Công trình đường bộ bao gồm những gì theo Luật Đường bộ mới? Di chuyển công trình đường bộ trái phép là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm?
Công trình đường bộ bao gồm những gì theo Luật Đường bộ mới nhất?
Luật Đường bộ mới nhất hiện nay là Luật Đường bộ 2024.
Công trình đường bộ bao gồm những gì thì căn cứ Điều 2 Luật Đường bộ 2024 như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hoạt động đường bộ bao gồm: hoạt động về quy hoạch, đầu tư, xây dựng, quản lý, sử dụng, vận hành, khai thác, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ; vận tải đường bộ.
2. Đường bộ bao gồm: đường, cầu đường bộ, cống đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ, cầu phao đường bộ, đường cứu nạn và các công trình phụ trợ gắn liền với đường bộ.
3. Công trình đường bộ bao gồm: đường bộ; công trình phục vụ công tác quản lý, vận hành, khai thác đường bộ; công trình thuộc hệ thống quản lý giao thông thông minh; nhà hạt quản lý đường bộ; kho chứa trang thiết bị, vật tư dự phòng trong lĩnh vực đường bộ; công trình kiểm soát tải trọng xe; trạm thu phí và các công trình khác của đường bộ.
4. Kết cấu hạ tầng đường bộ bao gồm: công trình đường bộ; bến xe; bãi đỗ xe; trạm dừng nghỉ; điểm dừng xe, đỗ xe; đất của đường bộ; hành lang an toàn đường bộ và các công trình phụ trợ phục vụ cho hoạt động đường bộ.
...
Theo đó, công trình đường bộ bao gồm:
- Đường bộ;
- Công trình phục vụ công tác quản lý, vận hành, khai thác đường bộ;
- Công trình thuộc hệ thống quản lý giao thông thông minh;
- Nhà hạt quản lý đường bộ;
- Kho chứa trang thiết bị, vật tư dự phòng trong lĩnh vực đường bộ;
- Công trình kiểm soát tải trọng xe;
- Trạm thu phí và các công trình khác của đường bộ.
Công trình đường bộ bao gồm những gì theo Luật Đường bộ mới? Di chuyển công trình đường bộ trái phép là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm? (Hình từ Internet)
Quy định về chính sách phát triển đối với hoạt động đường bộ ra sao?
Chính sách phát triển đối với hoạt động đường bộ được quy định tại Điều 4 Luật Đường bộ 2024, cụ thể như sau:
(1) Chính sách phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ bao gồm:
- Tập trung các nguồn lực phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ hiện đại, thích ứng với biến đổi khí hậu, thân thiện với môi trường; kết nối đồng bộ các tuyến đường bộ, các phương thức vận tải khác với vận tải đường bộ;
- Xây dựng cơ chế đẩy mạnh huy động các nguồn lực xã hội, đa dạng các hình thức, phương thức đầu tư, xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng đường bộ;
- Ưu tiên phát triển các tuyến đường cao tốc, các công trình, dự án đường bộ trọng điểm kết nối vùng, khu vực, đô thị lớn, trung tâm trong nước và quốc tế; kết cấu hạ tầng đường bộ vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, biên giới;
Kết cấu hạ tầng đường bộ dễ tiếp cận và bảo đảm an toàn cho các đối tượng dễ bị tổn thương; kết cấu hạ tầng đường bộ tại các đô thị để giảm ùn tắc giao thông; các tuyến đường tuần tra biên giới, đường ven biển để phục vụ mục tiêu kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh.
(2) Phát triển hợp lý các loại hình kinh doanh vận tải; tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các loại hình kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; phát triển giao thông thông minh; ưu tiên phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt và các phương tiện vận tải khác.
(3) Khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài đầu tư, kinh doanh khai thác kết cấu hạ tầng đường bộ và hoạt động vận tải đường bộ; nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến, vật liệu bền vững, thân thiện với môi trường và đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực đường bộ.
Di chuyển công trình đường bộ trái phép là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm đúng không?
Căn cứ Điều 7 Luật Đường bộ 2024 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Phá hoại kết cấu hạ tầng đường bộ; khai thác, sử dụng kết cấu hạ tầng đường bộ trái quy định của pháp luật.
2. Đấu nối trái phép vào đường chính, đường nhánh; tháo dỡ, di chuyển trái phép hoặc làm sai lệch công trình đường bộ.
3. Lấn, chiếm, sử dụng, xây dựng trái phép trong phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng đường bộ.
4. Lắp đặt, tháo dỡ, di chuyển, điều chỉnh, che khuất báo hiệu đường bộ trái quy định của pháp luật; gắn, treo, lắp vào báo hiệu đường bộ nội dung không liên quan tới ý nghĩa, mục đích của báo hiệu đường bộ hoặc làm sai lệch báo hiệu đường bộ.
5. Kinh doanh vận tải bằng xe ô tô, bằng xe bốn bánh có gắn động cơ mà không có giấy phép kinh doanh vận tải theo quy định của pháp luật hoặc kinh doanh không đúng giấy phép.
6. Lập điểm đón, trả khách, bốc dỡ hàng hóa trái quy định của pháp luật.
Như vậy, hành vi di chuyển trái phép hoặc làm sai lệch công trình đường bộ là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công trình đường bộ bao gồm những gì theo Luật Đường bộ mới? Di chuyển công trình đường bộ trái phép là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm?
- Trung ương Cục miền Nam ra đời trong hoàn cảnh nào? Vai trò của Trung ương Cục miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước?
- Cách thức xếp loại thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp theo Hướng dẫn 90? Thỏa ước lao động tập thể được thực hiện thế nào?
- Lễ Khai ấn Đền Trần là gì? Lễ hội Khai ấn Đền Trần tổ chức vào ngày nào? Lễ hội Khai ấn Đền Trần có phải lễ lớn?
- Số thẻ đảng viên là gì? Số thẻ đảng viên của mỗi đảng viên được quy định sẽ có bao nhiêu chữ số?