Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? Yêu cầu của đơn vị bảo trì xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì?
- Yêu cầu đối với đơn vị bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?
- Quy định kỹ thuật chi tiết đối với an toàn cho vị trí người lái xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?
Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì?
Căn cứ tại tiết 3.6.4 tiểu mục 3.6 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 25: 2015/BLĐTBXH về an toàn lao động đối với Xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên được ban hành kèm theo Thông tư 51/2015/TT-BLĐTBXH thì:
Những yêu cầu an toàn khi sử dụng xe nâng hàng là:
- Chỉ sử dụng xe nâng hàng có tình trạng kỹ thuật tốt, đã được kiểm định kỹ thuật an toàn lao động theo quy định. Trong quá trình sử dụng, nếu phát hiện xe nâng hàng không đảm bảo an toàn thì đơn vị sử dụng có quyền đưa ra yêu cầu kiểm định trước thời hạn.
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ đủ nội dung công việc theo quy định.
- Bố trí xe nâng hàng làm việc theo đúng đặc tính kỹ thuật và trọng tải mà nhà chế tạo đã quy định.
- Phải có các biện pháp an toàn để đảm bảo an toàn cho người, vật tư, thiết bị và công trình trong khu vực hoạt động của xe nâng hàng.
- Tổ chức khắc phục kịp thời các hư hỏng đã được phát hiện.
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ giao ca. Trong đó có ghi lại kết quả kiểm tra đầu ca và tình trạng an toàn của xe nâng hàng trong suốt quá trình làm việc. Người giao ca và nhận ca cùng phải ký vào sổ giao ca.
- Trước khi cho xe nâng hàng hoạt động phải kiểm tra các cơ cấu an toàn và xem xét các điều kiện khác như: không gian, ánh sáng...để xe nâng vận hành an toàn.
- Phải có các biện pháp cụ thể ngăn cản có hiệu quả những người không có trách nhiệm tự ý đi vào khu vực làm việc của xe nâng hàng.
- Chìa khóa khởi động xe nâng hàng do người chịu trách nhiệm quản lý về sự hoạt động an toàn của xe nâng hàng giữ, chìa thứ hai được bàn giao luân phiên cho người vận hành.
- Khi vận chuyển loại hàng có khả năng dễ gây cháy, dễ kích thích nổ hoặc độc hại phải có biện pháp phòng ngừa đặc biệt.
- Sau khi hết ca xe nâng hàng phải được đưa về đúng vị trí theo quy định của đơn vị sử dụng và trên xe không còn mang tải.
Như vậy, mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ đủ nội dung công việc theo quy định.
Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? (Hình từ Internet)
Yêu cầu đối với đơn vị bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?
Căn cứ tại tiểu mục 3.5 Mục 3 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 25: 2015/BLĐTBXH về an toàn lao động đối với Xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên được ban hành kèm theo Thông tư 51/2015/TT-BLĐTBXH thì:
Yêu cầu đối với đơn vị bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là:
- Có tư cách pháp nhân, được cơ quan có thẩm quyền cấp đăng ký kinh doanh hoạt động trong lĩnh vực này theo quy định của pháp luật.
- Có đủ cán bộ kỹ thuật đã được đào tạo kỹ thuật chuyên ngành. Có đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề, được huấn luyện về an toàn lao động và được cấp chứng chỉ an toàn lao động, vệ sinh lao động theo quy định.
- Có đủ điều kiện trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho công việc bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa xe nâng hàng.
- Chịu trách nhiệm theo hợp đồng đã ký kết với đơn vị sử dụng.
- Xây dựng các biện pháp an toàn cho quá trình bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa.
Quy định kỹ thuật chi tiết đối với an toàn cho vị trí người lái xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?
Quy định kỹ thuật chi tiết đối với an toàn cho vị trí người lái xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên được quy định tại tiết 2.1.15 tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 25: 2015/BLĐTBXH về an toàn lao động đối với xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên được ban hành theo Thông tư 51/2015/TT-BLĐTBXH; cụ thể như sau:
- Vị trí của người lái phải được bố trí sao cho ở vị trí thao tác bình thường thì người lái với các tư thế theo đúng thiết kế phải có khả năng cầm và thao tác được tất cả các bộ phận kiểm soát.
- Khi chiều cao sàn của buồng lái cao trên 30cm thì phải bố trí tay nắm để người lái lên xuống được dễ dàng. Tay nắm này cũng có thể là 01 bộ phận của xe nâng.
- Khi chiều cao sàn của buồng lái cao trên 55cm, phải làm bậc lên xuống cho lái xe. Chiều cao của bậc thứ nhất tính từ nền không được vượt quá 55cm, khoảng cách các bậc tiếp theo không được vượt quá 55cm.
- Sàn để người lái đứng thao tác hoặc để di chuyển lên xuống phải có biện pháp chống trơn, trượt mặt sàn.
- Khi sàn cho người lái thao tác có độ cao trên 1,2m so với nền phải trang bị phương tiện bảo vệ ở các phía. Phương tiện bảo vệ có thể là lan can hay các phương tiện có hiệu quả tương đương. Lan can có khả năng mở hướng ra phía ngoài.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?