Mẫu quy định thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định vô hình đối với tài sản công được quy định như thế nào?
- Thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định vô hình đối với tài sản công được xác định như thế nào?
- Mẫu quy định thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định vô hình đối với tài sản công là gì?
- Tiêu chuẩn nhận biết và phân loại tài sản cố định vô hình theo tính chất được quy định như thế nào?
- Quy định xác định nguyên giá tài sản cố định vô hình đối với tài sản công hiện hành là gì?
Thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định vô hình đối với tài sản công được xác định như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 14 Thông tư 45/2018/TT-BTC quy định về thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn tài sản vô định hữu hình như sau:
Xác định thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định
...
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quy định danh mục, thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định vô hình thuộc phạm vi quản lý của Bộ, cơ quan trung ương, địa phương (theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này).
Thời gian sử dụng của một tài sản cố định vô hình không thấp hơn 04 (bốn) năm và không cao hơn 50 (năm mươi) năm.
Trường hợp cần thiết phải quy định thời gian sử dụng tài sản cố định vô hình dưới 04 năm thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ quản lý chuyên ngành có liên quan.
Như vậy, việc ban hành danh mục, thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định vô hình thuộc về Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền quản lý các loại tài sản này.
Mẫu quy định thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định vô hình đối với tài sản công được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Mẫu quy định thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định vô hình đối với tài sản công là gì?
Mẫu quy định về thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định vô hình được hướng dẫn cụ thể tại Mẫu số 01 Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 45/2018/TT-BTC, như sau:
Xem Mẫu quy định về thời gian sử dụng và tỷ lệ hao mòn tài sản cố định vô hình: Tại đây.
Tiêu chuẩn nhận biết và phân loại tài sản cố định vô hình theo tính chất được quy định như thế nào?
Về tiêu chuẩn nhận biết, căn cứ khoản 2 Điều 3 Thông tư 45/2018/TT-BTC quy định tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định vô hình như sau:
Quy định tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định
...
2. Tiêu chuẩn nhận biết tài sản cố định vô hình
Tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất mà cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đã đầu tư chi phí tạo lập tài sản hoặc được hình thành qua quá trình hoạt động, thỏa mãn đồng thời cả 02 tiêu chuẩn quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này.
Về phân loại tài sản cố định hữu hình, căn cứ điểm b khoản 1 Điều 4 Thông tư 45/2018/TT-BTC quy định tài sản cố định hữu hình theo tính chất được chia thành các loại:
- Loại 1: Quyền sử dụng đất.
- Loại 2: Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả.
- Loại 3: Quyền sở hữu công nghiệp.
- Loại 4: Quyền đối với giống cây trồng.
- Loại 5: Phần mềm ứng dụng.
- Loại 6: Thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập (bao gồm các yếu tố năng lực, chất lượng, uy tín, yếu tố lịch sử, bề dày truyền thống của đơn vị sự nghiệp công lập và các yếu tố khác có khả năng tạo ra các quyền, lợi ích kinh tế cho đơn vị sự nghiệp công lập).
- Loại 7: Tài sản cố định vô hình khác.
Quy định xác định nguyên giá tài sản cố định vô hình đối với tài sản công hiện hành là gì?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 45/2018/TT-BTC quy định cách xác định nguyên giá tài sản cố định vô hình như sau:
Xác định nguyên giá tài sản cố định vô hình
Việc xác định nguyên giá tài sản cố định vô hình quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Thông tư này (trừ tài sản cố định đặc thù quy định tại Điều 5 Thông tư này) như sau:
1. Nguyên giá tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất đối với các trường hợp phải xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị tải sản quy định tại Điều 100 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (sau đây gọi là Nghị định số 151/2017/NĐ-CP) là giá trị quyền sử dụng đất được xác định theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 102 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại) và các khoản phí, lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
2. Nguyên giá tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất đối với đất được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê theo quy định của pháp luật về đất đai mà tiền thuê đất đã nộp không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước, đất do cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước là số tiền thuê đất nộp một lần cho cả thời gian thuê, tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã trả cộng (+) chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với trường hợp Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê (nếu có và trong trường hợp chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng chưa tính vào vốn đầu tư dự án, chưa tính vào chi phí sản xuất kinh doanh hoặc chưa được cơ quan, người có thẩm quyền cho phép trừ vào tiền thuê đất phải nộp).
3. Nguyên giá tài sản cố định vô hình quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Thông tư này (trừ quyền sử dụng đất quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này) là toàn bộ các chi phí mà cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đã chi ra để có được tài sản cố định vô hình đó (trong trường hợp các chi phí này chưa tính vào vốn đầu tư dự án, chưa tính vào chi phí sản xuất kinh doanh hoặc chưa được cơ quan, người có thẩm quyền cho phép trừ vào nghĩa vụ tài chính phải nộp theo quy định của pháp luật).
Như vậy hiện nay việc xác định nguyên giá tài sản cố định vô hình đối với tài sản công được các cá nhân, tổ chức có thẩm quyền thực hiện theo quy định nêu trên.
Lưu ý: Các quy định nêu trên được áp dụng đối với tài sản cố định tại cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước (sau đây gọi là cơ quan, tổ chức, đơn vị) và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?