Mẫu đơn xin đi học bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn giáo viên? Mục đích bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn giáo viên là gì?
- Mẫu đơn xin đi học bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn giáo viên? Mục đích bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn giáo viên là gì?
- Phương pháp và loại hình tổ chức bồi dưỡng thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn đối với giáo viên cấp 1, 2 và 3?
- Cơ sở nào được phép bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn giáo viên?
Mẫu đơn xin đi học bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn giáo viên? Mục đích bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn giáo viên là gì?
Đơn xin học bồi dưỡng nâng cao trình độ là một trong những giấy tờ cần có trong hồ sơ, học bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn giáo viên.
Hiện nay, pháp luật chưa có quy định về mẫu đơn xin học bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn giáo viên, tuy nhiên giáo viên có thể tham khảo mẫu đơn xin học bồi dưỡng dưới đây:
TẢI VỀ: Mẫu đơn xin học bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn giáo viên
Lưu ý: Mẫu trên chỉ mang tính chất tham khảo
Theo quy định tại Điều 3 Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên (Quy chế) ban hành kèm theo Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 17/2022/TT-BGDĐT thì giáo viên cần phải được bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nhằm mục đích sau:
- Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng theo yêu cầu của vị trí việc làm đối với giáo viên, cán bộ quản lý;
- Là căn cứ để quản lý, chỉ đạo, tổ chức bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao phẩm chất, năng lực chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên, cán bộ quản lý;
- Nâng cao mức độ đáp ứng của giáo viên, cán bộ quản lý theo yêu cầu vị trí việc làm;
- Đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và đáp ứng yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp.
- Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng, tự đánh giá công tác BDTX của giáo viên, cán bộ quản lý; năng lực tổ chức, quản lý hoạt động BDTX giáo viên, cán bộ quản lý của cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, phòng giáo dục và đào tạo, sở giáo dục và đào tạo.
Mẫu đơn xin đi học bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn giáo viên? (Hình từ Internet)
Phương pháp và loại hình tổ chức bồi dưỡng thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn đối với giáo viên cấp 1, 2 và 3?
Phương pháp và loại hình tổ chức bồi dưỡng thường xuyên với giáo viên theo Điều 6 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT như sau:
- Thực hiện bồi dưỡng bằng phương pháp tích cực, tăng cường tự học, phát huy tính tích cực, chủ động và tư duy sáng tạo của giáo viên, cán bộ quản lý; tăng cường thực hành tại cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên; thảo luận, trao đổi, chia sẻ thông tin, kiến thức và kinh nghiệm giữa báo cáo viên với giáo viên và cán bộ quản lý, giữa giáo viên với giáo viên và giữa cán bộ quản lý với nhau.
- Loại hình tổ chức bồi dưỡng thường xuyên:
+ Tập trung: Thực hiện bồi dưỡng tập trung; hướng dẫn giáo viên, cán bộ quản lý tự học, thực hành, hệ thống hóa kiến thức, giải đáp thắc mắc, hướng dẫn những nội dung bồi dưỡng thường xuyên đáp ứng nhu cầu của giáo viên, cán bộ quản lý trong học tập bồi dưỡng thường xuyên; tạo điều kiện cho giáo viên, cán bộ quản lý có cơ hội được trao đổi, chia sẻ, thảo luận về chuyên môn, nghiệp vụ và rèn luyện kỹ năng thực hành.
Thời lượng, số lượng giáo viên, cán bộ quản lý tham gia học tập bồi dưỡng tập trung được thực hiện theo phân cấp quản lý nhưng phải bảo đảm các yêu cầu về mục đích, yêu cầu cần đạt, nội dung, phương pháp, thời lượng bồi dưỡng được quy định trong Chương trình bồi dưỡng thường xuyên và các quy định tại Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT.
