Lương tối thiểu vùng qua các năm? Hiện nay khoản tiền nào sẽ tăng khi lương tối thiểu vùng tăng?
Lương tối thiểu vùng qua các năm là bao nhiêu?
Hiện nay, mức lương tối thiểu tháng và mức lương tối thiểu giờ áp dụng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động được thực hiện theo quy định tại Nghị định 38/2022/NĐ-CP.
Mức lương tối thiểu vùng qua các năm được xác định như sau:
* Giai đoạn: 01/01/2008 đến 31/12/2008
CSPL: Nghị định 167/2007/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 01/01/2009)
- Mức 620.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn các quận thuộc thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh.
- Mức 580.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn các huyện thuộc thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh; các quận thuộc thành phố Hải Phòng; thành phố Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh; thành phố Biên Hoà, thị xã Long Khánh, các huyện Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu và Trảng Bom thuộc tỉnh Đồng Nai; thị xã Thủ Dầu Một, các huyện: Thuận An, Dĩ An, Bến Cát và Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương; thành phố Vũng Tàu thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Mức 540.000 đồng/tháng áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên các địa bàn còn lại.
* Giai đoạn: 01/01/2009 đến 31/12/2009
CSPL: Nghị định 110/2008/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 01/01/2010)
Đơn vị: Đồng/tháng
Vùng I | Vùng II | Vùng III | Vùng IV |
800.000 | 740.000 | 690.000 | 650.000 |
* Giai đoạn: 01/01/2010 đến 31/12/2010
CSPL: Nghị định 97/2009/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 01/07/2011)
Vùng I | Vùng II | Vùng III | Vùng IV |
980.000 | 880.000 | 810.000 | 730.000 |
* Giai đoạn: 01/01/2011 đến 31/12/2011 (Có thực hiện điều chỉnh vùng)
CSPL: Nghị định 108/2010/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 05/10/2011)
Vùng I | Vùng II | Vùng III | Vùng IV |
1.350.000 | 1.200.000 | 1.050.000 | 830.000 |
* Giai đoạn: 01/01/2012 đến 31/12/2012
CSPL: Nghị định 70/2011/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 20/01/2013)
Vùng I | Vùng II | Vùng III | Vùng IV |
2.000.000 | 1.780.000 | 1.550.000 | 1.400.000 |
* Giai đoạn: 01/01/2013 đến 31/12/2013
CSPL: Nghị định 103/2012/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 31/12/2013)
Vùng I | Vùng II | Vùng III | Vùng IV |
2.350.000 | 2.100.000 | 1.800.000 | 1.650.000 |
* Giai đoạn: 01/01/2014 đến 31/12/2014
CSPL: Nghị định 182/2013/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 01/01/2015)
Vùng I | Vùng II | Vùng III | Vùng IV |
2.700.000 | 2.400.000 | 2.100.000 | 1.800.000 |
* Giai đoạn: 01/01/2015 đến 31/12/2015
CSPL: Nghị định 103/2014/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 01/01/2016)
Vùng I | Vùng II | Vùng III | Vùng IV |
3.100.000 | 2.750.000 | 2.400.000 | 2.150.000 |
* Giai đoạn: 01/01/2016 đến 31/12/2016
CSPL: Nghị định 122/2015/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 01/01/2017)
Vùng I | Vùng II | Vùng III | Vùng IV |
3.500.000 | 3.100.000 | 2.700.000 | 2.400.000 |
* Giai đoạn: 01/01/2017 đến 31/12/2017
CSPL: Nghị định 153/2016/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 01/01/2018)
Vùng I | Vùng II | Vùng III | Vùng IV |
3.750.000 | 3.320.000 | 2.900.000 | 2.580.000 |
* Giai đoạn: 01/01/2018 đến 31/12/2018
CSPL: Nghị định 141/2017/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 01/01/2019)
Vùng I | Vùng II | Vùng III | Vùng IV |
3.980.000 | 3.530.000 | 3.090.000 | 2.760.000 |
* Giai đoạn: 01/01/2019 đến 31/12/2019
CSPL: Nghị định 157/2018/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 01/01/2020)
Vùng I | Vùng II | Vùng III | Vùng IV |
4.180.000 | 3.710.000 | 3.250.000 | 2.920.000 |
* Giai đoạn: 01/01/2020 đến 31/12/2020
CSPL: Nghị định 90/2019/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 01/07/2022)
Vùng I | Vùng II | Vùng III | Vùng IV |
4.420.000 | 3.920.000 | 3.430.000 | 3.070.000 |
