Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông phạt bao nhiêu theo Nghị định 168 mới nhất?
Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông phạt bao nhiêu theo Nghị định 168 mới nhất?
Chi tiết mức phạt lỗi không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông theo Nghị định 168 mới nhất như sau:
(1) Xe ô tô, xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ và các loại xe tương tự xe ô tô
Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông sẽ bị phạt tiền từ 18 triệu đồng đến 20 triệu đồng và trường hợp gây tai nạn giao thông sẽ bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 22 triệu đồng.
(Theo quy định tại điểm b khoản 9 và điểm b khoản 10 Điều 6 Nghị định 168/2024/NĐ-CP)
(2) Đối với xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy
Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
Trường hợp gây tai nạn giao thông sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng.
(Theo điểm c khoản 7 và điểm b khoản 10 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP)
(3) Đối với xe máy chuyên dùng:
Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông sẽ bị phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
Trường hợp gây tai nạn sẽ bị phạt tiền từ 14.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng.
(Theo điểm c khoản 7 và điểm d khoản 8 Điều 8 Nghị định 168/2024/NĐ-CP)
(4) Đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy người điều khiển xe thô sơ khác
Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông sẽ bị phạt tiền từ 150.000 đến 250.000 đồng.
(Theo điểm đ khoản 2 Điều 9 Nghị định 168/2024/NĐ-CP)
(5) Đối với người đi bộ
Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông sẽ bị phạt tiền từ 150.000 đồng đến 250.000 đồng.
(Theo điểm b khoản 1 Điều 10 Nghị định 168/2024/NĐ-CP)
Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông phạt bao nhiêu theo Nghị định 168 mới nhất? (Hình từ Internet)
Thứ tự ưu tiên của việc chấp hành hiệu lệnh của tín hiệu đèn giao thông?
Căn cứ theo Điều 11 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định:
Chấp hành báo hiệu đường bộ
1. Báo hiệu đường bộ bao gồm: hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; đèn tín hiệu giao thông; biển báo hiệu đường bộ; vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường; cọc tiêu, tường bảo vệ, rào chắn, đinh phản quang, tiêu phản quang, cột Km, cọc H; thiết bị âm thanh báo hiệu đường bộ.
2. Người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành báo hiệu đường bộ theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống dưới như sau:
a) Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;
b) Tín hiệu đèn giao thông;
c) Biển báo hiệu đường bộ;
d) Vạch kẻ đường và các dấu hiệu khác trên mặt đường;
đ) Cọc tiêu, tường bảo vệ, rào chắn, đinh phản quang, tiêu phản quang,
cột Km, cọc H;
e) Thiết bị âm thanh báo hiệu đường bộ.
...
Như vậy, phải ưu tiên chấp hành hiệu lệnh của tín hiệu đèn giao thông, trừ trường hợp có hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
Lưu ý:
Theo khoản 4 Điều 11 Luật Trật tự, an toàn giao thông 2024, tín hiệu đèn giao thông có 03 màu, gồm: màu xanh, màu vàng, màu đỏ; có hiển thị thời gian hoặc không hiển thị thời gian.
Người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành như sau:
+ Tín hiệu đèn màu xanh là được đi; trường hợp người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang đi ở lòng đường, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải giảm tốc độ hoặc dừng lại nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường;
+ Tín hiệu đèn màu vàng phải dừng lại trước vạch dừng; trường hợp đang đi trên vạch dừng hoặc đã đi qua vạch dừng mà tín hiệu đèn màu vàng thì được đi tiếp; trường hợp tín hiệu đèn màu vàng nhấp nháy, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ được đi nhưng phải quan sát, giảm tốc độ hoặc dừng lại nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường hoặc các phương tiện khác;
+ Tín hiệu đèn màu đỏ là cấm đi.
09 Dạng đèn tín hiệu giao thông?
09 Dạng đèn tín hiệu giao thông hiện nay được quy định tại Mục A.1 Phụ lục A Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2024/BGTVT ban hành kèm theo Thông tư 51/2024/TT-BGTVT như sau:
Trong đó:
- Dạng đèn 1 Kiểu 1 là dạng đèn thường dùng, có 3 đèn tín hiệu xanh - vàng - đỏ. Ngoài ra còn các kiểu 2, 3, 4 các loại đèn báo hiệu cho phép ngoài đèn chính còn đèn mũi tên báo hiệu cho phép xe đi thẳng hoặc rẽ trái, rẽ phải, quay đầu.
- Dạng đèn 2 bao gồm các kiểu đèn ba màu hình mũi tên nhằm điều khiển các phương tiện theo các hướng cụ thể.
