Việc bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non có nhằm bổ sung kiến thức cho giáo viên hay không?
- Bồi dưỡng thường xuyên có nhằm bổ sung kiến thức cho giáo viên cơ sở mầm non không?
- Nguyên tắc bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên cơ sở mầm non là gì?
- Việc bồi dưỡng thường xuyên được tiến hành thông qua loại hình nào ngoài bồi dưỡng tập trung?
- Tài liệu dùng để tiến hành bồi dưỡng thường xuyên gồm những gì?
Bồi dưỡng thường xuyên có nhằm bổ sung kiến thức cho giáo viên cơ sở mầm non không?
Bồi dưỡng thường xuyên có nhằm bổ sung kiến thức cho giáo viên cơ sở mầm non không?
Căn cứ Điều 3 Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên trung tâm giáo dục thường xuyên (Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2019/TT-BGDĐT) (sau đây gọi tắt là Quy chế), mục đích tổ chức bồi dưỡng thường xuyên được quy định như sau:
(1) Bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm đối với giáo viên, cán bộ quản lý; là căn cứ để quản lý, chỉ đạo, tổ chức bồi dưỡng, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên, cán bộ quản lý; nâng cao mức độ đáp ứng của giáo viên, cán bộ quản lý theo yêu cầu vị trí việc làm; đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và đáp ứng yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp.
(2) Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng, tự đánh giá công tác BDTX của giáo viên, cán bộ quản lý; năng lực tổ chức, quản lý hoạt động BDTX giáo viên, cán bộ quản lý của cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, phòng giáo dục và đào tạo, sở giáo dục và đào tạo.
Theo đó, ngoài mục đích bổ sung kiến thức cho giáo viên, việc bồi dưỡng thường xuyên còn được thực hiện nhằm các mục đích nêu trên.
Nguyên tắc bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên cơ sở mầm non là gì?
Căn cứ quy định tại Điều 4 Quy chế, nguyên tắc bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên cơ sở giáo dục mầm non được quy định như sau:
(1) Đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ năm học, chuẩn nghề nghiệp, vị trí việc làm và nhu cầu phát triển của cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, của địa phương và của ngành.
(2) Bảo đảm đề cao ý thức tự học, bồi dưỡng liên tục tại cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên, việc lựa chọn chương trình bồi dưỡng theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp, vị trí việc làm của giáo viên, cán bộ quản lý.
(3) Thực hiện phân công, phân cấp và cơ chế phối hợp trong tổ chức bồi dưỡng thường xuyên.
(4) Bảo đảm thiết thực, chất lượng, công khai, minh bạch, hiệu quả.
Việc bồi dưỡng thường xuyên được tiến hành thông qua loại hình nào ngoài bồi dưỡng tập trung?
Các loại hình bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên cơ sở giáo dục mầm non được quy định tại khoản 2 Điều 6 Quy chế như sau:
(1) Tập trung: Thực hiện bồi dưỡng tập trung; hướng dẫn giáo viên, cán bộ quản lý tự học, thực hành, hệ thống hóa kiến thức, giải đáp thắc mắc, hướng dẫn những nội dung bồi dưỡng thường xuyên đáp ứng nhu cầu của giáo viên, cán bộ quản lý trong học tập bồi dưỡng thường xuyên; tạo điều kiện cho giáo viên, cán bộ quản lý có cơ hội được trao đổi, chia sẻ, thảo luận về chuyên môn, nghiệp vụ và rèn luyện kỹ năng thực hành.
Thời lượng, số lượng giáo viên, cán bộ quản lý tham gia học tập bồi dưỡng tập trung được thực hiện theo phân cấp quản lý nhưng phải bảo đảm các yêu cầu về mục đích, yêu cầu cần đạt, nội dung, phương pháp, thời lượng bồi dưỡng được quy định trong Chương trình bồi dưỡng thường xuyên và các quy định tại Quy chế này.