* Giai đoạn: 01/01/2021 đến 31/12/2021
CSPL: Nghị định 90/2019/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 01/07/2022)
Vùng I | Vùng II | Vùng III | Vùng IV |
4.420.000 | 3.920.000 | 3.430.000 | 3.070.000 |
* Giai đoạn: 01/01/2022 đến 30/06/2021
CSPL: Nghị định 90/2019/NĐ-CP (Hết hiệu lực từ 01/07/2022)
Vùng I | Vùng II | Vùng III | Vùng IV |
4.420.000 | 3.920.000 | 3.430.000 | 3.070.000 |
* Giai đoạn: Từ 01/07/2022 đến hiện nay
CSPL: Nghị định 38/2022/NĐ-CP (Còn hiệu lực)
Vùng | Mức lương tối thiểu tháng (Đơn vị: Đồng/tháng) | Mức lương tối thiểu giờ (Đơn vị: Đồng/giờ) |
Vùng I | 4.680.000 | 22.500 |
Vùng II | 4.160.000 | 20.000 |
Vùng III | 3.640.000 | 17.500 |
Vùng IV | 3.250.000 | 15.600 |
TẢI VỀ Bảng tổng hợp mức lương tối thiểu vùng qua các năm
TẢI VỀ Danh mục địa bàn thuộc vùng I, II, III, IV áp dụng mức lương tối thiểu vùng
Lương tối thiểu vùng qua các năm? Hiện nay khoản tiền nào sẽ tăng khi lương tối thiểu vùng tăng? (Hình từ Internet)
Hiện nay khoản tiền nào sẽ tăng khi lương tối thiểu vùng tăng?
Nếu trong trường hợp lương tối thiểu vùng tăng thì người lao động sẽ được hưởng một số các lợi ích sau đây:
(1) Tăng tiền lương tháng:
Cụ thể, tại Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
+ Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
+ Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
Do đó, mức lương thấp nhất trả cho người lao động phải bằng lương tối thiểu vùng. Khi lương tối thiểu vùng tăng, người lao động đang được trả lương thấp hơn lương tối thiểu vùng mới sẽ được tăng lương (Tiền lương sau khi tăng phải bằng hoặc lớn hơn lương tối thiểu vùng).
(2) Tăng tiền lương tối thiểu khi chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động:
Cụ thể, tại khoản 3 Điều 29 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
+ Người lao động chuyển sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động được trả lương theo công việc mới.
+ Nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương của công việc cũ thì được giữ nguyên tiền lương của công việc cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% tiền lương của công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu.
Do đó, khi lương tối thiểu vùng tăng, tiền lương tối thiểu trả cho người lao động chuyển sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động cũng phải điều chỉnh tăng thêm.
(3) Tăng tiền lương ngừng việc:
Trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương theo quy định tại Điều 99 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
Tiền lương ngừng việc
Trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:
1. Nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;
2. Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu;
3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:
a) Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;
b) Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.
Do đó, nếu người lao động phải ngừng việc vì một trong những lý do nêu trên thì mức lương ngừng việc tối thiểu trả cho người lao động cũng tăng theo khi lương tối thiểu vùng tăng.
(4) Tăng mức đóng bảo hiểm xã hội:
Hiện nay, mức đóng BHXH bắt buộc hàng tháng được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động.
Cụ thể, tại điểm 2.6 khoản 2 Điều 6 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Quyết định 948/QĐ-BHXH năm 2023) quy định mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại khoản này không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.
Do đó, lương tối thiểu vùng tăng sẽ là cơ sở buộc các doanh nghiệp đang đóng BHXH cho người lao động dưới mức lương tối thiểu vùng phải tăng mức đóng, ít nhất bằng mức lương tối thiểu vùng.
(5) Tăng mức đóng bảo hiểm y tế:
Cụ thể, tại khoản 1 Điều 18 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định mức đóng BHYT hàng tháng bằng 4,5% tiền lương tháng ghi trong hợp đồng lao động. Trong đó, người sử dụng lao động đóng 3%; người lao động đóng 1,5%. Tiền lương tháng đóng BHYT là tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc.
