Mẫu đơn đề nghị cấp sửa đổi giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh mới nhất hiện nay như thế nào?
- Mẫu đơn đề nghị cấp sửa đổi giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
- Hồ sơ đề nghị cấp sửa đổi giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh gồm những tài liệu nào?
- Thời hạn cấp sửa đổi giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh trong bao lâu?
- Thương nhân sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh có được trực tiếp bán rượu tiêu dùng tại chỗ không?
Mẫu đơn đề nghị cấp sửa đổi giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Mẫu đơn đề nghị cấp sửa đổi giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanhđược quy định tại Mẫu số 02 Phụ lục kèm theo Nghị định 105/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 25 Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP như sau:
Tải mẫu đơn đề nghị cấp sửa đổi giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh mới nhất hiện nay: TẠI ĐÂY
Mẫu đơn đề nghị cấp sửa đổi giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh mới nhất hiện nay được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị cấp sửa đổi giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh gồm những tài liệu nào?
Hồ sơ đề nghị cấp sửa đổi giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh gồm những tài liệu được quy định tại khoản 2 Điều 26 Nghị định 105/2017/NĐ-CP như sau:
Cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép
1. Trường hợp có thay đổi các nội dung của giấy phép, thương nhân phải gửi hồ sơ đề nghị cấp sửa đổi, bổ sung về cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
2. Hồ sơ đề nghị cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép (01 bộ) bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp sửa đổi, bổ sung theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản sao giấy phép đã được cấp;
c) Các tài liệu chứng minh nhu cầu sửa đổi, bổ sung.
…
Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ đề nghị cấp sửa đổi giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh gồm những tài liệu sau:
- Đơn đề nghị cấp sửa đổi theo mẫu hướng dẫn trên;
- Bản sao giấy phép đã được cấp;
- Các tài liệu chứng minh nhu cầu sửa đổi, bổ sung.
Thời hạn cấp sửa đổi giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh trong bao lâu?
Thời hạn cấp sửa đổi giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh được quy định tại khoản 3 Điều 26 Nghị định 105/2017/NĐ-CP như sau:
Cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép
…
3. Thủ tục cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép:
a) Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu đủ điều kiện áp dụng) đến cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép;
b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét và cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp từ chối cấp sửa đổi, bổ sung phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.
Như vậy, theo quy định trên thì thời hạn cấp sửa đổi giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh trong 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp từ chối cấp sửa đổi, bổ sung phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép phải có văn bản yêu cầu bổ sung.
Thương nhân sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh có được trực tiếp bán rượu tiêu dùng tại chỗ không?
Thương nhân sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh có được trực tiếp bán rượu tiêu dùng tại chỗ không được quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 105/2017/NĐ-CP, khoản 9 Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP như sau:
Quyền và nghĩa vụ của thương nhân sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh
1. Được bán rượu do mình sản xuất cho các thương nhân có Giấy phép phân phối rượu, bán buôn rượu, bán lẻ rượu, bán rượu tiêu dùng tại chỗ và thương nhân mua rượu để xuất khẩu.
2. Được trực tiếp bán lẻ rượu, bán rượu tiêu dùng tại chỗ đối với rượu do mình sản xuất tại các địa điểm kinh doanh của thương nhân.
3. Chịu trách nhiệm thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất rượu của mình.
4. Thực hiện chế độ báo cáo và các nghĩa vụ khác theo quy định tại Nghị định này.
5. Được mua rượu của hộ gia đình, cá nhân sản xuất rượu thủ công để chế biến lại.
Như vậy, theo quy định trên thì thương nhân sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh được trực tiếp bán rượu tiêu dùng tại chỗ đối với rượu do mình sản xuất tại các địa điểm kinh doanh của thương nhân.
Ngoài ra thì thương nhân còn được bán rượu do mình sản xuất cho các thương nhân có Giấy phép phân phối rượu, bán buôn rượu, bán lẻ rượu, bán rượu tiêu dùng tại chỗ và thương nhân mua rượu để xuất khẩu và được trực tiếp bán lẻ rượu đối với rượu do mình sản xuất tại các địa điểm kinh doanh của thương nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư có được sử dụng tư cách pháp nhân của mình để tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng không?
- Báo cáo kết quả thực hiện cam kết tu dưỡng rèn luyện của Đảng viên năm 2024? Báo cáo kết quả việc cam kết tu dưỡng rèn luyện?
- Đoàn 759 vận tải thủy có nhiệm vụ chi viện vũ khí cho miền Nam bằng đường biển được thành lập ngày 23 10 1961 do ai làm Đoàn trưởng đoàn 759?
- Tải về mẫu giấy cam kết chịu trách nhiệm mới nhất hiện nay? Giấy cam kết chịu trách nhiệm là gì?
- Mẫu thông báo mời quan tâm dự án đầu tư công trình năng lượng từ 21/11/2024 như thế nào? Tải Mẫu thông báo mời quan tâm?