(2) Từ xa: Thực hiện bồi dưỡng từ xa, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động bồi dưỡng, tập huấn qua mạng internet cho giáo viên, cán bộ quản lý bảo đảm các yêu cầu về mục đích, yêu cầu cần đạt, nội dung, phương pháp, thời lượng bồi dưỡng được quy định trong Chương trình bồi dưỡng thường xuyên và các quy định tại Quy chế này;
(3) Bán tập trung: Kết hợp loại hình tổ chức bồi dưỡng tập trung và từ xa được quy định tại điểm a, điểm b Khoản này đảm bảo hiệu quả và yêu cầu bồi dưỡng thường xuyên giáo viên, cán bộ quản lý.
Theo đó, ngoài bồi dưỡng tập trung, bồi dưỡng thường xuyên còn có thể thực hiện thông qua loại hình từ xa và bán tập trung.
Tài liệu dùng để tiến hành bồi dưỡng thường xuyên gồm những gì?
Tại Điều 7 Quy chế quy định về tài liệu bồi dưỡng thường xuyên như sau:
(1) Biên soạn tài liệu bồi dưỡng thường xuyên:
a) Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên được biên soạn phù hợp với yêu cầu bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý theo chuẩn nghề nghiệp, vị trí việc làm, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục phù hợp với kế hoạch bồi dưỡng và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, của địa phương và của ngành;
b) Tài liệu được biên soạn phải bảo đảm kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, kiến thức và kinh nghiệm với kỹ năng thực hành;
c) Tài liệu biên soạn phải phù hợp với Chương trình bồi dưỡng thường xuyên và các quy định tại Quy chế này;
d) Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên được tổ chức biên soạn phù hợp với loại hình tổ chức bồi dưỡng thường xuyên:
- Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên tập trung: Được tổ chức biên soạn và phát hành dưới dạng ấn phẩm, băng tiếng, băng hình và các thiết bị lưu trữ thông tin khác đảm bảo theo quy định của Chương trình bồi dưỡng thường xuyên và quy định tại Quy chế này.
- Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên từ xa: Được biên soạn dưới dạng học liệu (băng đĩa ghi hình ảnh, âm thanh, đoạn phim ngắn; chương trình phát thanh, chương trình truyền hình; sách in, tài liệu hướng dẫn dạy và học với sự trợ giúp của máy tính; bài tập trên internet và các buổi trao đổi thảo luận, truyền hình hội nghị từ xa; bài thực tập ảo, bài thực tập mô phỏng và thực tập thực tế hoặc các học liệu khác phù hợp) bảo đảm cung cấp và chuyển tải đầy đủ nội dung, yêu cầu cần đạt của Chương trình bồi dưỡng thường xuyên để người học có thể tự học, tự bồi dưỡng theo quy định tại Quy chế này.
- Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên bán tập trung: Kết hợp tài liệu bồi dưỡng thường xuyên tập trung và tài liệu bồi dưỡng thường xuyên từ xa.
(2) Các cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên chịu trách nhiệm tổ chức biên soạn và thẩm định tài liệu bồi dưỡng thường xuyên. Giáo viên, cán bộ quản lý sử dụng tài liệu bồi dưỡng do các cơ sở giáo dục thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên biên soạn hoặc có thể khai thác, sử dụng các tài liệu phù hợp khác.
Như vậy, việc bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên, cán bộ cơ sở giáo dục mầm non được thực hiện nhằm những mục đích như: bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.... quy định chi tiết như trên. Ngoài loại hình bồi dưỡng từ xa, việc bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên cơ sở giáo dục mầm non còn được tiến hành thông qua loại hình từ xa và bán tập trung. Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định cụ thể về nguyên tắc tiến hành bồi dưỡng thường xuyên và tài liệu được dùng để tiến hành bồi dưỡng thường xuyên, đáp ứng các quy định của cơ quan có thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng là mẫu nào? Tải về mẫu báo cáo kết quả thẩm định thanh lý rừng trồng?
- Ngành quản lý tòa nhà trình độ cao đẳng là ngành gì? Ngành quản lý tòa nhà hệ cao đẳng có nhiều cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp không?
- Nhà thầu phải gửi đơn kiến nghị kết quả lựa chọn nhà thầu thông qua bộ phận thường trực đến người có thẩm quyền trong thời hạn bao lâu?
- Quy trình xử lý văn bản hồ sơ công việc trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được thiết kế như thế nào?
- Hệ thống dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe từ 01/01/2025 thế nào?