết định công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án trong giải quyết việc dân sự: Tại đây.
Mẫu Quyết định công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án trong giải quyết việc dân sự là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Cách điền Mẫu Quyết định công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án trong giải quyết việc dân sự?
Căn cứ tại Mẫu số 32-VDS ban hành kèm theo Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP hướng dẫn điền Giấy xác nhận đã nhận đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự như sau:
- (1) Ghi tên Tòa án ra quyết định.
+ Nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi rõ tên Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội).
+ Nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam).
- (2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định.
- (3) Ghi họ tên, chức danh của Thư ký phiên họp.
- (4) Ghi địa điểm diễn ra phiên họp (ví dụ: trụ sở Tòa án nhân dân huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định).
- (5) và (15) Ghi số, ký hiệu, ngày tháng năm thụ lý việc dân sự.
- (6) Nếu người yêu cầu là cá nhân thì ghi rõ họ tên và địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của người đó; nếu là người chưa thành niên thì sau họ tên cần ghi thêm ngày, tháng, năm sinh; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và địa chỉ của cơ quan, tổ chức đó.
- (7) Chỉ ghi khi có người đại diện hợp pháp của người yêu cầu. Ghi họ tên và địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của người đó; ghi rõ là người đại diện theo pháp luật hay là người đại diện theo ủy quyền của người yêu cầu.
+ Nếu là người đại diện theo pháp luật thì cần ghi chú trong ngoặc đơn quan hệ giữa người đó với người yêu cầu.
+ Nếu là người đại diện theo ủy quyền thì cần ghi chú trong ngoặc đơn: “văn bản ủy quyền ngày…. tháng…. năm…..".
Ví dụ 1: Ông Nguyễn Văn A, địa chỉ là người đại diện theo pháp luật của người yêu cầu (Giám đốc Công ty TNHH Thắng Lợi).
Ví dụ 2: Bà Lê Thị B, địa chỉ ………là người đại diện theo ủy quyền của người yêu cầu (Văn bản ủy quyền ngày... tháng... năm...).
- (8) Chỉ ghi khi có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu. Ghi họ tên và địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của người đó (nếu là Luật sư thì ghi là Luật sư của Văn phòng luật sư nào và thuộc Đoàn luật sư nào); nếu có nhiều người yêu cầu thì ghi cụ thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người yêu cầu nào.
- (9) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (6).
- (10) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (7).
- (11) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (8).
- (12) Ghi tóm tắt nội dung mà người yêu cầu yêu cầu Tòa án giải quyết.
- (13) Ghi nhận định của Tòa án và những căn cứ để chấp nhận đơn yêu cầu. Trong phần này, các đoạn văn được đánh số thứ tự trong dấu [].
- (14) Ghi rõ điểm, khoản, điều luật tương ứng của Bộ luật Tố tụng dân sự và pháp luật liên quan (nếu có) để ra quyết định.
- (16) Ghi nội dung thỏa thuận của các đương sự tại Biên bản hòa giải thành ngoài Tòa án.
Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án là bao lâu?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 419 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định như sau:
Thủ tục công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án
1. Thủ tục nhận và xử lý đơn yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án được thực hiện theo quy định tại các điều 363, 364 và 365 của Bộ luật này.
2. Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu là 15 ngày, kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu; hết thời hạn này, Tòa án phải ra quyết định mở phiên họp xét đơn yêu cầu.
Thời hạn mở phiên họp xét đơn yêu cầu là 10 ngày, kể từ ngày Tòa án ra quyết định mở phiên họp.
3. Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, Thẩm phán được phân công xét đơn có quyền sau đây:
a) Yêu cầu bên tham gia hòa giải, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có ý kiến về yêu cầu của người có đơn đề nghị Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành; làm rõ nội dung yêu cầu hoặc bổ sung tài liệu, nếu xét thấy cần thiết;
b) Yêu cầu cơ quan, tổ chức cá nhân có thẩm quyền tiến hành hòa giải cung cấp cho Tòa án tài liệu làm cơ sở cho việc xét đơn yêu cầu của đương sự, nếu xét thấy cần thiết.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân được Tòa án yêu cầu có trách nhiệm trả lời Tòa án trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án.
4. Những người tham gia phiên họp xét đơn yêu cầu, thủ tục tiến hành phiên họp xét đơn yêu cầu được thực hiện theo quy định tại Điều 367 và Điều 369 của Bộ luật này.
5. Thẩm phán ra quyết định công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án khi có đủ các điều kiện quy định tại Điều 417 của Bộ luật này. Quyết định của Tòa án phải có các nội dung quy định tại Điều 370 của Bộ luật này.
6. Thẩm phán ra quyết định không công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án đối với trường hợp không có đủ các điều kiện quy định tại Điều 417 của Bộ luật này.
Việc không công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án không ảnh hưởng đến nội dung và giá trị pháp lý của kết quả hòa giải ngoài Tòa án.
7. Quyết định công nhận hoặc không công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án được gửi cho người tham gia thỏa thuận hòa giải, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và Viện kiểm sát cùng cấp.
8. Quyết định công nhận hoặc không công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án có hiệu lực thi hành ngay, không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
9. Quyết định công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án được thi hành theo pháp luật về thi hành án dân sự.
Như vậy theo quy định trên thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án là 15 ngày, kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?