Khoa gây mê hồi sức hoàn chỉnh gồm những bộ phận nào? Các chức danh chuyên môn thực hiện việc gây mê hồi sức gồm những chức danh nào?
Khoa gây mê hồi sức hoàn chỉnh gồm những bộ phận nào?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 13/2012/TT-BYT quy định về cơ cấu tổ chức như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Khoa gây mê - hồi sức hoàn chỉnh gồm các bộ phận sau:
a) Hành chính;
b) Khám trước gây mê;
c) Phẫu thuật;
d) Hồi tỉnh;
đ) Hồi sức ngoại khoa;
e) Chống đau.
2. Bệnh viện hạng đặc biệt, hạng I phải tổ chức khoa gây mê - hồi sức hoàn chỉnh theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Bệnh viện hạng II phải tổ chức khoa gây mê - hồi sức với tối thiểu gồm 04 bộ phận theo quy định tại Điểm a, Điểm c, Điểm d và Điểm đ Khoản 1 Điều này.
4. Bệnh viện hạng III, hạng IV hoặc chưa phân hạng nếu chưa có khoa gây mê - hồi sức phải bố trí tối thiểu 02 bộ phận quy định tại Điểm c và Điểm d Khoản 1 Điều này thuộc một khoa lâm sàng có thực hiện phẫu thuật, thủ thuật.
5. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác ngoài quy định tại Khoản 2, Khoản 3 và Khoản 4 Điều này nếu được phép thực hiện phẫu thuật, thủ thuật thì phải bảo đảm hoạt động gây mê - hồi sức theo đúng quy định chuyên môn kỹ thuật được quy định tại Thông tư này.
Theo quy định trên, khoa gây mê hồi sức hoàn chỉnh gồm bộ phận hành chính, khám trước gây mê, phẫu thuật, hồi tỉnh, hồi sức ngoại khoa và bộ phận chống đau.
Khoa gây mê hồi sức (Hình từ Internet)
Các chức danh chuyên môn thực hiện việc gây mê hồi sức gồm những chức danh nào?
Theo Điều 5 Thông tư 13/2012/TT-BYT quy định về các chức danh chuyên môn thực hiện việc gây mê - hồi sức như sau:
Các chức danh chuyên môn thực hiện việc gây mê - hồi sức
1. Bác sỹ gây mê - hồi sức là bác sỹ đã được đào tạo về chuyên khoa gây mê - hồi sức từ 18 tháng trở lên và được cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
2. Điều dưỡng viên gây mê - hồi sức là điều dưỡng viên có văn bằng chuyên khoa gây mê - hồi sức và được cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
3. Kỹ thuật viên gây mê - hồi sức là kỹ thuật viên có văn bằng chuyên khoa gây mê - hồi sức và được cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
4. Điều dưỡng bộ phận phẫu thuật là điều dưỡng viên có giấy xác nhận đã được đào tạo về điều dưỡng phẫu thuật và được cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.
Theo đó, các chức danh chuyên môn thực hiện việc gây mê hồi sức gồm những chức danh sau:
+ Bác sĩ gây mê hồi sức.
+ Điều dưỡng viên gây mê hồi sức.
+ Kỹ thuật viên gây mê hồi sức.
+ Điều dưỡng bộ phận phẫu thuật.
Việc bố trí nhân lực khoa gây mê hồi sức được quy định thế nào?
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư 13/2012/TT-BYT về bố trí nhân lực như sau:
Bố trí nhân lực
Nhân lực của khoa gây mê - hồi sức được bố trí ở các bộ phận như sau:
1. Hành chính: gồm điều dưỡng viên trưởng của khoa và nhân viên hành chính. Số lượng nhân viên hành chính do giám đốc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định trên cơ sở đề nghị của trưởng khoa gây mê - hồi sức.
2. Khám trước gây mê: tối thiểu gồm 01 (một) bác sỹ gây mê - hồi sức, 01 (một) điều dưỡng viên gây mê - hồi sức và 01 (một) hộ lý.
3. Phẫu thuật: nhân lực cho mỗi ca phẫu thuật tối thiểu gồm 01 (một) bác sỹ gây mê - hồi sức, 01 (một) điều dưỡng viên gây mê - hồi sức, 01 (một) điều dưỡng viên làm nhiệm vụ dụng cụ, 01 (một) điều dưỡng viên làm nhiệm vụ vòng ngoài và 01 (một) hộ lý.
4. Hồi tỉnh: tối thiểu gồm 01 (một) bác sỹ gây mê - hồi sức, điều dưỡng viên (số lượng điều dưỡng viên tuỳ thuộc vào số giường hồi tỉnh với tỷ lệ 02 (hai) điều dưỡng viên phụ trách 05 giường bệnh) và 01 (một) hộ lý.
5. Hồi sức ngoại khoa: tối thiểu gồm 01 (một) bác sỹ gây mê - hồi sức phụ trách 03 giường bệnh, 1,5 điều dưỡng viên phụ trách 01 giường bệnh và 01 (một) hộ lý.
6. Chống đau: tối thiểu gồm 01 (một) bác sĩ gây mê - hồi sức, điều dưỡng viên (số lượng điều dưỡng tùy thuộc vào số giường bệnh, tỷ lệ 01 (một) (điều dưỡng viên phụ trách 02 giường bệnh) và 01 (một) hộ lý.
7. Các chức danh trên có thể làm việc kiêm nhiệm ở các bộ phận khác nhau tùy thuộc nhân lực thực tế của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng phải phù hợp với chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
Như vậy, việc bố trí nhân lực khoa gây mê hồi sức được thực hiện theo quy định tại Điều 6 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ như thế nào theo quy định của Luật Đất đai mới?
- Đối tượng áp dụng Luật Hải quan là ai? Công chức hải quan có nhiệm vụ hướng dẫn người khai hải quan?
- Sĩ quan là gì? Những việc sĩ quan không được làm là những việc nào theo quy định của pháp luật?
- Danh mục vị trí công tác thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo phải định kỳ chuyển đổi theo Thông tư 19/2024 thế nào?
- Phê duyệt và ký hợp đồng thực hiện đề tài cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ ngày 5/1/2025 như thế nào?