Mẫu giấy đăng ký sản xuất rượu thủ công bán cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
- Mẫu giấy đăng ký sản xuất rượu thủ công bán cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
- Tổ chức sản xuất rượu thủ công cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại có bắt buộc phải dán tem rượu không?
- Thời hạn cấp giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh trong bao lâu?
Mẫu giấy đăng ký sản xuất rượu thủ công bán cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Mẫu giấy đăng ký sản xuất rượu thủ công bán cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại được quy định tại Mẫu số 04 Nghị định 105/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 25 Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP như sau:
Tải mẫu giấy đăng ký sản xuất rượu thủ công bán cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại: TẠI ĐÂY.
Mẫu giấy đăng ký sản xuất rượu thủ công bán cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại mới nhất hiện nay được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Tổ chức sản xuất rượu thủ công cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại có bắt buộc phải dán tem rượu không?
Tổ chức sản xuất rượu thủ công cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại có bắt buộc phải dán tem rượu không, thì tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 105/2017/NĐ-CP, khoản 3 Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP như sau:
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công bán cho cơ sở có Giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại
1. Không bắt buộc phải công bố chất lượng hàng hóa, dán tem rượu, ghi nhãn hàng hóa rượu theo quy định.
2. Trong quá trình vận chuyển đến nơi tiêu thụ, tổ chức, cá nhân phải xuất trình hợp đồng mua bán rượu với doanh nghiệp có giấy phép sản xuất rượu công nghiệp cho các cơ quan có thẩm quyền trong trường hợp bị kiểm tra.
3. Đăng ký sản xuất rượu thủ công với Ủy ban nhân dân cấp xã theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định này và chịu trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất rượu của mình.
4. Không được bán rượu cho tổ chức, cá nhân không phải là doanh nghiệp sản xuất rượu công nghiệp đã ký hợp đồng mua bán để chế biến lại.
Như vậy, theo quy định trên thì tổ chức sản xuất rượu thủ công cho cơ sở có giấy phép sản xuất rượu để chế biến lại không bắt buộc phải dán tem rượu.
Thời hạn cấp giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh trong bao lâu?
Thời hạn cấp giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh được quy định tại điểm c khoản 2 Điều 25 Nghị định 105/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 18 và khoản 19 Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP như sau:
Thẩm quyền và thủ tục cấp giấy phép
1. Thẩm quyền cấp giấy phép:
a) Bộ Công Thương là cơ quan cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp có quy mô từ 03 triệu lít/năm trở lên và Giấy phép phân phối rượu;
b) Sở Công Thương là cơ quan cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp có quy mô dưới 03 triệu lít/năm và Giấy phép bán buôn rượu trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c) Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, Giấy phép bán lẻ rượu trên địa bàn;
d) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thì có quyền cấp sửa đổi, bổ sung và cấp lại giấy phép đó.
2. Thủ tục cấp giấy phép:
a) Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép;
b) Đối với cấp Giấy phép sản xuất rượu công nghiệp, Giấy phép phân phối rượu và Giấy phép bán buôn rượu:
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thẩm định và cấp giấy phép cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày, làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.
c) Đối với cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, Giấy phép bán lẻ rượu:
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, thẩm định và cấp giấy phép cho thương nhân. Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.
Như vậy, theo quy định trên thì thời hạn cấp giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh trong 10 ngày ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.
Trường hợp từ chối cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bảo đảm dự thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi áp dụng đối với gói thầu nào? Mức bảo đảm dự thầu trong hồ sơ mời thầu là bao nhiêu?
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? Yêu cầu của đơn vị bảo trì xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?