Do đó, mức đóng BHYT sẽ tăng tương ứng với mức tăng của mức lương tháng đóng BHXH.
(6) Tăng mức đóng bảo hiểm thất nghiệp:
Cụ thể, tại khoản 2 Điều 15 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định:
+ Người lao động đóng BHTN theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng BHTN là tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc.
+ Trường hợp mức tiền lương tháng của người lao động cao hơn 20 tháng lương tối thiểu vùng thì mức tiền lương tháng đóng BHTN bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng.
Tương tự như việc đóng BHXH bắt buộc, mức đóng BHTN cũng phụ thuộc vào tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH. Do đó, khi lương tối thiểu vùng tăng, mức đóng BHTN cũng sẽ tăng.
(7) Tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa:
Cụ thể, tại khoản 1 Điều 50 Luật Việc làm 2013 quy định:
Mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
...
Do đó, khi lương tối thiểu vùng tăng, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa của người lao động cũng được điều chỉnh tăng.
(8) Gây thiệt hại lớn hơn mới phải bồi thường
Cụ thể, tại khoản 1 Điều 129 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Bồi thường thiệt hại
1. Người lao động làm hư hỏng dụng cụ, thiết bị hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật hoặc nội quy lao động của người sử dụng lao động.
Trường hợp người lao động gây thiệt hại không nghiêm trọng do sơ suất với giá trị không quá 10 tháng lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố được áp dụng tại nơi người lao động làm việc thì người lao động phải bồi thường nhiều nhất là 03 tháng tiền lương và bị khấu trừ hằng tháng vào lương theo quy định tại khoản 3 Điều 102 của Bộ luật này.
...
Do đó, khi lương tối thiểu vùng tăng thì giá trị tài sản thiệt hại phải lớn hơn thì người lao động mới phải bồi thường.
(9) Tăng tiền đoàn phí công đoàn
Cụ thể, tại khoản 1 Điều 23 Quy định quản lý tài chính, tài sản công đoàn; thu, phân phối nguồn thu và thưởng, phạt thu nộp tài chính công đoàn do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1908/QĐ-TLĐ năm 2016 như sau:
Đối tượng, mức đóng, tiền lương làm căn cứ đóng đoàn phí
1. Đoàn viên ở các công đoàn cơ sở cơ quan nhà nước; Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân; đơn vị sự nghiệp hưởng lương theo bảng lương, bậc lương do Nhà nước quy định: mức đóng đoàn phí hàng tháng bằng 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về Bảo hiểm xã hội.
Tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương cấp bậc, chức vụ, lương theo hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề. Khi tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thay đổi thì tiền lương làm căn cứ đóng đoàn phí công đoàn thay đổi theo quy định của pháp luật về Bảo hiểm xã hội.
...
Căn cứ trên quy định hàng tháng, người lao động là đoàn viên công đoàn phải đóng đoàn phí bằng 1% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH.
Do đó, khi lương tối thiểu vùng tăng làm ảnh hưởng đến tiền lương làm căn cứ đóng BHXH thì số tiền đóng đoàn phí công đoàn của người lao động cũng sẽ tăng.
Thế nào là lương tối thiểu vùng?
Hiện nay, tại Bộ luật Lao động 2019 chỉ đưa ra định nghĩa về mức lương tối thiểu. Mức lương này được xác lập theo vùng, ấn định theo tháng, giờ.
Cụ thể tại khoản 1 Điều 91 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Mức lương tối thiểu
1. Mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
...
Như vậy, có thể hiểu lương tối thiểu vùng là mức lương thấp nhất để người sử dụng lao động trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo tình hình thực hiện cam kết theo đề án thành lập trường đại học, phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học mới nhất?
- Mẫu đề án sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục đại học mới nhất? Tải mẫu đề án sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục đại học?
- Trình tự thủ tục gia hạn sử dụng đất khi hết thời hạn sử dụng đất mà người xin gia hạn sử dụng đất là cá nhân, cộng đồng dân cư ra sao?
- Hướng dẫn CSGT phát hiện vi phạm hành chính thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ từ 1/1/2025 ra sao?
- Cách xác thực tài khoản mạng xã hội FB trên máy tính từ ngày 25 12 nhanh chóng nhất theo quy định?