Nguyên tắc lắp đặt đèn tín hiệu giao thông là gì? Đèn tín hiệu giao thông màu vàng có được đi hay không?
Nguyên tắc lắp đặt đèn tín hiệu giao thông là gì?
Nguyên tắc lắp đặt đèn tín hiệu giao thông đường bộ được quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật Đường bộ 2024 như sau:
- Mặt đèn quay về hướng đối diện chiều đi và phải đặt ở vị trí để người tham gia giao thông đường bộ dễ quan sát;
- Thứ tự lắp đặt đèn tín hiệu giao thông theo chiều thẳng đứng: đèn đỏ ở trên, đèn vàng ở giữa và đèn xanh ở dưới;
- Thứ tự lắp đặt đèn tín hiệu giao thông theo chiều ngang: đèn đỏ ở phía bên trái, đèn vàng ở giữa và đèn xanh ở phía bên phải theo chiều đi;
- Hệ thống đèn tín hiệu giao thông sau khi lắp đặt xong phải được chủ đầu tư, cơ quan quản lý đường bộ tổ chức vận hành thử phù hợp với yêu cầu tổ chức giao thông trên đường bộ trước khi nghiệm thu, đưa vào khai thác.
Nguyên tắc lắp đặt đèn tín hiệu giao thông là gì? Đèn tín hiệu giao thông màu vàng có được đi hay không? (Hình từ Internet)
Lực lượng Cảnh sát giao thông có trách nhiệm gì khi quản lý, vận hành hệ thống đèn tín hiệu giao thông đường bộ?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Thông tư 69/2024/TT-BGTVT thì hệ thống đèn tín hiệu giao thông đường bộ phải được kết nối dữ liệu với Trung tâm chỉ huy giao thông để đáp ứng các yêu cầu về quản lý, điều hành, chỉ huy, chỉ đạo và thống kê trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
Và, khi quản lý, vận hành hệ thống đèn tín hiệu giao thông đường bộ, lực lượng Cảnh sát giao thông có trách nhiệm như sau:
- Tham mưu, đề xuất, kiến nghị về chính sách quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng, phát triển hệ thống đèn tín hiệu giao thông đường bộ phù hợp với tổ chức, hạ tầng giao thông;
Vận hành, khai thác có hiệu quả các thiết bị của hệ thống đèn tín hiệu giao thông đường bộ, nghiên cứu áp dụng điều khiển giao thông thông minh;
- Bố trí lực lượng theo dõi, cập nhật tình hình trật tự, an toàn giao thông và thông tin có liên quan trên các tuyến giao thông đường bộ để kịp thời điều chỉnh chu kỳ tín hiệu đèn giao thông cho phù hợp;
Phối hợp với các lực lượng làm nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên tuyến, địa bàn để chỉ huy, điều khiển, phân luồng giao thông khi có xe ưu tiên lưu thông hoặc phát hiện ùn tắc, tai nạn, sự cố về giao thông và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông.
- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra tình hình hoạt động của hệ thống đèn tín hiệu giao thông đường bộ để báo cáo, đề xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền việc bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế kịp thời khi phát hiện hư hỏng, bảo đảm hệ thống hoạt động ổn định, liên tục.
Đèn tín hiệu giao thông màu vàng có được đi hay không?
Căn cứ vào khoản 4 Điều 11 Luật Trật tự, an toàn giao thông 2024 có quy định
Chấp hành báo hiệu đường bộ
...
4. Tín hiệu đèn giao thông có 03 màu, gồm: màu xanh, màu vàng, màu đỏ; có hiển thị thời gian hoặc không hiển thị thời gian. Người tham gia giao thông đường bộ phải chấp hành như sau:
a) Tín hiệu đèn màu xanh là được đi; trường hợp người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang đi ở lòng đường, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải giảm tốc độ hoặc dừng lại nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường;
b) Tín hiệu đèn màu vàng phải dừng lại trước vạch dừng; trường hợp đang đi trên vạch dừng hoặc đã đi qua vạch dừng mà tín hiệu đèn màu vàng thì được đi tiếp; trường hợp tín hiệu đèn màu vàng nhấp nháy, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ được đi nhưng phải quan sát, giảm tốc độ hoặc dừng lại nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường hoặc các phương tiện khác;
c) Tín hiệu đèn màu đỏ là cấm đi.
5. Báo hiệu của biển báo hiệu đường bộ được quy định như sau:
a) Biển báo cấm để biểu thị các điều cấm;
b) Biển báo nguy hiểm để cảnh báo các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra;
c) Biển hiệu lệnh để báo hiệu lệnh phải thi hành;
d) Biển chỉ dẫn để chỉ dẫn hướng đi hoặc các điều cần biết;
đ) Biển phụ để thuyết minh bổ sung cho biển báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh và biển chỉ dẫn.
...
Theo đó, khi đèn tín hiệu giao thông có màu vàng thì người tham gia giao thông đường bộ phải dừng lại trước vạch dừng; trường hợp đang đi trên vạch dừng hoặc đã đi qua vạch dừng mà tín hiệu đèn màu vàng thì được đi tiếp.
Trường hợp tín hiệu đèn màu vàng nhấp nháy, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ được đi nhưng phải quan sát, giảm tốc độ hoặc dừng lại nhường đường cho người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường hoặc các phương tiện khác.
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/BA/08022025/khong-chap-hanh-hieu-lenh.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/TLV/11-02-2025/tin-hieu-giao-thong.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/TLV/10-02-2025/giao-thong-duong-bo.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//phap-luat/2022-2/BA/16012025/thoi-gian-den-xanh-den-do.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/TLV/10-02-2025/dung-xe-kiem-tra.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//phap-luat/2022-2/BA/08022025/van-hoa-ung-xu-canh-sat-giao-thong.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/QD/250201/un-tac-giao-thong.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/QD/250201/chi-huy-giao-thong-duong-bo.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/NTTX/07022025/hoat-dong-tuan-tra-kiem-soat-an-toan-giao-thong.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/NTTX/07022025/luc-luong-tuan-tra-kiem-soat-an-toan-giao-thong.jpg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
![](https://cdn.thuvienphapluat.vn/images/new.gif)
- Mẫu đơn đăng kí học thêm của học sinh mới nhất 2025? Tải về mẫu đơn đăng kí học thêm của học sinh mới nhất 2025 ở đâu?
- Mẫu số 3b Hồ sơ mời thầu xây lắp qua mạng một giai đoạn hai túi hồ sơ theo Thông tư 22 mới nhất?
- Viết đoạn văn về nhân vật văn học lớp 4? Yêu cầu cần đạt về viết của học sinh lớp 4 ra sao?
- Phần mềm HTKK 5.2.7 mới nhất đáp ứng Nghị quyết 174/2024/QH15 về giảm 2% thuế GTGT 2025? Tải về ở đâu?
- Người ngồi sau xe máy có phải là người tham gia giao thông? Quy định đối với người ngồi sau xe máy?