Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?
Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?
Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là Mẫu số 07-VDS và Mẫu số 08-VDS ban hành kèm theo Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP.
(1) Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự (dành cho Thẩm phán) TẢI VỀ
(2) Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự (dành cho Chánh án) TẢI VỀ
Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Cách viết mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự?
Cách viết mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự được quy định tại Mẫu số 07-VDS và Mẫu số 08-VDS ban hành kèm theo Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP, cụ thể như sau:
(A) Hướng dẫn cách viết mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự (dành cho Thẩm phán), cụ thể như sau:
(1) Ghi tên Tòa án ra quyết định; nếu là Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi rõ tên Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Tòa án nhân dân huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam).
(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định.
(3) Nếu chỉ giải quyết khiếu nại thì ghi "GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI”; nếu chỉ giải quyết kiến nghị thì ghi “GIẢI QUYẾT KIẾN NGHỊ”.
(4) Tùy từng trường hợp mà ghi cụ thể các điểm, khoản của Điều 194 Bộ luật Tố tụng dân sự.
(5) Nếu người khiếu nại là cá nhân thì ghi rõ họ tên và địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của người đó; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên, địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức đó (ghi theo đơn yêu cầu). Nếu người khiếu nại là người đại diện theo pháp luật thì sau họ tên ghi "- là người đại diện theo pháp luật của người có quyền khiếu nại” và ghi rõ họ tên của người có quyền khiếu nại; nếu người khiếu nại là người đại diện theo ủy quyền thì ghi "- là người đại diện theo ủy quyền của người có quyền khiếu nại theo văn bản ủy quyền được xác lập ngày……..” và ghi rõ họ tên của người có quyền khiếu nại; trường hợp chỉ giải quyết kiến nghị của Viện kiểm sát thì không ghi nội dung này.
(6) Ghi số, ký hiệu, ngày, tháng, năm của văn bản kiến nghị và tên Viện kiểm sát ra văn bản kiến nghị; trường hợp chỉ giải quyết khiếu nại thì không ghi nội dung này.
(7) Tùy từng trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 364 Bộ luật Tố tụng dân sự mà ghi nội dung cụ thể.
(8) Tùy từng trường hợp mà ghi kết quả giải quyết khiếu nại, kiến nghị theo quy định tại điểm a hoặc b khoản 4 Điều 194 Bộ luật Tố tụng dân sự.
(9) Ghi họ tên người khiếu nại (ví dụ: Ông Nguyễn Văn A).
(10) Ghi tên Tòa án trên một cấp trực tiếp của Tòa án ra Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu.
(B) Hướng dẫn cách viết mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự (dành cho Chánh án), cụ thể như sau:
(1) Ghi tên Tòa án ra quyết định; nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh Hưng Yên); nếu là Tòa án nhân dân cấp cao thì ghi rõ Tòa án nhân dân cấp cao nào (ví dụ: Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh) hoặc ghi Tòa án nhân dân tối cao.
(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định.
(3) Nếu chỉ giải quyết khiếu nại thì ghi “GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI”; nếu chỉ giải quyết kiến nghị thì ghi “GIẢI QUYẾT KIẾN NGHỊ”.
(4) Tùy từng trường hợp mà ghi cụ thể các điểm, khoản của Điều 194 Bộ luật Tố tụng dân sự.
(5) Nếu người khiếu nại là cá nhân thì ghi rõ họ tên và địa chỉ nơi cư trú, nơi làm việc (nếu có) của người đó; nếu là cơ quan, tổ chức thì ghi tên, địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức đó (ghi theo đơn yêu cầu). Nếu người khiếu nại là người đại diện theo pháp luật thì sau họ tên ghi "- là người đại diện theo pháp luật của người có quyền khiếu nại” và ghi rõ họ tên của người có quyền khiếu nại; nếu người khiếu nại là người đại diện theo ủy quyền thì ghi "- là người đại diện theo ủy quyền của người có quyền khiếu nại theo văn bản ủy quyền được xác lập ngày………” và ghi rõ họ tên của người có quyền khiếu nại; trường hợp chỉ giải quyết kiến nghị của Viện kiểm sát thì không ghi nội dung này.
(6) Ghi số, ký hiệu, ngày, tháng, năm của văn bản kiến nghị và tên Viện kiểm sát ra văn bản kiến nghị; trường hợp chỉ giải quyết khiếu nại thì không ghi nội dung này.
(7) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (3)
(8) Tùy từng trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 364 Bộ luật Tố tụng dân sự mà ghi nội dung cụ thể.
(9) Tùy từng trường hợp mà ghi kết quả giải quyết khiếu nại theo quy định tại điểm a hoặc b khoản 6 Điều 194 Bộ luật Tố tụng dân sự.
(9) Trường hợp giải quyết khiếu nại, kiến nghị theo quy định tại khoản 6 Điều 194 Bộ luật Tố tụng dân sự thì ghi “Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.”. Trường hợp giải quyết khiếu nại, kiến nghị theo quy định tại khoản 7 Điều 194 Bộ luật Tố tụng dân sự thì ghi “Quyết định này là quyết định cuối cùng, có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.”.
(10) Ghi họ tên người khiếu nại (ví dụ: Ông Nguyễn Văn A).
(11) Ghi tên Tòa án đã ra quyết định trả lại đơn yêu cầu.
(12) Trường hợp Chánh án ủy quyền cho Phó Chánh án ký quyết định thì ghi:
"KT. CHÁNH ÁN PHÓ CHÁNH ÁN" |
Quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại trong Tố tụng dân sự là gì?
Quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại trong Tố tụng dân sự được quy định tại Điều 500 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, cụ thể như sau:
- Người khiếu nại có các quyền sau đây:
+ Tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khiếu nại;
+ Khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết vụ án;
+ Rút khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết khiếu nại;
+ Được nhận văn bản trả lời về việc thụ lý để giải quyết khiếu nại; nhận quyết định giải quyết khiếu nại;
+ Được khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
- Người khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây:
+ Khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết;
+ Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu cho người giải quyết khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp thông tin, tài liệu đó;
+ Không được lạm dụng quyền khiếu nại để cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án;
+ Chấp hành quyết định, hành vi của người tiến hành tố tụng mà mình đang khiếu nại trong thời gian khiếu nại;
+ Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?