Ngày Thần Tài là ngày nào 2025? Ngày vía Thần Tài 2025 nên mua gì? Người dân được đốt vàng mã hay không?
Ngày Thần Tài là ngày nào 2025? Ngày vía Thần Tài 2025 nên mua gì?
Ngày vía Thần Tài không chỉ là một văn đẹp đẽ hóa tâm linh mà còn mang ý nghĩa thiêng liêng đối với những người kinh doanh, buôn bán. Năm 2025, ngày này lại càng được mong chờ với nhiều hy vọng cho một năm sung túc. Vậy "Ngày Thần Tài là ngày nào 2025? Ngày vía Thần Tài 2025 nên mua gì?"
Ngày vía Thần Tài là ngày lễ quan trọng trong tín ngưỡng văn hóa của người Việt Nam, đặc biệt đối với những người làm kinh doanh, buôn bán. Ngày này được xem là dịp để cầu mong may mắn, tài lộc dồi dào trong năm mới.
Theo lịch âm, ngày vía Thần Tài là ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Vào ngày này, những người làm ăn, buôn bán thường sắm sửa lễ vật cúng Thần Tài và mua vàng ngày vía Thần Tài để cầu may, mong 1 năm buôn may bán đắt.
Năm 2025, ngày Thần Tài là 10/1 Âm lịch rơi vào thứ Sáu (7/2 Dương lịch).
Việc mua sắm vào ngày Thần Tài mang ý nghĩa lấy lộc đầu năm và cầu tài lộc may mắn suốt cả năm. Dưới đây là những món đồ thường được mua trong ngày này:
(1) Vàng
Mua vàng là phong tục phổ biến nhất vào ngày vía Thần Tài. Người ta quan niệm rằng vàng biểu tượng cho tài lộc, giàu sang.
(2) Các vật phẩm phong thủy
Tượng Thần Tài: Đặt trên bàn thờ để cầu tài lộc.
Cóc Thiềm Thừ (cóc tiền): Được xem là vật tài mạnh, thường đặt gần cửa ra vào hoặc bàn thờ Thần Tài.
Cây tài lộc: Cây phong thủy như cây kim tiền, cây ngọc tiền giúp mang lại sự thịnh vượng.
Đồng tiền phong thủy: Đồng xu may mắn hoặc đồng xu Thần Tài, có thể để trong ví hoặc bàn thờ.
(3) Đồ cúng lễ Thần Tài
(4) Mua bản đồ cá nhân mới
(5) Mua hàng hóa hoặc đầu tư kinh doanh
Thông tin về "Ngày Thần Tài là ngày nào 2025? Ngày vía Thần Tài 2025 nên mua gì?" như trên.
Ngày Thần Tài là ngày nào 2025? Ngày vía Thần Tài 2025 nên mua gì? Người dân được đốt vàng mã hay không? (Hình từ Internet)
Người dân chỉ được mua vàng miếng ở những địa điểm nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định như sau:
Vàng miếng là vàng được dập thành miếng, có đóng chữ, số chỉ khối lượng, chất lượng và ký mã hiệu của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây được gọi là Ngân hàng Nhà nước) cho phép sản xuất hoặc vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước tổ chức sản xuất trong từng thời kỳ.
Đồng thời căn cứ tại Điều 10 Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định như sau:
Quản lý hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng
Hoạt động mua, bán vàng miếng của các tổ chức, cá nhân chỉ được thực hiện tại các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.
Theo như các quy định trên, vàng miếng là vàng được dập thành miếng, có đóng chữ, số chỉ khối lượng, chất lượng và ký mã hiệu của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép sản xuất hoặc vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước tổ chức sản xuất trong từng thời kỳ.
Đồng thời hoạt động mua, bán vàng miếng của các tổ chức, cá nhân chỉ được thực hiện tại các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.
Người dân được đốt vàng mã cúng Ngày vía Thần Tài hay không?
Hiện nay, pháp luật không có quy định cấm đốt vàng mã vào Ngày vía Thần Tài.
Tuy nhiên, căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 14 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về tổ chức lễ hội như sau:
Vi phạm quy định về tổ chức lễ hội
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Thắp hương hoặc đốt vàng mã không đúng nơi quy định;
b) Nói tục, chửi thề, xúc phạm tâm linh gây ảnh hưởng đến không khí trang nghiêm của lễ hội;
c) Mặc trang phục không lịch sự hoặc không phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam.
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không báo cáo bằng văn bản kết quả tổ chức lễ hội đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định;
b) Chèo kéo người tham dự lễ hội sử dụng dịch vụ, hàng hóa của mình.
3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không thành lập Ban tổ chức lễ hội theo quy định;
b) Bán vé, thu tiền tham dự lễ hội;
c) Không có nhà vệ sinh hoặc có nhà vệ sinh nhưng không bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định trong khu vực lễ hội, di tích;
d) Không tuyên truyền, giới thiệu mục đích, ý nghĩa, giá trị của lễ hội trên hệ thống loa phát thanh hoặc bảng, biển và các hình thức tuyên truyền khác;
đ) Không thông báo số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận thông tin phản ánh của người tham gia lễ hội.
...
Như vậy, nếu việc thắp hương, đốt vàng mã vào Ngày vía Thần Tài nếu không đúng nơi quy định người dân sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng.
Lưu ý: Mức phạt tiền này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. (Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Theo quy hoạch đã được phê duyệt tiếp tục xây dựng lại nhà chung cư thì các chủ sở hữu nhà chung cư có được bố trí tái định cư?
- Hướng dẫn điền mã ngành trong Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh? Tải về Mẫu Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh?
- Tổ chức tư vấn về phòng chống HIV/AIDS là tổ chức nào? Điều kiện tổ chức tư vấn hoạt động phòng chống HIV/AIDS?
- Mẫu Đơn đề nghị công bố đủ điều kiện quan trắc môi trường lao động mới? Quy trình thực hiện quan trắc môi trường lao động?
- Có phải đăng ký lần đầu đối với thửa đất đang sử dụng mà chưa đăng ký? Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận khi đăng ký lần đầu?