- Dạng đèn 3: Bên trái là đèn 2 mũi gạch chéo màu đỏ, bên phải là đèn mũi tên màu xanh. Khi tín hiệu màu đỏ sáng, các phương tiện phải dừng lại, khi đèn màu xanh sáng, các phương tiện được phép đi theo hướng mũi tên.
- Dạng đèn 4: Đèn tín hiệu 2 màu, xanh và đỏ. Kiểu 1 là đèn dạng đứng: tín hiệu đỏ ở trên, tín hiệu xanh ở dưới; Kiểu 2 là đèn dạng nằm ngang: đèn đỏ bên trái, đèn xanh bên phải. Tín hiệu màu đỏ các phương tiện dừng lại, tín hiệu màu xanh các phương tiện được đi.
- Dạng đèn 5: Đèn tín hiệu một màu đỏ. Kiểu 1 là đèn tròn, kiểu 2 là đèn chữ thập.Khi đèn sáng cấm đi, đặt phía sau nút giao theo chiều đi.
- Dạng đèn 6 gồm 4 tín hiệu màu trắng có đường kính từ 80 mm đến 100 mm: bảng bố trí đèn tín hiệu.
- Dạng đèn 7 là đèn tín hiệu điều khiển người đi bộ, người đứng màu đỏ, người đi màu xanh. Khi tín hiệu đỏ sáng, người đi bộ không được phép đi, khi tín hiệu xanh sáng, người đi bộ được phép đi trong phần đường dành cho người đi bộ. Kiểu 1: Tín hiệu đỏ bên trái, tín hiệu xanh bên phải; Kiểu 2: tín hiệu đỏ ở trên, tín hiệu xanh ở dưới.
- Dạng đèn 8 là đèn đếm lùi dùng để hỗ trợ cho các phương tiện giao thông biết thời gian có hiệu lực của tín hiệu đèn. Chữ số trên đèn đếm lùi phải hiển thị được ở 2 trạng thái màu xanh và màu đỏ. Khi tín hiệu xanh, chữ số màu xanh, khi tín hiệu đỏ, chữ số màu đỏ. Kiểu 1 thường sử dụng cho đèn ở vị trí thấp, kiểu 2 dùng cho đèn ở vị trí cao hoặc ở phía bên kia nút giao.
- Dạng đèn 9 là đèn sử dụng để cảnh báo nguy hiểm: đèn nhấp nháy có dạng hình tròn hoặc đèn hình chữ có nội dung cảnh báo nguy hiểm. Nội dung của chữ có thể thay đổi tùy theo yêu cầu cần cảnh báo. Chu kỳ nháy của đèn phải phù hợp để gây chú ý nhưng vẫn phải cho người điều khiển phương tiện đọc được nội dung cần cảnh báo.
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/BA/08022025/khong-chap-hanh-hieu-lenh.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/TLV/11-02-2025/tin-hieu-giao-thong.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/phapluat/2022-2/PTTQ/11022025/loi-vuot-xe-khong-dung-quy-dinh-1q.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/TLV/11-02-2025/ham-duong-bo.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//phap-luat/2022-2/PTT/11022025/lan-khan-cap-cao-toc-la-gi-khi-nao-duoc-di-vao-lan-khan-cap-tren-cao-toc.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//phap-luat/2022-2/BA/18012025/nong-do.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//phap-luat/2022-2/BA/18012025/cho-cho-bang-xe-may-co-bi-phat-khong.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//phap-luat/2022-2/BA/16012025/thoi-gian-den-xanh-den-do.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/BA/02012025/di-nguoc-chieu.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/BA/02012025/tha-2-tay.jpg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
![](https://cdn.thuvienphapluat.vn/images/new.gif)
- Mẫu đơn đăng kí học thêm của học sinh mới nhất 2025? Tải về mẫu đơn đăng kí học thêm của học sinh mới nhất 2025 ở đâu?
- Mẫu số 3b Hồ sơ mời thầu xây lắp qua mạng một giai đoạn hai túi hồ sơ theo Thông tư 22 mới nhất?
- Viết đoạn văn về nhân vật văn học lớp 4? Yêu cầu cần đạt về viết của học sinh lớp 4 ra sao?
- Phần mềm HTKK 5.2.7 mới nhất đáp ứng Nghị quyết 174/2024/QH15 về giảm 2% thuế GTGT 2025? Tải về ở đâu?
- Người ngồi sau xe máy có phải là người tham gia giao thông? Quy định đối với người ngồi sau xe máy?