+ Từ xa: Thực hiện bồi dưỡng từ xa, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động bồi dưỡng, tập huấn qua mạng internet cho giáo viên, cán bộ quản lý bảo đảm các yêu cầu về mục đích, yêu cầu cần đạt, nội dung, phương pháp, thời lượng bồi dưỡng được quy định trong Chương trình bồi dưỡng thường xuyên và các quy định tại Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT;
+ Bán tập trung: Kết hợp loại hình tổ chức bồi dưỡng tập trung và từ xa được quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 6 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT đảm bảo hiệu quả và yêu cầu BDTX giáo viên, cán bộ quản lý.
Cơ sở nào được phép bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn giáo viên?
Theo Điều 10 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 19/2019/TT-BGDĐT có quy định như sau:
Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ BDTX
1. Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ BDTX gồm:
a) Cơ sở giáo dục bồi dưỡng giáo viên: Trường sư phạm, cơ sở giáo dục có khoa sư phạm, cơ sở giáo dục được phép đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo;
b) Cơ sở giáo dục bồi dưỡng cán bộ quản lý: Trường sư phạm, cơ sở giáo dục đại học có khoa quản lý giáo dục, cơ sở giáo dục được phép đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục.
2. Cơ sở giáo dục được thực hiện nhiệm vụ BDTX phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Là cơ sở giáo dục được quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Đảm bảo năng lực xây dựng tài liệu BDTX theo quy định tại Điều 7 của Quy chế này;
c) Đảm bảo đội ngũ báo cáo viên đạt tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 9 của Quy chế này;
d) Có cơ sở vật chất thiết bị, kỹ thuật, cơ sở thực hành đáp ứng được công tác bồi dưỡng, trong đó đảm bảo có hệ thống thông tin tích hợp để định kỳ thu thập và xử lý dữ liệu về báo cáo viên, giáo viên và cán bộ quản lý; có hệ thống ghi nhận và xử lý phản hồi từ các bên có liên quan về các tiến bộ trong bồi dưỡng nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý; hệ thống phần cứng và phần mềm công nghệ được duy trì thường xuyên và luôn sẵn sàng để báo cáo viên và giáo viên, cán bộ quản lý có thể sử dụng hiệu quả;
3. Cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ BDTX theo phương thức giao nhiệm vụ hoặc ký hợp đồng.
Như vậy, cơ sở bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn giáo viên bao gồm:
- Trường sư phạm;
- Cơ sở giáo dục có khoa sư phạm;
- Cơ sở giáo dục được phép đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo;
Bên cạnh đó cơ sở bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn giáo viên phải đáp ứng điều kiện:
- Đảm bảo năng lực xây dựng tài liệu BDTX theo quy định;
- Đảm bảo đội ngũ báo cáo viên đạt tiêu chuẩn theo quy định;
- Có cơ sở vật chất thiết bị, kỹ thuật, cơ sở thực hành đáp ứng được công tác bồi dưỡng, trong đó đảm bảo có hệ thống thông tin tích hợp để định kỳ thu thập và xử lý dữ liệu về báo cáo viên, giáo viên và cán bộ quản lý;
- Có hệ thống ghi nhận và xử lý phản hồi từ các bên có liên quan về các tiến bộ trong bồi dưỡng nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý;
- Hệ thống phần cứng và phần mềm công nghệ được duy trì thường xuyên và luôn sẵn sàng để báo cáo viên và giáo viên, cán bộ quản lý có thể sử dụng hiệu quả.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nghị định 168 bãi bỏ toàn bộ quy định xử phạt vi phạm giao thông? Hiệu lực thi hành của Nghị định 168?
- Đáp án đợt 1 cuộc thi Tự hào vững bước dưới cờ Đảng tỉnh Tuyên Quang? Thể lệ cuộc thi trực tuyến Tự hào vững bước dưới cờ Đảng?
- Tả về bầu trời lớp 3? Viết đoạn văn tả về bầu trời hôm nay lớp 3? Đánh giá học sinh lớp 3 theo Thông tư 27 có nội dung ra sao?
- Thay đổi kích cỡ lốp xe máy có bị phạt không 2025? Lỗi sai kích cỡ lốp xe máy phạt bao nhiêu theo Nghị định 168?
- Mẫu biên bản bàn giao cơ sở vật chất trong thời gian nghỉ Tết Âm lịch? Tải về biên bản bàn giao?